near_2806

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Nghệ thuật tạo hình hiện đại phương Tây thế kỷ XX là bước tiến quan
trọng nhất trong lịch sử mỹ thuật thế giới. Các họa sĩ thời kì này chịu ảnh hưởng
lớn bởi tính ước lệ của mỹ thuật phương Đông. Nghệ thuật truyền thống phương
Đông luôn mang tính ước lệ cao, chỉ gợi chứ không tả, tạo hình cô đọng với
đường nét khúc triết, hình mảng rõ ràng, màu sắc tươi tắn trong trẻo, giàu tính
trang trí. Điều này đã làm các họa sĩ phương Tây thích thú và thử nghiệm phong
cách tạo hình mới, dựa trên tinh thần sáng tạo của nghệ thuật Châu Á. Đưa tính
ước lệ vào tạo hình, hội họa hiện đại dần hình thành nên nhiều phong cách vẽ,
nhiều trường phái hội họa mang tính trang trí cao, vô cùng sáng tạo, đa dạng và
giàu biểu cảm.
Các trường phái đã hình thành và có tầm ảnh hưởng quan trọng đối với hội
họa thế giới sau này như: trường phái Dã thú với H.Mattise, Siêu thực với
S.Dali, M.Chagall, Lập thể với thay mặt là P.Picasso, Braque … đều thể hiện sự
ảnh hưởng nhất định của tính trang trí trong tạo hình.
Có thể thấy, tính trang trí có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của
hội họa hiện đại nói riêng và nghệ thuật tạo hình nói chung. Hội họa thế kỷ XX
đã vô cùng thăng hoa với sự nở rộ của nhiều trào lưu nghệ thuật và nhiều phong
cách tạo hình độc đáo, sáng tạo, giàu biểu cảm, sử dụng tính trang trí trong tạo
hình. Đây cũng là cơ sở quan trọng, làm tiền đề cho hội họa và nghệ thuật đương
đại trở nên đa dạng phong phú về hình thức, đề tài và sâu sắc về nội dung.
Gustav Klimt là một trong những thay mặt tiêu biểu cho phong cách hội họa
giàu tính trang trí. Ông cũng là thay mặt xuất sắc của trường phái biểu hiện
Vienna danh tiếng của nước Áo, bên cạnh hai họa sĩ xuất chúng của trường phái
này là O.Kokoschka và E.Schieler.
Phong cách hội họa của G.Klimt vô cùng đặc sắc. Ông kết hợp những
mảng tạo hình trang trí, đặt xen lẫn với những hình thể phụ nữ đầy gợi cảm vẽ
Lê Tuyết Trinh

1
Khoá luận tốt nghiệp Đại học sư phạm nghệ thuật Trung
ương
theo lối tả thực. Chính sự kết hợp đặc biệt này đã tạo nên hiệu quả không gian
hư ảo diệu kỳ, nhưng cũng đầy xúc cảm trần tục của thế giới thực.
Tính trang trí trong tranh G.Klimt thể hiện ở những mảng họa tiết mang
tính tượng trưng, màu sắc tươi tắn. Những hoa văn trang trí được họa sĩ lấy cảm
hứng từ nhiều nền văn hóa khác nhau như: nghệ thuật tranh gốm Byzantine,
tranh khắc gỗ Nhật Bản, nghệ thuật tranh tường Ai Cập cổ đại, tranh cổ Trung
Quốc… Sự độc đáo trong các sáng tác của họa sĩ đã thể hiện khả năng sáng tạo
đa dạng của hội họa, góp phần làm phong phú thêm các phong cách tạo hình đặc
sắc và nhiều tác phẩm hội họa giá trị cho kho tàng nghệ thuật tạo hình của thế
giới. Chúng trở thành nguồn cảm hứng sáng tạo cho nhiều thế hệ họa sĩ sau này.
Qua nghiên cứu vấn đề này, tui mong muốn tìm hiểu sâu thêm về phong
cách hội họa mình yêu thích, đồng thời có thêm kiến thức áp dụng cho công việc
sáng tác của bản thân sau này.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu.
Gustav Klimt là họa sĩ nổi tiếng với những sáng tác gây ấn tượng sâu sắc.
Trong thời kì nghệ thuật tạo hình thế giới nở rộ nhiều trào lưu và cho ra đời
những tác phẩm đặc sắc, G.Klimt đã tạo được dấu ấn riêng, góp vào lịch sử một
phong cách hội họa lôi cuốn, uyển nhã hết sức mới lạ hiện đại.
Là một họa sĩ có ảnh hưởng lớn trên thế giới với phong cách riêng rất đặc
trưng, cho nên việc nghiên cứu về sự nghiệp và phong cách nghệ thuật của
G.Klimt đã được nhiều nhà nghiên cứu phê bình mỹ thuật tìm hiểu chuyên sâu
cặn kẽ. Đặc trưng phong cách của G.Klimt là tính trang trí trong hội họa và hình
tượng người phụ nữ. Hình ảnh phụ nữ trong tranh Klimt đã được phân tích rất
nhiều bởi các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Ở Việt Nam, tính trang trí
cũng là vấn đề đã từng được nghiên cứu khá chi tiết trong một số luận văn thạc
sĩ và tiểu luận như: đề tài khóa luận thạc sĩ về “ Tính trang trí trong hội họa ”
của giảng viên Lê Văn Sửu, đề tài khóa luận tốt nghiệp “ Yếu tố trang trí trong

tranh ” của Lê Minh Đức… nhưng đó là những tìm hiểu trên diện rộng về hội
họa nói chung, hay ở khía cạnh tìm hiểu nghệ thuật truyền thống để phát triển
hội họa hiện đại Việt Nam. Tuy nhiên, dưới góc độ nghiên cứu học tập, bài
Lê Tuyết Trinh
2
Khoá luận tốt nghiệp Đại học sư phạm nghệ thuật Trung
ương
nghiên cứu này chỉ phân tích một khía cạnh là: những yếu tố tạo hình trang trí
cơ bản trong một số tác phẩm nổi bật của họa sĩ.
Đề tài này tuy không mới, nhưng những phân tích này sẽ cho thấy tầm quan
trọng của yếu tố tạo hình trang trí trong tranh của Klimt nói riêng và hội họa nói
chung. Đồng thời, nó góp phần nâng cao kiến thức hiểu biết về cuộc đời, sự nghiệp
và phong cách tạo hình của một trong những danh họa có ảnh hưởng nhất. Với
phong cách hội họa độc đáo, hiện đại và nội dung sâu sắc, những tác phẩm của
Gustav Klimt là nguồn cảm hứng để nhiều họa sĩ học hỏi sáng tạo nghệ thuật.
3. Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu nhằm chỉ ra được hiệu quả thẩm mỹ và giá trị nghệ thuật của
tính trang trí trong hội họa, qua việc phân tích một số tác phẩm tiêu biểu của
Gustav Klimt.
4. Đối tượng nghiên cứu.
Tính trang trí trong một số tác phẩm tiêu biểu của Gustav Klimt.
5. Phạm vi nghiên cứu.
Tính trang trí trong một số tác phẩm tiêu biểu của Gustav Klimt như: Nụ
hôn, Ba giai đoạn của người phụ nữ, Sự sống và cái chết, Cây đời…
6. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Phân tích các yếu tố trang trí trong một số tác phẩm tiêu biểu của Gustav
Klimt để thấy được hiệu quả thẩm mỹ và giá trị nghệ thuật của chúng.
7. Phương pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu bằng phương pháp: thu thập tài liệu, phân tích, so sánh, tổng hợp.
8. Bố cục đề tài.

Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài khóa luận bao gồm hai chương chính
như sau:
Chương 1: Khái quát đặc điểm phong cách nghệ thuật của Gustav Klimt.
Chương 2: Hiệu quả tạo hình từ tính trang trí trong một số tác phẩm
tiêu biểu của Gustav Klimt.

Lê Tuyết Trinh
3
Khoá luận tốt nghiệp Đại học sư phạm nghệ thuật Trung
ương
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1:
KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT
CỦA GUSTAV KLIMT
1.1. Đôi nét về sự nghiệp và các tác phẩm tiêu biểu.
Gustav Klimt sinh năm 1862 ở ngoại ô thành Vienna. Ông bắt đầu học vẽ
từ năm 15 tuổi và từng có ý định trở thành thầy giáo dạy vẽ. Nhưng giáo sư
F.Laufberger đã phát hiện tài năng của ông và hướng G.Klimt đi theo con đường
hội họa. Cha Klimt là một họa sĩ trang trí và ông cũng theo học trường Nghệ
Thuật Trang trí Vienna từ năm 1876. Những năm đầu của sự nghiệp, G.Klimt
làm công việc trang trí sân khấu và bảo tàng ở Vienna. Chính nghề trang trí đã
có ảnh hưởng lớn đến phong các hội họa của ông sau này.
Ông là chủ tịch hội Họa sĩ Ly khai Vienna ( Vienna Secession ) với những
chủ trương chống lại hội họa hàn lâm khô cứng, xa rời đời sống xã hội. Ông
cũng đồng thời là họa sĩ của trào lưu Art Nouveau hay Nghệ thuật mới. Đây là
tư tưởng muốn đi tìm một cách bày tỏ mới trong hội họa ở nước Áo của các
nghệ sĩ tiên phong thời bấy giờ. G.Klimt cũng là người đóng vai trò chủ chốt để
hội họa Áo được thế giới nhìn nhận đúng mức.
G.Klimt được biết đến là một họa sĩ theo chủ nghĩa Biểu hiện. Nhưng bút
pháp của ông chịu ảnh hưởng của trào lưu Ấn tượng và Tân ấn tượng, với lối vẽ

điểm màu, thể hiện trong các bức tranh phong cảnh rất đẹp của họa sĩ. Các tác
phẩm của ông lấy phụ nữ làm hình tượng chủ đạo. Hình ảnh nữ giới xuất hiện
liên tục trong tranh của G.Klimt ngay từ những tác phẩm đầu tiên. Ông đã say
mê vẽ phụ nữ và chủ đề về phụ nữ đến cuối đời. Đây cũng là chủ đề mang lại
thành công trong sự nghiệp của ông.
G.Klimt vẽ nhiều thể loại: tranh sử thi, tranh cổ điển, tranh mang tính ẩn
dụ, tranh chân dung, phong cảnh, tranh tường và các tác phẩm mang tính tượng
Lê Tuyết Trinh
4
Khoá luận tốt nghiệp Đại học sư phạm nghệ thuật Trung
ương
trưng. Chính những tác phẩm tượng trưng này đã chứa đựng những suy nghĩ và
tình cảm của họa sĩ. Chúng trở thành những tác phẩm quan trọng trong sự
nghiệp sáng tác của G.Klimt. Các tác phẩm của ông thường tràn ngập màu sắc
và hoa văn. Các hoa văn màu sắc viễn dị là một ham thích đặc biệt của họa sĩ.
Hoa văn sóng nước, mây, chim thú, hình nhân Á Đông, tranh tết của Trung Hoa,
tranh khắc gỗ màu sắc tươi tắn của Nhật Bản, tranh ghép gốm thời Byzantine…
là những bữa tiệc của màu sắc mà G.Klimt đắm chìm trong đó. Gustav Klimt
đặc biệt thích dùng lá vàng thật dán lên tranh gây hiệu quả lóng lánh, bắt mắt,
cùng với hệ thống đường nét vô cùng tinh nhã mảnh mai, chắt lọc, tạo nên
những tác phẩm tao nhã, sang trọng như Pallas Athene (H4), Nụ hôn (H17),
dáng Adele Bloch-Bauer I (H20) Song hiệu quả chói lọi, lóa mắt của
trang trí chỉ nhằm nhấn mạnh, đề cao chủ đề chính, nhân vật chính. Các hoa văn
trang trí giàu chất tượng trưng đã thể hiện được nhiều giá trị hơn là sự duy mỹ
đơn thuần. Hình tượng con người trong tranh G.Klimt, mà chủ yếu là người phụ
nữ, không chỉ gợi cảm mà còn toát lên sức sống mãnh liệt, là hình ảnh tượng
trưng đầy biểu cảm cho vẻ đẹp sự sống ( tác phẩm Sự sống và cái chết - H19, Ba
giai đoạn của người phụ nữ - H18 ) và tình yêu con người ( tác phẩm Nụ hôn ).
Có thể chia mảng sáng tác của G.Klimt ra hai giai đoạn chính:
Thời kỳ đầu trong sự nghiệp của Gustav Klimt là giai đoạn bản lề của thế

kỷ XIX-XX. Lúc này, Klimt nhận được nhiều hợp đồng trang trí cho các sân
khấu và bảo tàng ở Vienna. Trong quá trình đó, họa sĩ đã có cơ hội tiếp xúc
nhiều hơn với nghệ thuật trang trí của các nền văn hóa. Một số sáng tác hội họa
trong lúc này của ông còn chịu ảnh hưởng nhiều bởi nghệ thuật hàn lâm. Các
bức tranh mang phong cách cổ điển về cả nội dung lẫn hình thức như: Fable
(H1), Idyll, The theatre in Tarmina… và một vài tranh dáng như Two girl
with oleander (H3) được vẽ tả thực khá mẫu mực. Khoảng từ sau năm 1890,
phong cách hội họa của ông có sự thay đổi đáng kể. Bút pháp của ông phóng
khoáng hơn theo lối vẽ của khuynh hướng Ấn tượng ( dáng Marie
Lê Tuyết Trinh
5
Khoá luận tốt nghiệp Đại học sư phạm nghệ thuật Trung
ương
Henneberg, dáng Sonja Knips ). Gustav Klimt đã dần bộc lộ cá tính trong
tạo hình nhân vật và còn đưa tính trang trí vào trong những sáng tác hội họa,
khiến chúng mang vẻ hiện đại rất khác biệt. Từ các tác phẩm mang tính biểu
tượng ( Music I và II, Sculpture, Tragedy…) đến những bức dáng ( Jojeph
Pembauer, Portrait of a lady…) và cả tranh huyền thoại ( Pallas Athene ), tranh
sinh hoạt ( Love - H2 ), đã cho thấy hứng thú của họa sĩ với trang trí. Những tác
phẩm lớn gây được chú ý đầu tiên của Klimt là các tranh trang trí mang tính ẩn
dụ: Triết học, Khoa học pháp lý, Y học (H5) cho đại sảnh Đại học Vienna vẽ
năm 1896. Nhiều sáng tác trong giai đoạn hình thành phong cách nghệ thuật của
họa sĩ còn cho thấy sự tác động lớn của tranh khắc gỗ Nhật Bản (H14), ví dụ
như ảnh hưởng về kiểu đường nét rất thanh mảnh, uyển chuyển tinh nhã trong
tranh khắc gỗ Máu cá (H15).
Thế kỷ XX, G.Klimt đã khẳng định được phong cách nghệ thuật cá nhân
bằng những bức tranh kết hợp kiểu vẽ nhân vật tả thực với lối trang trí bề mặt.
Giai đoạn này ông tập trung sáng tác hai thể loại là tranh dáng phụ nữ và


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

thanhthan4321

New Member
admin cho mình xin tài liệu [Free] Những yếu tố tạo hình trang trí cơ bản trong một số tác phẩm nổi bật của họa sĩ. với ạ. Mình Thank các admin.
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top