Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế hiện nay, việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng
diễn ra ngày càng gay gắt và khốc liệt hơn để tại được vị thế của mình trên thị trường.
Để có thể tăng trưởng và hoạt động kinh doanh đem lại lợi nhuận thì mỗi doanh
nghiệp cần có sự quản lý chặt chẽ và tạo ra được lợi thế cho riêng mình. Để làm được
điều này đòi hỏi mỗi bộ phận trong doanh nghiệp phải có kế hoạch hoạt động riêng
nhằm thực hiện mục tiêu chung của cả doanh nghiệ. Quản trị và cung ứng nguyên vật
liệu cũng là một bộ phận trong nội bộ công ty, hoạt động quản trị và cung ứng nguyên
vật liệu có vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của công ty và ảnh hưởng trực
tiếp đến hiệu quả kinh doanh.
Mỗi doanh nghiệp khi tạo lợi thế riêng cho mình, ngoài các yếu tố khoa học kỹ
thuật, công nghệ, trình độ quản lý…thì nguyên vật liệu cũng là yếu tố hết sức quan

trọng tạo nên lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp. Nguyên vật liệu là một trong
những yếu tố cấu thành nên giá thành sản phẩm, trong cơ cấu giá thành sản phẩm thì
chi phí nguyên vật liệu thường chiếm từ 60% đến 70%. Chất lượng của nguyên vật
liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm và việc quản lý, sử dụng, tiết kiệm
nguyên vật liệu. Điều này ảnh hưởng đến biện pháp, phương hướng hạ giá thành và
tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
Công tác quản trị và cung ứng nguyên vật liệu tại các doanh nghiệp sản xuất
đóng vai trò hết sức quan trọng, do đó công ty TNHH nhà nước MTV Dệt 19-5 Hà nội
rất quan tâm, chú trọng đến công tác này nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng sản
phẩm, hạ giá thành, tăng khả năng cạnh tranh, nâng cao uy tín của công ty. Để thực
hiện tốt các mục tiêu đề ra, việc đáp ứng nguyên vật liệu đầy ddue và về số lượng, chất
lượng, chủng loại, cung ứng kịp thời là điều không thể thiếu để đảm bảo cho quá trình
sản xuất được diễn ra liên tục. Công ty đã có những biện pháp để nâng cao hiệu quả
quản trị cung ứng nguyên vật liệu, mặc dù vậy vẫn còn tồn tại một số nguyên nhân chủ
quan nên công tác này vẫn còn gặp nhiều khó khăn cần khắc phục.
Nhận thấy được vai trò và tầm quan trọng của nguyên vật liệu cũng như công tác
quản trị và cung ứng nguyên vật liệu nên em đã chọn đề tài: “ Hoàn thiện công tác
quản trị cung ứng nguyên vật liệu tại công ty TNHH nhà nước MTV Dệt 19-5 Hà
Nội” để hoàn thành chuyên đề thực tập.
Nội dung của chuyên đề bao gồm:
Chương I: Tổng quan về công ty TNHH nhà nước MTV Dệt 19-5 Hà Nội
Chương II: Thực trạng công tác quản trị cung ứng nguyên vật liệu tại công ty
TNHH nhà nước MTV Dệt 19-5 Hà Nội.
3
SV: Hoàng Thị Duyên
Lớp: Công nghiệp 50B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyễn Thị Hoài Dung
Chương III: Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị cung ứng nguyên vật liệu tại
công ty TNHH nhà nước MTV Dệt 19-5 Hà Nội.
Em xin chân thành Thank TS Nguyễn Thị Hoài Dung – giảng viên trường Đại
học Kinh tế Quốc dân đã giúp đỡ, hướng dẫn em hoàn thành bài viết này. Bên cạnh đó
em cũng xin gửi lời Thank đến toàn thể cán bộ, nhân viên Công ty Dệt 19-5 đã tạo
điều kiện và chỉ bảo cho em để em có thể hoàn thành được quá trình thực tập tại công
ty. Trong quá trình hoàn thiện bài viết, do còn hạn chế về kinh nghiệm thực tế và bước
đầu làm quan với công tác thực tiễn nên em còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận
được sự góp ý của TS Nguyễn Thị Hoài Dung cùng các thầy cô giáo trong khoa và các
cán bộ của Công ty Dệt 19-5 để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2012
Sinh viên
Hoàng Thị Duyên

4
SV: Hoàng Thị Duyên
Lớp: Công nghiệp 50B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyễn Thị Hoài Dung
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MTV DỆT 19-5
HÀ NỘI
I. Giới thiệu chung về công ty
1. Tên công ty
Tên công ty: Công ty TNHH nhà nước MTV Dệt 19-5 Hà Nội.
Tên tiếng anh: Hanoi May 18 Textile Company.
Tên giao dịch: Hatexco
2. Địa chỉ giao dịch
Địa chỉ: Số 203 – Nguyễn Huy Tưởng – Thanh Xuân – Hà Nội.
Điện thoại: 0483.584.551 – 048.584.616
Fax: 045855392
Email: [email protected]
Số đăng kí kinh doanh:108747 cấp ngày 28/7/1993
Mã số thuế: 0100.100.485-1 do cục thuế thành phố Hà Nội cấp
Webside: Hiện đang được xây dựng để chuẩn bị đưa vào hoạt động
Hiện nay công ty Dệt 19-5 Hà Nội có 4 cơ sở sản xuất chính và 2 liên doanh với nước
ngoài:
- Cơ sở 1: Tại 203 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội
- Cơ sở 2: Tại 89 Lĩnh Nam, Mai Động, Hoàng Mai, Hà Nội
- Cơ sở 3: Tại Thông Văn xã Thanh Liệt huyện Thanh Trì, Hà Nội
- Cơ sở 4: Tại khu công nghiệp Đồng Văn, Hà Nam
- Liên doanh 1: Công ty TNHH tập đoàn sản xuất hàng dệt may 19-5 được thành
lập năm 1993
- Liên doanh 2: Norfolk Hatexco được thành lập năm 2002
Có 5 nhà máy:
- Nhà máy dệt Hà Nội
- Nhà máy sợi Hà Nội
- Nhà máy may thêu Hà Nội
- Nhà máy dệt Hà Nam
- Nhà máy sợi Hà Nam
3. Hình thức pháp lý và ngành kinh doanh
a. Hình thức pháp lý
Công ty Dệt 19-5 Hà Nội là công ty TNHH nhà nước một thành viên
Tổng vốn pháp định là 32 tỷ đồng, tổng vốn diều lệ là 40 tỷ đồng.
Tổng giám đốc công ty: Ông Đỗ Văn Minh
Công ty TNHH nhà nước MTV Dệt 19-5 Hà Nội là doanh nghiệp 100% vốn nhà
nước, có tư cách pháp nhân đầy đủ, được đănh kí và hoạt động theo luật doanh
nghiệp và điều lệ tổ chức hoạt động của công ty TNHH nhà nước một thành viên.
b. Ngành nghề kinh doanh
Ngành nghề kinh doanh của công ty bao gồm:
- Kinh doanh các sản phẩm bông, vải sợi, may mặc và giầy dép các loại
- Hàng dệt thoi, dệt kim, hàng thêu và các sản phẩm phụ trợ
- Sản xuất và cung cấp hơi nước, nước nóng
5
SV: Hoàng Thị Duyên
Lớp: Công nghiệp 50B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyễn Thị Hoài Dung
- Xuất nhập khẩu các sản phẩm của công ty và sản phẩm liên doanh liên kết
- Nhập khẩu và mua bán máy móc thiết bị điện, điện tử, điện lạnh, tin học, thiết
bị viễn thông
- Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, cơ sở hạ tầng
- Đại lý mia, đại lý bán, ký gửi hàng hóa
- Cho thuê nhà xưởng, nhà ở, văn phòng, siêu thị, trung tâm thương mại, kho
tang, bến bãi và máy móc thiết bị
- Kinh doanh các ngành nghề khác căn cứ vào năng lực của công ty, nhu cầu của
thị trường và được luật pháp cho phép.
II. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty.
Được chia làm 4 giai đoạn như sau:
1. Giai đoạn 1: Từ năm 1959-1973
Công ty được thành lập vào tháng 5/1959 tại số 4 Hàng Chuối, Hà Nội. Tiền thân
của công ty được hợp nhất từ một số cơ sở dệt tư nhân và các hợp tác xã dệt khăn mặt,
bít tất, vải kaki, vải phin, popơlin…như Việt Thắng, Tây Hồ…do đó dây chuyền sản
xuất, máy móc thiết bị mang tính chất nhỏ lẻ, lạc hậu, năng suất và chất lượng thấp. Số
lượng công nhân thời điểm này có khoảng 250 người, sản lượng hàng năm luôn tăng
từ 10-15%.
2. Giai đoạn 2: Từ năm 1974-1988
Nhà máy được đổi tên thành xí nghiệp Dệt bạt Hà Nội theo quyết định của thành
phố Hà Nội với nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất cung cấp vải phục vụ Quốc phòng nên
sản lượng tiêu thụ và tài sản cố định luôn ổn định.
Năm 1980, xí nghiệp xây dựng cơ sở mới tại Nhân Chính – Thanh Xuân – Hà
Nội với tổng diện tích 4,5ha và chính thức đi vào hoạt động năm 1985. Vốn đầu tư ban
đầu khá lớn cùng với việc mua sắm thêm 100 máy dệt các loại của Tiệp Khắc nên
năng suất của nhà máy tăng lên đáng kể, sản lượng hàng năm hơn 1.8 triệu mét vải quy
chuẩn các loại. Số lượng công nhân viên tăng lên khoảng 250 người.
Năm 1983, nhà máy được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đổi tên thành nhà
máy dệt 19-5.
Năm 1988 nhà máy đưa vào sử dụng 209 máy dệt các loại với hơn 1500 công
nhân, hàng năm sản xuất ra 500 tấn sợi và 2,7 triệu mét vải quy chuẩn các loại. Đây là
giai đoạn mở rộng quy mô sản xuất có tính quyết định tới sự phát triển của công ty
trong giai đoạn sau.
3. Giai đoạn 3: Từ năm 1989-2004
6
SV: Hoàng Thị Duyên
Lớp: Công nghiệp 50B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyễn Thị Hoài Dung
Năm 1993, nhà máy dệt 19-5 được đổi tên thành công ty dệt 19-5 Hà Nội thuộc
sở Công nghiệp Hà Nội theo quyết định số 255/QĐ-UB ngày 08/07/1993 của Ủy ban
nhân dân thành phố Hà Nội.
Cũng trong năm 1993, công ty dệt 19-5 Hà Nội đã mạnh dạn góp vốn liên doanh
với nhà đầu tư Singapore để thành lập tập đoàn sản xuất hàng dệt may 19-5. Đây là
một trong những liên doanh đầu tiên trong ngành dệt may tại Việt Nam. Qua quá trình
hoạt động và phát triển, liên doanh này ngày càng lớn mạnh, góp phần giải quyết việc
làm cho hơn 600 lao động.
Năm 2002, công ty liên doanh với tập đoàn Norfolk, Singapore, thành lập nên
công ty Norfolk – Hatexco. Tháng 6/2002, công ty đã được tổ chức quốc tế QMS của
Autralia cấp chứng chỉ ISO 9002, khẳng định chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp
với khách hàng. Tháng 12/2002, công ty đã mở rộng quy mô kinh doanh sang lĩnh vực
may thêu với hơn 600.000 sản phẩm may/ năm và 1,5 triệu sản phẩm thêu/năm, tăng
giá trị xuất khẩu của công ty lên đến 180.000 USD.
4. Giai đoạn 4: Từ năm 2005 đến nay.
Đây là giai đoạn nền kinh tế nước ta đang trong quá trình phát triển và hội nhập
kinh tế thế giới, mở rộng quan hệ hợp tác kinh doanh với các nước khác. Ngày
11/01/2007 Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới – WTO, điều
này đã mở ra nhiều cơ hội cũng như thách thức với các doanh nghiệp trong nước và cả
ngành dệt may nước ta trong đó có công ty dệt 19-5 Hà Nội.
Ngày 13/05/2005 Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cho phép công ty dệt 19-5
Hà Nội đổi sang hình thức công ty TNHH nhà nước một thành viên theo quy định số
2903/QĐ-UB. Tháng 8/2005, công ty thành lập nhà máy dệt Hà Nam thuộc khu công
nghiệp Đồng Văn - Hà Nam với công suất 2 triệu mét vải/ năm. Hiện tại công ty đã có
2 nhà máy ở Hà Nam là nhà máy dệt Hà Nam và nhà máy sợi Hà Nam.
III. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty một số năm gần đây.
1. Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công
ty.
a. Thị trường và thị phần.
Thị trường
Dệt may là một trong những ngành sản xuất hàng tiêu dùng có lịch sử phát triển
lâu dài, công nghệ sản xuất không quá phức tạp, rào cản gia nhập ngành ít. Chính vì
thế thị trường dệt may có nhiều người mua và cũng nhiều người bán, cung cấp sản
phẩm ra thị trường. Với lượng cầu tương đối ổn định thì lượng tiêu thụ phụ thuộc chủ
yếu vào mẫu mã, chủng loại, chất lượng sản phẩm.
7
SV: Hoàng Thị Duyên
Lớp: Công nghiệp 50B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyễn Thị Hoài Dung
Thị trường chính của công ty bao gồm:
- Thị trường trong nước: sản phẩm của công ty được tiêu thụ chính cho các
công ty dệt may và giày da để làm nguyên liệu đầu vào cho các ngành này.
Hiện nay công ty có gần 100 khách hàng chủ yếu tập trung ở thành phố Hồ
Chí Minh do ngành may mặc ở đó phát triển. Thị trường miền Nam chiếm
tới 60% doanh thu hàng năm, chủ yếu là các loại vải bạt và vải dân dụng.
Thị trường miền Bắc có các khách hàng lớn như: Công ty giày Thượng
Đình, công ty giày Thụy Khuê, công ty cao su Hà Nội, công ty giày Phú
Thọ, công ty giày Việt Trì. Thị trường miền Nam có công ty giày hiệp
Hưng, công ty giày Cần Thơ, công ty giày An Giang, giày Sài Gòn.
- Thị trường xuất khẩu: Hiện nay công ty đã xuất khẩu sản phẩm ra rất nhiều
nước trên thế giới, chủ yếu là xuất khẩu sợi sang các nước chủ yếu là Trung
Quốc, Hàn Quốc, EU… Đồng thời các sản phẩm thêu gia công cũng được
xuất khẩu ra một số nước nhưng còn rất hạn chế. Ta có thể thấy được tỷ
trọng thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu qua bảng sau:
8
SV: Hoàng Thị Duyên
Lớp: Công nghiệp 50B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyễn Thị Hoài Dung
Bảng 1: Bảng so sánh tỷ trọng thị trường trong nước và xuất khẩu
Chỉ têu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Thị trường trong
nước
92% 88% 80% 78% 70%
Thị trường xuất
khẩu
8% 12% 20% 22% 30%
( Nguồn: Phòng kế hoạch thị trường )
Qua bảng trên cho thấy thị trường xuất khẩu của công ty có xu hướng tăng, ngày
càng được mở rộng. Điều này chứng tỏ công ty đang đẩy mạnh xuất khẩu, đưa sản
phẩm ra thị trường quốc tế và khẳng định vị thế của mình. Công ty đang cố gắng tăng
thị phần của thị trường xuất khẩu bằng cách đầu tư phát triển dây chuyền sản xuất hiện
đại từ nước ngoài để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị
trường. Kế hoạch công ty đề ra trong năm 2012 là nâng giá trị hàng hóa xuất khẩu ra
thị trường thế giới lên 30%.
Thị phần.
Là một doanh nghiệp hoạt động lâu năm trong nghề, hiện công ty Dệt 19-5 Hà
Nội đã xây dựng cho mình một vị thế khá vững chắc trên thị trường, thị phần của công
ty tương đối lợi thế so với các doanh nghiệp khác trong ngành, tạo ra lợi thế cạnh tranh
tương đối lớn giúp công ty luôn đứng vững trong những giai đoạn kinh tế khó khăn và
cạnh tranh gay gắt hiện nay.
Thị phần của công ty so với các đối thủ cạnh tranh thể hiện qua bảng số liệu dưới
đây:
Bảng 2: Bảng so sánh thị phần của một số doanh nghiệp trong ngành dệt may.
ST
T
Tên công ty
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Thị
phần
(%)
Vị
trí
Thị
phần
(%)
Vị
trí
Thị
phần
(%)
Vị
trí
Thị
phần
(%)
Vị
trí
1 Công ty Dệt 19-5 Hà Nội 15.5 3 16.5 3 22 2 19.7 2
2 Dệt Vĩnh Phú 21.8 1 21.8 1 18 1 22 1
3 Dệt Phong Phú 16.3 2 19.5 2 2 3 18.5 3
4 Dệt len Mùa Đông 0.9 8 2.7 7 1.9 7 1.8 8
9
SV: Hoàng Thị Duyên
Lớp: Công nghiệp 50B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyễn Thị Hoài Dung
5 Dệt kim Hà Nội 1.7 7 3.5 5 4 8 1.9 7
6 Dệt Minh Khai 5 5 1.4 8 4 5 3.8 5
7 Công ty Phương Nam 2.3 6 2.1 6 2.5 6 2.5 6
8 Nhuộm Tô Châu 13.4 4 14.5 4 14 4 13.8 4
( Nguồn: Phòng kế hoạch thị trường )
Số liệu phân tích trên cho thấy thị phần của công ty luôn giữ ở mức ổn định,
đứng vị trí thứ 2 sau công ty Dệt Vĩnh Phú và tăng lên qua các năm. Điều này chứng tỏ
công ty đang cố gắng phấn đấu đạt mục tiêu của mình là từng bước chiếm lĩnh thị
trường nội địa, tăng khả năng cạnh tranh và mở rộng quy mô sản xuất. Tuy nhiên, dệt
may là ngành có rào cản gia nhập ngành ít nên có rất nhiều doanh nghiệp mới tham gia
vào ngành, trong khi đó thị trường tiêu thụ thì có xu hướng ổn định và ít gia tăng.
Chính vì thế, công ty cần có chính sách hợp lý để giữ vững và gia tăng vị thế của
mình.
b. Các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Trong những năm gần đây, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới diễn ra đã gây khó
khăn cho tất cả các doanh nghiệp trong các lĩnh vực trong đó có cả công ty Dệt 19-5
Hà Nội. Mặc dù vậy công ty luôn cố gắng, chủ động trong mọi hoạt động sản suất kinh
doanh nên công ty không những đứng vững, vượt qua khó khăn mà còn liên tục phát
triển. Kết quả mà công ty đạt được được thể hiện rõ qua một số chỉ tiêu hiệu quả kinh
doanh như: lợi nhuận, chi phí, doanh thu…của một số năm gần đây. Các số liệu thống
kê được thể hiện ở bảng dưới đây:
10
SV: Hoàng Thị Duyên
Lớp: Công nghiệp 50B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyễn Thị Hoài Dung
Bảng 3: Một số chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty qua các năm.

Năm Chỉ tiêu
Đơn vị Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
KH
2012
Doanh thu thuần Tỷ đồng 373 462 534 605 695
Chi phí Tỷ đồng 371 456 524 594 681
Lợi nhuận thuần Tỷ đồng 2.1 4.9 7.7 8.85 11.0
Nộp ngân sách Tỷ đồng 0.5 1.2 1.9 2.2 3.45
Thu nhập bình
quân
Tr. đồng 1.8 2.1 2.5 2.8 3.5
Tổng số lao động Người 923 980 896 912 935
( Nguồn: Phòng tài vụ )
Từ kết quả ở bảng trên ta thấy doanh thu của công ty tăng dần qua các năm, năm
sau cao hơn năm trước với tốc độ tăng đều khoảng 15% mỗi năm. Năm 2009 tăng hơn
so với năm 2008 là 23.86% tương đương với 89 tỷ đồng; năm 2010 tăng hơn năm
2009 là 15.5% tương đương với 72 tỷ đồng và năm 2011 tăng hơn năm 2010 là 13.3 %
tương đương với 71 tỷ đồng. Hiện công ty đang phấn đấu đạt mục tiêu doanh thu năm
2012 là 695 tỷ đồng, tăng hơn so với năm 2011 là 15% tương đương với 90 tỷ đồng.
Sở dĩ công ty có được kết quả trên là do công ty đã tích cực đầu tư mua sắm máy móc,
đổi mới công nghệ và dây chuyền sản xuất, có sự nắm bắt nhu cầu khách hàng và thay
đổi theo thị hiếu tiêu dùng, đồng thời tăng cường phát triển và mở rộng thị trường xuất
khẩu ra các nước khác. Công ty đang tiếp tục đề ra những mục tiêu và chiến lược thực
hiện để đạt được doanh thu như kế hoạch đề ra.
Chi phí sản xuất của công ty cũng tăng qua các năm. Đây là điều hiển nhiên khi
công ty sản xuất nhiều hơn và tăng quy mô. Mặc dù vậy công ty vẫn đang tiếp tục áp
dụng những biện pháp để làm giảm chi phí nhằm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh
của công ty.
Lợi nhuận thuần có tốc độ gia tăng khá cao chứng tỏ công ty đang trên đường
phát triển rất tốt. Lợi nhuận năm 2008 là 2.1 tỷ đồng nhưng năm 2009 đã tăng gấp hơn
2 lần lên tới 4.9 tỷ đồng. Năm 2011 vừa qua công ty đạt 8.85 tỷ đồng và dự kiến trong
năm 2012 sẽ tăng lợi nhuận lên 11 tỷ đồng. Có được kết quả lợi nhuận cao và luôn gia
tăng qua các năm chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đã thích ứng kịp
thời với sự thay đổi của thị trường và đưa ra được chiến lược kinh doanh đúng
đắn.Đây là dấu hiệu khởi sắc đánh dấu bước phát triển của công ty trong thời gian qua
11
SV: Hoàng Thị Duyên
Lớp: Công nghiệp 50B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyễn Thị Hoài Dung
và là động lực để cỗ vũ inh thần làm việc của cán bộ công nhân viên trong công ty để
công ty ngày càng phát triển hơn nữa.
Sự phát triển của công ty không những đóng góp vào sự phát triển chung của nền
kinh tế đất nước mà hàng năm công ty còn đóng góp vào ngân sách nhà nước hàng tỷ
đồng. Cụ thể năm 2008 là 0.5 tỷ, năm 2009 tăng lên gấp hơn 2 lần là 1.2 tỷ đồng. Năm
2011 đóng góp 2.2 tỷ vào nguồn thu của nhà nước, dự kiến trong năm 2012 số đóng
góp này sẽ tăng lên 3.45 tỷ đồng.
Đi đôi với sự gia tăng về hiệu quả kinh doanh, công ty cũng không ngừng chăm
lo đến đời sống của cán bộ công nhân viên trong công ty. Thu nhập bình quân của
người lao động ngày càng được cải thiện. Cụ thể, năm 2008 thu nhập bình quân là 1.8
triệu đồng/ người/tháng thì đến năm 2010 đã tăng lên 2.5 triệu đồng/người/tháng và
năm 2011 là 2.8 triệu đồng/ người/tháng. Trong năm 2012 công ty đang cố gắng từng
bước cải thiện thu nhập cho người lao động, nâng mức thu nhập bình quân lên 3.5 triệu
đồng/ người/tháng để người lao động có thêm động lực làm việc, cống hiến hết mình
cho sự phát triển của công ty.
2. Nhận xét về kết quả sản xuất kinh doanh của công ty.
Trải qua hơn 50 năm tồn tại và phát triển, công ty Dệt 19-5 Hà Nội vẫn đang
ngày càng khẳng định vị thế của mình ở thị trường trong nước và từng bước tiến ra thị
trường quốc tế. Trong những năm gần đây, chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng
kinh tế thế giới nên không ít doanh nghiệp đã lâm vào cảnh khó khăn và xấu nhất là
ngừng hoạt động kinh doanh hay phá sản. Tuy vậy, công ty vẫn luôn giữ vững được
tốc độ tăng trưởng ổn định và đạt được nhiều thành quả đáng mừng. Cụ thể, kết quả
hoạt động sản xuất của các năm đều đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 13%-18%, năm
sau cao hơn năm trước.
Từ những số liệu và phân tích ở trên có thể thấy được cả doanh thu và lợi nhuận
của công ty đều tăng. Thị trường và thị phần trong nước luôn giữ vững vị trí và ổn
định, đồng thời từng bước mở rộng thị trường xuất khẩu. Công ty đang phấn đấu tăng
thị phần của thị trường xuất khẩu so với thị trường nội địa trong năm 2012 lên
30%/70%.
Sự tăng trưởng của hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong các lĩnh vực
hoạt động kinh doanh của mình được thể hiện rõ trong bảng số liệu sau:
12
SV: Hoàng Thị Duyên
Lớp: Công nghiệp 50B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyễn Thị Hoài Dung
Bảng 4: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2008-2012
( Đơn vị: triệu đồng )
TT Chỉ tiêu Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
KH
2012
1
Tổng doanh thu
373.435 462.453 533.986 605.465 695.075
DT thuần bán hàng và
CCDV
257.470 278.069 303.428 367.148 416.701
DT hoạt động tài chính
25.362 31.557 40.235 38.572 42.218
DT xuất khẩu
78.254 136.782 165.746 182.320 215.784
Thu nhập khác
12.349 15.745 24.577 17.173 20.372
2
Tổng chi phí
370.850 456.383 524.371 594.407 681.268
Giá vốn hàng bán
312.865 382.992 434.632 503.661 582.918
Chi phí hoạt động tài chính
18.354 23.129 31.364 29.531 35.040
Trong đó: Chi phí lãi vay
14.871 16.532 23.149 21.388 28.032
Chi phí bán hàng
13.256 25.978 29.879 31.582 32.214
Chi phí quản lý
19.967 18.428 20.813 21.437 22.080
Chi phí khác
6.408 5.856 7.683 8.196 9.016
3
Tổng lợi nhuận trước thuế
2.585 6.070 9.615 11.058 13.807
LN hoạt động SXKD chính
2.585 6.070 8.779 10.916 13.227
LN khác
- - 386 142 580
5
Thuế thu nhập doanh
nghiệp
517 1.214 1.923 2.212 3.451
6
Lợi nhuận sau thuế
2.068 4.856 7.692 8.846 10.356
( Nguồn: Phòng tài vụ )
Nhận thấy công đang thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, minh
chứng bằng việc doanh thu và lợi nhuận đều tăng lên qua mỗi năm. Công ty kinh
doanh có hiệu quả không những từng bước xác định vị thế của mình trên thị trường,
đóng góp vào sự tăng trưởng chung của nền kinh tế đất nước, đồng thời hàng năm
đóng góp vào ngân sách nhà nước hàng tỷ đồng. Bên cạnh đó, công ty còn tạo việc
13
SV: Hoàng Thị Duyên
Lớp: Công nghiệp 50B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyễn Thị Hoài Dung
làm cho người lao động, tùng bước cải thiện đời sống vật chất, luôn quan tâm đến đời
sống tình thần, cỗ vũ tinh thân cho người lao động.
Để có được kết quả hoạt động trên thì phải kể đến sự nhạy bén trong kinh doanh
của ban lãnh đạo công ty, đưa ra được phương hướng chiến lược hoạt động giúp công
ty vượt qua khủng hoảng. Bênh cạnh đó là các nhân viên của công ty luôn cố gắng
chăm chỉ, bám trụ đưa công ty thoát khỏi khủng hoảng và phát triển. Công ty đang
phát triển với những biểu hiện khởi sắc, tuy nhiên công ty cần có biện pháp huy
động vốn cho kinh doanh phù hợp, không quá phụ thuộc vào nguồn vốn vay ngoài và
tự chủ về tài chính hơn.
14
SV: Hoàng Thị Duyên
Lớp: Công nghiệp 50B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyễn Thị Hoài Dung
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CUNG ỨNG NGUYÊN
VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MTV DỆT 19-5 HÀ NỘI
I. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng đến công tác quản trị cung ứng
nguyên vật liệu của công ty.
1. Đặc điểm về tổ chức bộ máy quản lý.
a. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty.
Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng bao
gồm các bộ phận: ban lãnh đạo, các phòng chức năng tham mưu cho tổng giám đốc
theo chức năng của mình. Theo mô hình tổ chức này thì giữa ban lãnh đạo và các
phòng chức năng có quan hệ chức năng và hỗ trợ lẫn nhau, bộ máy quản lý không quá
phức tạp, các quyết định, thông tin từ ban giám đốc và các phòng ban được cập nhật
nhanh chóng, có sự phân chia công việc rõ ràng, góp phần nâng cao hiệu quả trong
công tác quản lý.
15
SV: Hoàng Thị Duyên
Lớp: Công nghiệp 50B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyễn Thị Hoài Dung
( Nguồn: Phòng tổ chức lao động và tiền lương )
16
SV: Hoàng Thị Duyên Lớp: Công nghiệp 50B
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý công ty TNHH nhà nước MTV Dệt 19-5 Hà Nội
Chủ tịch kiêm tổng giám
đốc công ty
Phó tổng giám đốc phụ
trách kinh doanh
Phó tổng giám đốc phụ
trách kỹ thuật và đầu tư
Phó tổng giám đốc phụ
trách tài chính và nội vụ
Khu vực liên doanh liên kết
của công ty
Phòng
kế
hoạch
thị
trường
Phòng
kỹ
thuật
sản
xuất
Phòng
quản lý
chất
lượng
Phòng
tài vụ
Phòng
hành
chính
tổng
hợp
Phòng
vật tư
Phòng tổ
chức lao
động tiền
lương
Nhà
máy dệt
Hà Nội
Nhà
máy sợi
Hà Nội
Nhà
máy
thêu Hà
Nội
Nhà
máy dệt

Nam
Nhà
máy sợi

Nam
Ngành
hoàn
thành
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyễn Thị Hoài Dung
b. Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận.
Ban lãnh đạo:
Tổng giám đốc công ty:
Là người lãnh đạo và điều hành mọi hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm cá
nhân trước cấp trên về mọi hoạt động của công ty, trực tiếp phụ trách các phòng ban:
phòng lao động tiền lương và phòng vật tư.
Phó tổng giám đốc kinh doanh:
Là người chỉ đạo sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm, đàm phán, ký kết các
hợp đồng kinh doanh, phụ trách công tác chiến lược sản phẩm, trực tiếp phụ trách và chỉ
đạo các phòng ban: phòng kế hoạch thị trường, các nhà máy, các chi nhánh.
Phó tổng giám đốc kỹ thuật và đầu tư:
Là người phụ trách công tác đầu tư cơ bản, công tác trong lĩnh vực kỹ thuật, công
nghệ, khoa học, phụ trách trực tiếp các phòng ban: phòng kỹ thuật, phòng quản lý chất
lượng.
Phó tổng giám đốc tài chính – nội vụ:
Là người chỉ đạo công tác tài chính, kế toán, công tác hòa giải tranh chấp lao động,
kỷ luật lao động trong công ty, trực tiếp phụ trách các phòng ban: phòng tài vụ, phòng
hành chính tổng hợp.
Các phòng ban chức năng:
Phòng kế hoạch thị trường:
- Tham mưu, giúp việc cho tổng giám đốc trong việc định hướng và phát triển kế
hoạch sản xuất kinh doanh trong ngắn hạn và dài hạn, tham mưu cho tổng giám
đốc trong việc ký kết các hợp đồng kinh tế trong lĩnh vực tiêu thụ sản phẩm,
đánh giá, lựa chọn nhà cung ứng nguyên liệu.
- Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, phát triển thị trường, điều độ sản
xuất, đảm bảo hiệu quả kinh tế. Theo dõi và thực hiện các công tác tiêu thụ sản
phẩm, đưa ra các kế hoạch, chiến lược, thu hút khách hàng và mở rộng mạng
lưới tiêu thụ sản phẩm.
17
SV: Hoàng Thị Duyên
Lớp: Công nghiệp 50B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyễn Thị Hoài Dung
- Tổ chức, theo dõi, thực hiện việc vận chuyển thành phẩm nhằm đảm bảo cung
cấp cho khách hàng và những sản phẩm đạt yêu cầu chất lượng.
- Quản lý, sử dụng hóa đơn tự in của công ty theo đúng hướng dẫn của cơ quan
thuế quan và quy định của công ty.
- Theo dõi việc thực hiện các quy trình và hướng dẫn liên quan đến hệ thống
quản lý chất lượng ISO 9001-2000. Nghiên cứu đề xuất các biện pháp nâng cao
chất lượng sản phẩm, hợp lý hóa sản xuất.
Phòng tổ chức lao động và tiền lương:
- Tham mưu, giúp việc cho tổng giám đốc trong việc triển khai công tác quản lý
tiền lương, thu nhập, công tác phát triển nguồn nhân lực, công tác tổ chức cán
bộ và công tác pháp luật trong toàn công ty.
- Tổ chức xây dựng định mức lao động, đơn giá tiền lương, lập và quản lý hồ sơ
lao động, hợp đồng lao động của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty.
- Tuyển dụng lao động có chất lượng cáo đáp ứng yêu cầu của hệ thống quản lý
chất lượng và nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty, tổ chức công tác đào
tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên, tổ chức nâng bậc,
nâng lương cho lao động.
- Xây dựng và giám sát thực hiện các nội quy, quy định của công ty đảm bảo đáp
ứng yêu cầu của thực tế sản xuất kinh doanh và phù hợp với quy định của pháp
luật hiện hành.
Phòng tài vụ:
- Tham mưu, giúp việc cho tổng giám đốc về mặt quản lý tài chính, hạch toán kế
toán trong toàn công ty. Tổ chức và triển khai các quy định của nhà nước về kế
toán thống kê, quản lý các đối tượng tài chính theo quy định của pháp luật và
quy định chế tài chính của công ty.
- Tổ chức hạch toán nội bộ và phân tích hoạt động kinh tế hàng năm của công ty.
Tổ chức lưu trữ toàn bộ chứng từ, sổ sách và biểu kế toán theo quy định hiện
hành.
- Tổ chức theo dõi việc thực hiện các quy trình và hướng dẫn có liên quan trong
hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000.
18
SV: Hoàng Thị Duyên
Lớp: Công nghiệp 50B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyễn Thị Hoài Dung
Phòng vật tư:
- Tham mưu, giúp việc cho tổng giám đốc trong việc quản lý vật tư, nguyên
nhiên vật liệu, thành phẩm và bán thành phẩm trong quá trình sản xuất. Theo
dõi, nắm vững pháp luật của nhà nước về các chính sách hiện hành về xuất
nhập khẩu để tiến hành mua vật tư và xuất các sản phẩm đạt chất lượng quốc
tế.
- Xây dựng kế hoạch cân đối nhu cầu của vật tư, nguyên liệu đảm bảo cung ứng,
cấp phát, hạch toán kịp thời và đúng tiến độ theo yêu cầu của sản xuất kinh
doanh.
- Xây dựng kế hoạch và thực hiện việc bảo quản, kho tang, cấp phát, vận chuyển
vật tư đạt hiệu quả cao nhất.
Phòng kỹ thuật sản xuất:
- Tham mưu, giúp việc cho tổng giám đốc trong công tác quản lý kỹ thuật, quản
lý máy móc, thiết bị và định hướng phát triển khoa học kỹ thuật trong ngắn hạn
cũng như dài hạn.
- Tổ chức nghiên cứu thiết bị, chế thử sản phẩm mới theo yêu cầu của công ty và
khách hàng, thực hiện công tác điều dộ sản xuất của công ty. Triển khai các đề
tài, dự án, sáng kiến cải tiến kỹ thuật và ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản
xuất.
- Quản lý máy móc thiết bị toàn công ty và lập kế hoạch sữa chữa, bảo dưỡng
theo định kỳ và đột xuất.
- Tổ chức giám định các thiết bị có yêu cầu quản lý nghiêm ngặt, triển khai công
tác thi tay nghề và nâng bậc của công nhân.
Phòng quản lý chất lượng:
- Tham mưu, giúp việc cho tổng giám đốc trông công tác quản lý chất lượng của
sản phẩm của toàn công ty, thường trực công tác ISO trong toàn công ty.
- Tổ chức thực hiện công tác kiểm tra chất lượng vật tư, nguyên vật liệu đầu vào,
thành phẩm trong quá trình sản xuất.
- Tham gia tổ chức các đợt đánh giá hệ thống quản lý chất lượng. Theo dõi và đề
xuất những thay đổi trong hệ thống quản lý chất lượng.
19
SV: Hoàng Thị Duyên
Lớp: Công nghiệp 50B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyễn Thị Hoài Dung
- Tổ chức theo dõi việc thực hiện các quy trình hướng dẫn có liên quan trong hệ
thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000. Nghiên cứu và đề xuất các biện pháp
nâng cao chất lượng sản phẩm.
Phòng hành chính tổng hợp:
- Tham mưu, giúp việc cho tổng giám đốc trong việc bảo vệ tài sản, gìn giữ an
ninh trật tự trong toàn công ty. Thực hiện nghiệp vụ hành chính, quản lý đất
đai, nhà xưởng, phương tiện vận tải và cung cấp thiết bị văn phòng toàn công
ty.
- Tổ chưc và triển khai công tác chăm sóc sức khỏe cho cán bộ nhân viên trong
công ty.
- Tổ chức, theo dõi việc thực hiện các quy trình và hưỡng dẫn có liên quan trong
hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000.
Các nhà máy :
- Thực hiện sản xuất sợi theo kế hoạch của công ty, đảm bảo đủ số lượng, đúng
chất lượng và khuyến khích vượt mức kế hoạch đề ra.
- Phối hợp với các đơn vị khác trong công ty để sản xuất, quản lý lao động, máy
móc thiết bị…tại công ty và các nhà máy.
- Nghiên cứu và đề ra các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm và hợp lý hóa
sản xuất.
Các chi nhánh của công ty:
- Thực hienj quản lý các hoạt động của chi nhánh trên cơ sở ủy quyền của tổng
giám đốc và theo quy chế hoạt động cụ thể của công ty.
- Nghiên cứu và đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm và hợp lý
hóa sản xuất.
Các đơn vị liên doanh, liên kết:
Hoạt động theo điều lệ cụ thể của doanh nghiệp, đảm bảo các bên cùng có lợi trên cơ sở
vốn góp và các quyền lợi khác có liên quan. Đồng thời hợp tác, giúp đỡ công ty trong lĩnh
vực sản xuất, đầu tư phát triển các lĩnh vực khác có tiềm năng mà công ty đề xuất.
20
SV: Hoàng Thị Duyên
Lớp: Công nghiệp 50B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyễn Thị Hoài Dung
Ngành hoàn thành: Đóng gói thành phẩm sản xuất ra của các nhà máy sản xuất ra.
Qua sơ đồ sơ cấu bộ máy tổ chức của công ty Dệt 19-5 ở trên cho thấy các bộ phận
trong bộ máy hoạt động của công ty tuy tách rời, đảm nhận những nhiệm vụ khác nhau
nhưng chúng có mỗi liên hệ chặt chẽ qua lại, hỗ trợ cho nhau. Sự hoạt động của bộ phận
này có liên quan trực tiếp đến bộ phận khác, công việc của bộ phận này hoạt động tốt sẽ
giúp cho bộ phận khác hoạt động được liên tục. Chính công tác chỉ huy, phối hợp linh
hoạt giữa các cán bộ lãnh đạo và các phòng ban cùng nhân viên đã làm nên thành công
của công ty Dệt 19-5 Hà Nội như ngày nay.
2. Đặc điểm về sản phẩm.
Sản phẩm chính của công ty hiện nay gồm có 2 loại là sợi tổng hợp và vải.
Sợi tổng hợp là sản phẩm công nghiệp được sản xuất để phục vụ cho các ngành
công nghiệp như công nghiệp dệt may, công nghiệp da dầy, công nghiệp sản xuất các loại
bao tải.
Sản phẩm vải đặc biệt quan trọng và khác biệt nhất về sản phẩm của công ty là hầu
hết các loại vải được sản xuất đều là vải sử dụng trong công nghiệp như các loại vải bạt
( vải bạt 2, vải bạt 3, vải bạt 8, vait bạt 10 ), vải lọc đường, vải lọc cho các ngành công
nghiệp nhẹ, vải dùng trong công nghiệp sản xuất giày, trang trí nội thất. Do đặc điểm về
sản phẩm như trên nên sản phẩm của công ty cũng là nguồn nguyên liệu đầu vào cho các
ngành công nghiệp khác.
Tình hình tiêu thụ các loại sản phẩm của công ty vài năm gần đây đã có sự thay đổi
rõ rệt, chuyển biến theo hai xu hướng. Số lượng tiêu thụ các loại bạt mộc giảm dần, vải
tẩy nhuộm có sự tăng trưởng trong tiêu thụ với các yêu cầu về chất lượng ngày càng cao
hơn. Nguyên nhân của sự thay đổi này xuất phát từ phía người tiêu dùng, khách hàng của
công ty, thay vì mua vải bạt mộc làm nguyên liệu thì khách hàng mau loại vải tẩy nhuộm
về làm nguyên liệu sản xuất để rút ngắn quy trình sản xuất, tiết kiệm thời gian. Nhu cầu
về sản phẩm có tác động quyết định đến việc lựa chọn nhà cung ứng nguyên vạt liệu,
hướng tiêu dùng thay đổi thì kế hoạch nguyên vật liệu cũng thay đổi theo. Chính vì thế,
công ty cần nghiên cứu thị trường, thường xuyên cập nhật thông tin và thị hiếu của khách
hàng để kịp thời thay đổi, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Sản phẩm may thêu: đây là sản phẩm mới được đầu tư từ năm 2002 nhưng đã có
bước phát triển khá cao. Sản phẩm chính là quần áo các loại, T-shirt, Jacket, quần áo dệt
kim, và các sản phẩm thêu các loại. Không chỉ dừng lại ở các sản phẩm truyền thống,
21
SV: Hoàng Thị Duyên
Lớp: Công nghiệp 50B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyễn Thị Hoài Dung
công ty đã xem xét đề xuất mở rộng mẫu mã của sản phẩm như sản xuất cả vải trong tiêu
dùng để đáp ứng đòi hỏi ngày càng đa dạng của người tiêu dùng.
22
SV: Hoàng Thị Duyên
Lớp: Công nghiệp 50B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyễn Thị Hoài Dung
Bảng 5: Bảng số lượng các loại sản phẩm sản xuất của công ty qua các năm.
Tên sản phẩm Đơn vị Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
KH 2012
Vải các loại Nghìn mét 6495 7532 7685 7964 8940
Sợi các loại Tấn 1784 1803 1832 1869 1950
Sản phẩm may Nghìn SP 1286 1532 1614 1726 1910
Sản phẩm thêu Nghìn SP 213 232 258 290 320
( Nguồn: Phòng kế hoạch thị trường )
Qua bảng số liệu trên có thể thấy rõ sản lượng các sản phẩm của công ty tăng đều
qua các năm. Năm 2008, sản xuất vải đạt 6495 nghìn mét thì đến năm 2010 đã tăng lên
7685 nghìn mét, năm 2011 là 7964 nghìn mét và dự kiến trong năm 2012 sẽ đạt 8940
nghìn mét. Sản lượng sợi và các sản phẩm may, thêu cũng tăng đều, năm 2011 đạt 1869
tấn sợi, 1726 nghìn sản phẩm may và 290 nghìn sản phẩm thêu. Công ty đã đề ra kế hoạch
trong năm 2012 tăng sản lượng lên 1950 tấn sợi, 1910 nghìn sản phẩm may và 320 nghìn
sản phẩm thêu. Không những cải tiến về mẫu mã sản phẩm mà công ty còn cải tiến cả
mẫu mã bao bì, bao bì đóng gói để thuận tiện cho quá trình vận chuyển. Chủng loại sản
phẩm ngày càng đa dạng, phong phú. Do được đầu tư máy móc thiết bị, công nghệ hiện
đại nên dây chuyền sản xuất ngày càng được tự động hóa và chuyên môn hóa cao, nâng
cao được năng suất và chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại chưa khắc
phục được như:
- Việc sản xuất quá nhiều sản phẩm làm cho việc tập trung nguồn lực, tổ chức
nghiên cứu phát triển sản phẩm của công ty chưa thật hiệu quả.
- Việc phân tích môi trường kinh doanh, đặc biệt là đối thủ cạnh tranh phức tạp
và tốn kém, thậm chí trong một vài trường hợp việc thu thập thông tin về đối
thủ cạnh tranh còn khó khăn làm cho việc đưa ra quyết định trong sản xuất kinh
doanh gặp nhiều bất cập.
- Do nguồn lực bị phâm tán nên công tác nghiên cứu, thiết kế sản phẩm không
được chú trọng đúng mực và thực hiện chưa đầy đủ.
23
SV: Hoàng Thị Duyên
Lớp: Công nghiệp 50B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyễn Thị Hoài Dung
3. Đặc điểm về nhân sự
a. Cơ cấu lao động
Đặc điểm của ngành dệt may là sử dụng nhiều lao động chủ yếu là nữ giới. Cũng
như các doanh nghiệp khác, lao động chủ yếu của công ty Dệt 19-5 Hà Nội là lao động
nữ, chiếm khoảng 70-75% lao động trong toàn công ty. Lao động nữ tập trung chủ yếu ở
các khâu chính của quá trình sản xuất, lao động nam chỉ tập trung ở các khâu, các bộ phận
sữa chữa, bảo vệ, hành chính.
Cơ cấu lao động trong công ty được thể hiện rõ trong bảng số liệu sau:
Bảng 6: Cơ cấu lao động của công ty giai đoạn 2008-2012
( Đơn vị: Người )
STT Năm 2008 2009 2010 2011 2012
1 Theo giới tình
Nam 220 237 187 192 197
Nữ 703 743 709 720 738
2 Theo tính chất công việc
Lao động trực tiếp 814 832 794 828 822
Lao động gián tiếp 109 148 102 107 113
3 Theo cấp bậc và trình độ
Đại học 94 112 112 111 117
Cao đẳng 14 17 11 13 15
Trung học 11 15 14 16 15
CN kỹ thuật bậc 5-7 131 135 130 132 135
CN kỹ thuật bậc 1-4 673 701 629 640 653
4 Theo chức năng công việc
Lãnh đạo đơn vị 4 4 4 4 4
Cán bộ chủ chốt 42 44 45 43 45
24
SV: Hoàng Thị Duyên
Lớp: Công nghiệp 50B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS.Nguyễn Thị Hoài Dung
Cán bộ nghiệp vụ kỹ thuật 60 61 63 62 64
Nhân viên thường 25 28 35 32 37
Công nhân kỹ thuật 792 843 749 771 785
5 Theo bộ phận
Phân xưởng dệt 228 234 225 224 235
Phân xưởng sợi 292 298 251 263 265
Phân xưởng thêu 258 282 267 271 277
Văn phòng 115 137 124 125 128
Bộ phận hoàn thành 15 14 15 15 15
Bộ phận KCS 15 15 14 14 15
Tổng 923 980 896 912 935
( Nguồn: Phòng lao động tiền lương )
Từ số liệu trên cho thấy số lượng lao động của công ty qua các năm thay đổi không
đáng kể. Năm 2009 tăng so với năm 2008 là 57 người tương đương với 6%. Đến năm
2010 số lao động lại giảm xuống so với năm 2009 là 84 người, tương đương với 8.6%.
Điều này được lý giải do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty gặp khó khăn, do đó công ty đã cắt giảm lao động ở
những khâu không cần thiết để giảm bớt chi phí. Sang năm 2011 và 2012, nền kinh tế có
dấu hiệu phục hổi, khủng hoảng kinh tế phần nào được khắc phục, việc kinh doanh của
công ty có dấu hiệu đi lên, số lao động của công ty lại tăng lên gần 2% so với năm 2010
và hiện nay số lao động của công ty là 935 người.
Phân tích cho thấy rằng, tỷ lệ lao động gián tiếp chỉ chiếm từ 13-18% chứng tỏ công
ty đã cơ cấu bộ máy quản lý hành chính khá gọn nhẹ và hiệu quả, sắp xếp và bố trí số
lượng lao động ở các bộ phận tương đối hợp lý. Số lao động có trình độ, bằng cấp liên tục
tăng qua các năm. Cụ thể, số lao động có bằng đại học năm 2008 là 94 người, năm 2009
tăng lên thành 112 người và hiện nay là 117 người. Số lượng công nhân coc bậc kỹ thuật
cao cũng tăng nhẹ qua các năm. Điều này chứng tỏ công ty đang không ngừng nâng cao
chất lượng và tay nghề đội ngũ lao động của mình. Đặc điểm của ngành dệt may nói
chung là đòi hỏi đội ngũ lao động thủ công, trình độ tay nghề tương đối cao, nhất là trong
25

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

tranggio

New Member
Re: [Free] Hoàn thiện công tác quản trị cung ứng nguyên vật liệu tại công ty TNHH nhà nước MTV Dệt 19-5 Hà Nội

Mod cho xin tài liệu này vào đ/c mail [email protected]
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng fast việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện công tác trả lương theo sản phẩm tại Công Ty xây dựng số 1 Vinaconex Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tại Công ty Take Á Châu Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện hệ thống quản lý sản xuất tại công ty tnhh hệ thống dây sumi - Hanel Khoa học kỹ thuật 0
D Hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất tại công ty cổ phần LILAMA 10 Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing tại Công ty TNHH TM&DV Thanh Kim Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty TNHH Midea Consumer Electric Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện tổ chức và quản lý kênh phân phối sản phẩm của công ty TNHH thương mại dịch vụ Thiên An Lộc Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top