acme_of_rock

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
Hệ thống hóa quá trình hình thành và phát triển của khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc; Trình bày tình hình thương mại và đầu tư của Trung Quốc đối với ASEN trong giai đoạn từ năm 2002-2006 sau khi thành lập CAFTA. Đánh giá những thành tựu, hạn chế và những cơ hội, thách thức đối với CAFTA từ nay đến năm 2010; Phân tích quan hệ thương mại Việt-Trung dưới ảnh hưởng thành lập Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc-ASEAN và một số giải pháp để Việt Nam được hưởng các lợi ích kinh tế từ quan hệ thương mại với Trung Quốc cũng như các nước ASEAN trong bối cảnh CAFTA
Luận văn ThS. Quốc tế học -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Toàn cầu hoá và khu vực hoá kinh tế thế giới ngày nay đang trở thành trào lƣu
quốc tế. Hiện trên thế giới có khoảng 172 khu mậu dịch tự do, tổng kim ngạch
thƣơng mại nội khối của các khu vực này chiếm trên 50% tổng kim ngạch trao đổi
thƣơng mại toàn cầu. Điều đó chứng tỏ, qua những ƣu đãi mà các thành viên trong
khu vực mậu dịch tự do dành cho nhau, các bên sẽ có không gian rộng hơn để phát
triển kinh tế nƣớc mình, đồng thời đóng góp vào sự phát triển chung của khối, xu
hƣớng này ngày càng đƣợc nhiều quốc gia lựa chọn. Trung Quốc và ASEAN cũng
không nằm ngoài xu thế này, chỉ có hoà nhập mới có thể phát triển đƣợc. Với vị trí
địa lý liền kề, giao thƣơng đã phát triển từ thời xa xƣa, ngày nay, quan hệ kinh tế,
chính trị láng giềng hữu nghị tốt đẹp đã tạo cơ sở vững chắc để hai bên đi đến
quyết định thành lập khu vực mậu dịch tự do.
Năm 2001, Thủ tƣớng Trung Quốc Chu Dung Cơ đã đề ra ý tƣởng thành lập
Khu mậu dịch tự do Trung Quốc – ASEAN (CAFTA) và ngày 4/11/2002 tại Hội
nghị thƣợng đỉnh ASEAN-Trung Quốc lần thứ 6, hai bên đã chính thức ký kết
Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện, trong đó đề cập tới việc thành lập
khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc- ASEAN vào năm 2010. Việc thành lập khu
mậu dịch tự do Trung Quốc- ASEAN sẽ tạo điều kiện cho cả hai thực thể phát triển
và tăng cƣờng quan hệ hữu nghị, tạo điều kiện thúc đẩy hợp tác và phát triển kinh
tế, mở rộng không gian thƣơng mại và đầu tƣ. Thông qua hợp tác toàn diện về kinh
tế, các bên sẽ điều chỉnh kết cấu ngành nghề cho phù hợp, từ đó nâng cao sức cạnh
tranh của mình trên thị trƣờng quốc tế, có lợi cho việc phát triển kinh tế trong khu
vực. Làm thế nào phát huy đƣợc những nhân tố có lợi, hạn chế những tác động tiêu
cực của khu vực mậu dịch tự do trong bối cảnh toàn cầu hoá và khu vực hoá đang
diễn ra mạnh mẽ nhƣ hiện nay, từ đó đánh giá tác động của CAFTA đối với Việt Nam, quan hệ thƣơng mại Việt-Trung trong bối cảnh CAFTA, tăng cƣờng tận
dụng những lợi ích do CAFTA đem lại, để Việt Nam hội nhập thành công hơn
trong khu vực và trên thế giới. Đề tài “Quá trình hình thành Khu vực mậu dịch
tự do Trung Quốc- ASEAN và tác động tới thƣơng mại và đầu tƣ của Trung
Quốc đối với ASEAN” đƣợc lựa chọn nghiên cứu sẽ đáp ứng yêu cầu thực tiễn
cấp bách của các ban ngành quản lý nhà nƣớc nói chung và của các doanh nghiệp
Việt Nam nói riêng trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực cũng nhƣ hoà
nhập vào quỹ đạo của nền kinh tế quốc tế.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƢỚC
Những năm 80 thế kỷ 20, cùng với sự phát triển nhanh chóng trong quan hệ
kinh tế, đề tài quan hệ kinh tế Trung Quốc- ASEAN dần trở thành tâm điểm chú ý
của giới học giả trong và ngoài nƣớc, tuy nhiên, các công trình trong thời gian này
còn ít. Đến những năm 90 thế kỷ 20, quan hệ Trung Quốc- ASEAN bƣớc vào giai
đoạn phát triển toàn diện và ổn định hơn, các công trình nghiên cứu cũng nhiều
hơn về số lƣợng và đi sâu vào nhiều lĩnh vực. Bƣớc vào những năm đầu thế kỷ 21,
Trung Quốc- ASEAN ký hiệp định thành lập Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc
ASEAN đã thu hút sự chú ý của đông đảo giới học giả Việt Nam, Trung Quốc, các
nƣớc ASEAN cũng nhƣ học giả phƣơng Tây. Qua khảo sát các công trình nghiên
cứu đi trƣớc, chúng tui xin tổng kết một số khuynh hƣớng nghiên cứu chính nhƣ
sau:
2.1. Quá trình hình thành CAFTA và ý nghĩa chiến lƣợc của nó.
Sau khi Trung Quốc và ASEAN quyết định thành lập CAFTA, nhiều nghiên
cứu đã đƣợc công bố, tập trung đánh giá quá trình hình thành CAFTA và ý nghĩa
chiến lƣợc cả về mặt kinh tế lẫn chính trị. Có thể kể ra những công trình nhƣ: “Bàn
về triển vọng và thách thức của “Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc-ASEAN”
của tác giả Triệu Xuân Minh và Lƣu Chấn Lâm, “Hƣớng tới FTA-Chiến lƣợc và đối sách xây dựng khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc-ASEAN” do tác giả Diệp
Phổ Thanh chủ biên, “Trung Quốc-ASEAN, “China and ASEAN-Renavigating
Relations for a 21 st-Century Asia” của Alice D.Ba ….
Trong đó, điển hình là cuốn sách “Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc
ASEAN và Quảng Tây” do Cổ Tiểu Tùng chủ biên ra đời ngay sau khi Trung
Quốc và ASEAN ký Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện vào tháng 11
năm 2002[53]. Các tác giả đã khái quát bức tranh toàn cảnh về quá trình hình thành
CAFTA, đồng thời, nêu lên ý nghĩa chiến lƣợc của việc thành lập khu vực mậu
dịch tự do Trung Quốc- ASEAN đối với các nƣớc thành viên. Theo các tác giả,
việc thành lập CAFTA có ý nghĩa kinh tế và chiến lƣợc quan trọng, sẽ tạo ra hiệu
quả thúc đẩy quan hệ kinh tế, thƣơng mại giữa hai bên, thúc đẩy có hiệu quả quan
hệ kinh tế, thƣơng mại song phƣơng phát triển. Thông qua số liệu thống kê tình
hình thƣơng mại, đầu tƣ giữa Trung Quốc- ASEAN ba quý đầu năm 2002, các tác
giả đã kết luận, kim ngạch thƣơng mại song phƣơng tăng trƣởng nhanh chóng, đạt
38,55 tỉ USD, tăng 27,5% so với cùng kì năm 2001, trong đó xuất khẩu của
ASEAN sang Trung Quốc tăng 27%, một số nƣớc tăng 50%, kim ngạch đầu tƣ
song phƣơng cũng tăng lên nhanh chóng. Ngoài ra, việc thành lập CAFTA còn có
ý nghĩa chiến lƣợc đặc biệt quan trọng, đó là gắn kết Trung Quốc và ASEAN thành
một chỉnh thể, từ đó nâng cao vị thế kinh tế của Trung Quốc và ASEAN trên
trƣờng quốc tế.
Trong bài viết của mình, Alice D. Ba cho rằng, đối với Trung Quốc, việc thành
lập CAFTA mang ý nghĩa về mặt chính trị nhiều hơn về mặt kinh tế. Với CAFTA,
Trung Quốc muốn thể hiện vai trò cƣờng quốc của mình ở châu Á, đồng thời làm
mờ nhạt vai trò của Mỹ ở khu vực [75].
Cùng chia sẻ mối quan tâm chung với học giả thế giới về việc thành lập
CAFTA và ý nghĩa chiến lƣợc của nó, học giả Việt Nam cũng đã có nhiều công
trình nghiên cứu về khía cạnh này, trong đó có các bài viết của Nguyễn Hồng Thu:
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top