jyjy_myfriends

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối


Sau một thời gian thực hiện, luận văn “Nghiên cứu tương đương sinh
học của viên Azithromycin 250mg sản xuất tại Việt nam” đã hoàn thành.
Ngoài sự làm việc nghiêm túc, sự cố gắng, nỗ lực hết mình của bản thân, tôi
đã nhận được sự khích lệ rất nhiều từ phía nhà trường, thầy cô, gia đình và bè
bạn đồng nghiệp.
Trước hết, tui xin chân thành Thank quý thầy cô Trường ĐH Dược Hà
Nội, đặc biệt là những thầy cô đã trực tiếp giảng dạy tui suốt thời gian học tập
tại Trường.
tui xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Nguyễn Thị Kiều Anh,
người đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu, giúp
tui hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
tui xin chân thành Thank TS Trần Việt Hùng, người đã rất nhiệt tình
hướng dẫn tui trong quá trình thực hiện đề tài.
Đồng thời, tui xin gửi lời Thank tới ThS Tạ Mạnh Hùng và Ban giám
đốc cùng toàn thể cán bộ, nhân viên Trung tâm Tương đương sinh học-Viện
Kiểm nghiệm thuốc Trung ương, nơi tui thực hiện đề tài, đã tạo điều kiện và
giúp đỡ tui trong quá trình làm thực nghiệm.
tui xin chân thành Thank Ban giám đốc Sở y tế vả Trung tâm Kiểm
nghiệm Bắc Kạn, đã tạo điều kiện thuận lợi cho tui hoàn thành khoá học này.
Cuối cùng, tui xin tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè và đồng nghiệp,

đã động viên khích lệ và giúp đỡ tui tận tình trong quá trình học tập và nghiên
cứu, là động lực không nhỏ để tui có kết quả ngày hôm nay.
tui xin chân thành cám ơn!
Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2009
Hà Thị Xuân
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
µg : Microgam
µL : Microlit
AUC : Diện tích dưới đường cong (Area Under Curve)
AZI : Azithromycin
CLA : Clarithromycin
C
max
: Nồng độ thuốc tối đa (Maximum Concentration)
DĐH : Dược động học
FDA : Cục quản lý thuốc và thực phẩm (Food and Drug Administration)
HPLC : Sắc ký lỏng hiệu năng cao (High Perfomance Liquid
Chromatography)
HQC : Mẫu kiểm chứng nồng độ cao (High Quality Control Sample)
HT : Huyết tương
IS : Nội chuẩn (Internal Standard)
LC-MS : Sắc ký lỏng ghép khối phổ (Liquid Chromatography- Mass
Spectrometry)
LLOQ : Giới hạn định lượng dưới (Lower Limit of Quantification)
LOD : Giới hạn phát hiện (Limit of Detection)
LQC ; Mẫu kiểm chứng nồng độ thấp (Low Quality Control Sample)
MeCN : Acetonitril
MeOH : Methanol
MQC : Mẫu kiểm chứng nồng độ trung bình (Medium Quality Control
Sample)
ng : Nanogam
NTN : Người tình nguyện
PA :Tinh khiết phân tích (Pure for Analysis)
ROXI : Roxithromycin
RSD : Độ lệch chuẩn tương đối (Relative Standard Deviation)
SD : Độ lệch chuẩn (Standard Deviation)
SKD : Sinh khả dụng
S/N : Tín hiệu/nhiễu đường nền (Signal/Noise)
STT : Số thứ tự


TĐSH : Tương đương sinh học
T
max
: Thời gian đạt nồng độ thuốc tối đa
TW : Trung ương
ULOQ : Giới hạn định lượng trên (Upper limit of Quantification)
USP : Dược điển Mỹ (The United States Pharmacopoeia)
WHO : Tổ chức y tế thế giới (Word Health Organization)
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sự phát triển nhanh chóng của nền công nghiệp Dược Việt Nam trong
thời gian gần đây làm nảy sinh khá nhiều vấn đề về chất lượng thuốc. Do đó,
việc quản lý chất lượng thuốc ngày càng chặt chẽ hơn và thu hút nhiều hơn sự
quan tâm của xã hội. Một trong những vấn đề được quan tâm nhiều nhất, đó
là tương đương sinh học (TĐSH).
Tương đương sinh học được sử dụng để chỉ các sản phẩm cùng dạng
bào chế, chứa một lượng dược chất như nhau và có sinh khả dụng tương tự
trong cùng điều kiện thử nghiệm. Trên thực tế, nhiều chế phẩm thuốc có cùng
hoạt chất, cùng dạng bào chế nhưng tốc độ và mức độ hấp thu vào tuần hoàn
lại khác nhau nên tác dụng điều trị không hoàn toàn giống nhau. Chất lượng
nguyên liệu, thành phần tá dược và kỹ thuật bào chế là những yếu tố có nhiều
ảnh hưởng tới sự hấp thu của thuốc. Trong quá trình phát triển sản phẩm,
đánh giá TĐSH là một trong những phương pháp thường được sử dụng để lựa
chọn công thức và kỹ thuật bào chế. Kết quả đánh giá TĐSH là bằng chứng
về hiệu quả điều trị của thuốc và làm cơ sở cho việc lựa chọn và thay thế
thuốc trong lâm sàng. Dựa vào kết quả đánh giá TĐSH, nhà sản xuất có thể tự
khẳng định chất lượng đích thực cho sản phẩm của mình; nhà quản lý có cơ
sở để xem xét, thẩm định khi cấp giấy phép lưu hành và thầy thuốc có thêm
các thông tin về dược động học để lựa chọn, thay thế thuốc trong điều trị.
Sau hàng loạt các nghiên cứu, các bộ phận đăng ký thuốc ở các nước
phát triển lớn như Mỹ [45], Úc [15] hay Châu Âu [43]… nhận thấy rằng
TĐSH là cách thích hợp nhất để chứng tỏ sự tương thích trị liệu giữa thuốc
generic và thuốc phát minh.
Hiện nay, tại Việt Nam, nhu cầu sử dụng kháng sinh rất lớn. Một trong
các loại kháng sinh đang được sử dụng rộng rãi trong điều trị là Azithromycin
1
(AZI). Chế phẩm kháng sinh Azithromycin được cung cấp bởi nhiều doanh
nghiệp dược phẩm trong nước và ngoài nước, với nhiều dạng bào chế khác
nhau như: viên nang, viên nén, viên phân tán, thuốc bột, hỗn dịch uống…
Trong đó, viên nang là dạng chế phẩm đã được các doanh nghiệp Việt Nam
sản xuất và lưu hành với tỉ trọng lớn. Tuy nhiên, về giá cả, có sự chênh lệch
rất lớn giữa các chế phẩm của Việt Nam và ngoại nhập. Do tính đa dạng kết
hợp với tính phổ biến trong sử dụng Azithromycin ở nước ta, chúng tui thấy
việc đánh giá TĐSH cho chế phẩm này là rất cần thiết.
Để so sánh chất lượng của chế phẩm Azithromycin sản xuất trong nước
với chế phẩm thuốc nước ngoài có cùng hoạt chất có uy tín trên thị trường,
chúng tui tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tương đương sinh học của
viên Azithromycin 250mg sản xuất tại Việt Nam”.
Mục tiêu của đề tài là:
1. Xây dựng và thẩm định phương pháp phân tích Azithromycin
trong huyết tương nhằm ứng dụng để nghiên cứu tương đương sinh học.
2. Đánh giá tương đương sinh học của viên nang Azithromycin
250mg sản xuất trong nước so sánh với viên nén Zitromax

250mg của
hãng dược phẩm Pfizer-Bỉ.
2
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. SINH KHẢ DỤNG VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG SINH HỌC
1.1.1. Sinh khả dụng (Bioavailability) [5], [6], [21], [25]
Sinh khả dụng (SKD) là đặc tính biểu thị mức độ và tốc độ hấp thu của
một dược chất hay nhóm chất còn nguyên hoạt tính từ dạng bào chế vào hệ
đại tuần hoàn và đưa đến nơi tác dụng.
Mức độ hấp thu được phản ánh bằng diện tích dưới đường cong nồng
độ-thời gian (AUC: Area Under Curve). AUC cho biết tổng lượng dược chất
được hấp thu từ dạng bào chế vào hệ tuần hoàn.
Tốc độ hấp thu được phản ánh bởi thời gian thuốc đạt cực đại (T
max
) và
nồng độ cực đại của thuốc (C
max
) trong máu.
Có 2 cách đánh giá SKD in vivo: SKD tương đối và SKD tuyệt đối,
trong đó SKD tương đối được dùng nhiều hơn trong nghiên cứu phát triển các
sản phẩm generic.
1.1.2. Tương đương sinh học [25], [47], [46]
Hai chế phẩm được coi là TĐSH nếu chúng là những chế phẩm tương
đương bào chế, chứa một lượng dược chất như nhau, được dùng với liều như
nhau và có SKD tương tự trong cùng điều kiện thử nghiệm.
TĐSH là cơ sở cho việc lựa chọn và thay thế thuốc trong lâm sàng. Hai
chế phẩm đạt TĐSH có thể được sử dụng thay thế nhau trong điều trị. Kết quả
đánh giá TĐSH khẳng định chất lượng đích thực của thuốc.
Để đánh giá TĐSH của một thuốc, người ta dùng 4 phương pháp sau:
- Phương pháp Dược động học
- Phương pháp Dược lực học.
- Thử nghiệm lâm sàng.
3
- Thử độ hoà tan in vitro.
Trong đó phương pháp Dược động học (DĐH) được dùng phổ
biến nhất để đánh giá TĐSH cho các thuốc tác dụng toàn thân, giải
phóng thuốc vào hệ tuần hoàn. Nội dung chính của phương pháp này
là dựa vào các thông số DĐH trung bình thu được từ nhiều cá thể.
Phương pháp này thường được bố trí theo 2 mô hình: mô hình chéo và
mô hình song song [21], [25]. Trong mỗi mô hình có thể tiến hành
nghiên cứu theo thử nghiệm đơn liều hay đa liều.
♦ Mô hình nghiên cứu chéo
+ Chéo 2 thuốc, 2 giai đoạn : áp dụng khi cần so sánh 1 thuốc thử với 1
thuốc chứng. Người tình nguyện (NTN) được chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm,
2 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Nhóm 1 sử dụng thuốc thử, nhóm 2 sử dụng thuốc chứng.
Giai đoạn 2: Nhóm 2 sử dụng thuốc thử, nhóm 1 sử dụng thuốc chứng.
+ Chéo 3 thuốc, 3 giai đoạn: Áp dụng khi so sánh 2 thuốc thử A, B với
1 thuốc chứng. NTN được chia ngẫu nhiên thành 3 nhóm, 3 giai đoạn.
Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3
Nhóm 1 Thuốc thử A Thuốc thử B Thuốc chứng
Nhóm 2 Thuốc thử B Thuốc chứng Thuốc thử A
Nhóm 3 Thuốc chứng Thuốc thử A Thuốc thử B
Ưu điểm: Mỗi nhóm NTN đều uống thuốc thử và thuốc chứng nên hạn
chế ảnh hưởng của yếu tố cá thể.
Số NTN tham gia nghiên cứu ít nên tiết kiệm được kinh phí, nhân lực.
Nhược điểm: Thời gian nghiên cứu kéo dài, NTN có thể bỏ giữa chừng
nên ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu.
♦ Mô hình nghiên cứu song song: NTN được chia thành 2 nhóm.
4
Nhóm 1: Sử dụng thuốc thử.
Nhóm 2: Sử dụng thuốc chứng.
Ưu điểm: Thời gian nghiên cứu ngắn nên mô hình này thích hợp khi thuốc có
thời gian bán thải kéo dài.
Nhược điểm: Do mỗi nhóm chỉ sử dụng 1 thuốc nên khó đánh giá được ảnh
hưởng của cá thể NTN, của quá trình dùng thuốc. Vì vậy số NTN phải nhiều
để loại bớt ảnh hưởng của cá thể.
1.1.3. Tình hình nghiên cứu TĐSH ở Việt nam và thế giới
1.1.3.1. Trên thế giới
Đánh giá TĐSH được thực hiện từ nhiều thập kỷ trước, ở các nước và
khu vực có nền công nghiệp Dược phát triển như Canada, Mỹ [46], Pháp,
Đức, Australia [15], Châu Âu [43] … và các nước trong khu vực như Thái lan
[42], Indonesia [33], Singapore [40], Philippines, Malaysia, Trung quốc [36]
đều có quy chế đánh giá SKD và TĐSH. Tại Mỹ, từ năm 1962, cơ quan Quản
lý thuốc và thực phẩm (FDA) [21], [46] đã nghiên cứu, xem xét lại tính hiệu
quả của gần 3400 chế phẩm thuốc đã được xét duyệt và lần đầu tiên thuật ngữ
“Sinh khả dụng” được dùng để đánh giá, so sánh thuốc nghiên cứu với thuốc
đối chiếu. Hướng dẫn thử TĐSH in vivo đã được ghi trong Dược điển Mỹ
[45], trong đó có hướng dẫn thử TĐSH in vivo cho một số thuốc cụ thể và
những trường hợp có thể miễn thử TĐSH in vivo.
Ở các nước Châu Âu, năm 1987 đã có hướng dẫn về nghiên cứu SKD
(Investigation of Bioavailability), năm 1991 ra quy định chính thức đầu tiên
về nghiên cứu SKD và TĐSH
Nhằm tạo sự thống nhất trong khối EU về đánh giá hiệu quả điều trị
của thuốc, tháng 6/2001 Uỷ ban về các chế phẩm thuốc độc quyền (CPMP)
thuộc cơ quan Châu Âu đánh giá thuốc đã ban hành hướng dẫn về nghiên cứu
SKD và TĐSH [22].
1.1.3.2. Trong nước
5
Ở nước ta, khái niệm TĐSH mới được phổ biến trong vài năm trở lại
đây, chưa có văn bản chính thức quy định về đánh giá TĐSH. Trong hồ sơ xin
xét duyệt thuốc sản xuất trong nước chưa yêu cầu có số liệu đánh giá SKD và
TĐSH, riêng thuốc giải phóng có kiểm soát yêu cầu đánh giá TĐSH in vivo.
Hiện nay, Cục quản lý Dược Việt Nam, Trung tâm đánh giá TĐSH kết hợp
với một số đơn vị và các nhà khoa học đang soạn thảo quy chế đánh giá
TĐSH ở Việt Nam.
Khoảng 3-5 năm trở lại đây, những nghiên cứu về lĩnh vực này đã được
quan tâm nhiều hơn. Tuy nhiên hầu hết các nghiên cứu cũng mới chỉ thực
hiện tại các Trường Đại học và một số Viện nghiên cứu với mục đích đào tạo
[1], [2], [10], [12], [11], [13]. Việc ứng dụng các quy trình phân tích cũng như
tiến hành các đánh giá thử nghiệm còn hạn chế. Nguyên nhân là do chưa có
quy chế, hướng dẫn; cán bộ chưa được đào tạo chuyên sâu. Mặt khác, nồng
độ thuốc trong các dịch sinh học thường rất thấp, nên đòi hỏi phải có các
phương tiện phân tích hiện đại, có độ nhạy cao. Phòng thí nghiệm phải được
quản lý theo tiêu chuẩn thực hành tốt phòng thí nghiệm (GLP) và ISO để đảm
bảo kết quả nghiên cứu có độ tin cậy.
Từ các nghiên cứu thu được, chúng tui nhận thấy một số thuốc của Việt
Nam sản xuất không thua kém về SKD so với chế phẩm nổi tiếng cùng loại
của nước ngoài. Ví dụ: viên nang Cefaclor 250mg của Stada [10], Viên nén
bao film Vigentin 500mg/125mg của Xí nghiệp Dược phẩm TW I [1]…, các
chế phẩm nghiên cứu đều TĐSH với chế phẩm đối chiếu, nhưng giá thành
chênh lệch nhau gấp 10 lần, thậm chí 30-40 lần. Về giá bán cũng đúng với
trường hợp chế phẩm Azithromycin, trong khi viên Zithromax® 250mg của
Pfizer giá 80.000-90.000đ/viên, viên Usmax 250mg của Dong in Dang
Pharmaco (Hàn Quốc) giá khoảng 34.000đ/viên…thì viên Azimax 250mg của
Stada hay viên Azithromycin 250mg của Công ty Traphaco giá chỉ khoảng
6
3.000đ/viên.
Do đó đánh giá SKD và TĐSH của chế phẩm Azithromycin nói riêng
và các thuốc của Việt Nam sản xuất nói chung so với chế phẩm đối chiếu là
một việc làm hết sức cần thiết nhằm mục đích phục vụ người bệnh những
thuốc chất lượng cao, giá cả hợp lý, phù hợp với điều kiện kinh tế Việt Nam,
đồng thời thúc đẩy nhà sản xuất không ngừng nâng cao chất lượng để sản
phẩm của mình có tính cạnh tranh cao.
1.1.4. Quy định về đánh giá sinh khả dụng và tương đương sinh học
Tổ chức Y tế thế giới, hiệp hội các nước Đông Nam Á, và một số nước
đã có ban hành tài liệu hướng dẫn, quy định chung cho việc đánh giá SKD và
TĐSH [21], [22], [33], [36], [40], [45].
Nói chung, các nghiên cứu SKD và TĐSH in vivo phải tuân thủ theo
các qui chế GCP; GLP và phải đảm bảo vấn đề đạo đức trong khi tiến hành.
Nghiên cứu chỉ được bắt đầu khi được sự chấp thuận của Hội đồng đạo đức
[43], [45], [46].
Hội đồng đạo đức (HĐĐĐ) bao gồm các chuyên gia đầu ngành, các
nhà khoa học độc lập với nhóm nghiên cứu, bác sỹ lâm sàng và người đại
diện cho quyền lợi của NTN. Hội đồng được thành lập để đảm bảo nghiên
cứu đánh giá SKD và TĐSH nếu được tiến hành, sẽ tuân thủ đầy đủ “đạo đức
trong nghiên cứu Y-Sinh học”. Hội đồng xem xét các khía cạnh đạo đức và
khoa học của nghiên cứu như mục đích, sự cần thiết phải tiến hành nghiên
cứu; tính khoa học của đề cương nghiên cứu; sự đảm bảo quyền lợi và các
biện pháp phòng ngừa các nguy cơ có thể xảy ra đối với NTN của nhóm
nghiên cứu…Vì vậy, trước khi tiến hành đánh giá SKD và TĐSH, nhóm
nghiên cứu phải xây dựng đề cương nghiên cứu, nộp đơn xin đánh giá SKD
và TĐSH lên thường trực HĐĐĐ.
Ngoài vấn đề đảm bảo đạo đức trong nghiên cứu, các qui định, hướng dẫn
7
về đánh giá SKD và TĐSH bao gồm những nội dung cơ bản và cụ thể sau:
1.1.4.1. Chế phẩm cần và không cần đánh giá TĐSH
[
43
]
♦ Các chế phẩm cần đánh giá TĐSH
- Dạng thuốc uống giải phóng nhanh.
+ Thuốc cần đảm bảo hiệu quả điều trị.
+ Khoảng điều trị hay khoảng an toàn hẹp (chỉ số điều trị nhỏ hơn 2)
+ DĐH phức tạp do hấp thu, DĐH không tuyến tính, chuyển hoá cao (lớn
hơn 70%), đào thải trước khi vào máu.
+ Tính chất hoá lý của hoạt chất không thuận lợi: độ tan thấp, tính thấm
kém, kém bền vững
+ Thuốc có vấn đề về SKD do cấu trúc hay do công thức bào chế.
+ Tỷ lệ tá dược quá nhiều so với hoạt chất.
- Thuốc tác dụng toàn thân đưa vào cơ thể qua các đường khác nhau như qua
da, trực tràng…
- Thuốc giải phóng kéo dài tác dụng toàn thân.
♦ Các chế phẩm không cần đánh giá TĐSH
- Các thuốc tiêm (tĩnh mạch, bắp hay dưới da) dưới dạng dung dịch
nước cùng nồng độ và cùng loại tá dược.
- Các thuốc uống dạng dung dịch có cùng hoạt chất và nồng độ, không
chứa tá dược làm ảnh hưởng đến vận chuyển ở đường tiêu hoá hay hấp thu
hoạt chất.
- Thuốc dạng khí.
- Thuốc dạng bột để pha thành dung dịch tiêm hay uống.
- Thuốc nhỏ mắt, tai dạng dung dịch nước có cùng nồng độ, hoạt chất
và cùng các tá dược chính.
- Các thuốc hít, xịt mũi có cùng hoạt chất, nồng độ và tá dược chính,
cách sử dụng giống nhau.
1.1.4.2. Phương pháp DĐH đánh giá TĐSH
8
Dựa vào các thông số DĐH để đánh giá TĐSH giữa chế phẩm thử và
chế phẩm đối chiếu. Gồm 6 nội dung:
♦ Chọn mô hình thử nghiệm
[
45
]
Nghiên cứu cần được thiết kế sao cho có thể phân biệt được ảnh hưởng
của thuốc với các ảnh hưởng khác. Trong đánh giá TĐSH cần chọn mô hình
thử nghiệm phù hợp. Mô hình hay được lựa chọn để đánh giá TĐSH là bố trí
chéo đôi, hai giai đoạn (cross over design, two sequences, two treatments).
Thời gian nghỉ giữa 2 giai đoạn phải đủ dài để liều đã dùng ở giai đoạn
trước được thải loại hết trước khi dùng liều sau. Thời gian này thường được
tính ít nhất bằng 5 lần thời gian bán thải (T
1/2
) của dược chất.
Thông thường nghiên cứu liều đơn có thể đủ để đánh giá TĐSH, nhưng
một số trường hợp nghiên cứu ở trạng thái ổn định, nên sử dụng thuốc theo
chế độ thường dùng đã được khuyến cáo:
- Động học không tuyến tính, đặc biệt có bão hoà liên kết với protein
huyết tương.
- Thuốc có tác dụng kéo dài.
- Thuốc có quá trình hấp thu thay đổi nhiều theo cá thể.
- Thuốc có khoảng điều trị hẹp.
- Thuốc phối hợp nhiều thành phần nhưng tỷ lệ giữa các thành phần
khác nhau nhiều.
Số lượng người tình nguyện (NTN) cần thiết được xác định dựa vào:
- Biến thiên do sai số liên quan tới các tính chất cơ bản của dược chất,
ước tính được từ thí nghiệm thăm dò, từ các nghiên cứu trước đó hay tài liệu
đã công bố.
- Mức ý nghĩa thống kê công bố.
- Độ lệch mong muốn so với thuốc đối chứng phù hợp với TĐSH.
Tuy nhiên, số lượng NTN (cỡ mẫu) trong nghiên cứu TĐSH thường
được sử dụng là 18, 24, 30 hay 36, thấp nhất không ít hơn 12.
♦ Chọn đối tượng nghiên cứu [45]
9
Đối tượng nghiên cứu trong đánh giá TĐSH là người tình nguyện thử
thuốc, chế phẩm nghiên cứu và chế phẩm đối chiếu.
Chọn người tình nguyện
Người tình nguyện phải được lựa chọn sao cho có thể hạn chế đến mức
tối thiểu sự biến thiên và cho phép phát hiện được sự khác nhau giữa các
thuốc. Do đó thường lựa chọn NTN khoẻ mạnh dùng cho nghiên cứu SKD và
TĐSH. Nên chọn người tình nguyện đáp ứng các yêu cầu:
- NTN phải khoẻ mạnh đồng nhất, chênh lệch trong khoảng 10% về
chiều cao, 15% về trọng lượng.
- Độ tuổi: 18-50 tuổi.
- Không hút thuốc lá, không nghiện rượu và ma tuý.
- Không dị ứng với thuốc cần nghiên cứu.
- Nếu là nữ không được có thai.
- Kiểm tra sức khoẻ: đạt các yêu cầu về thể trạng, tiền sử bệnh tật, các
phép thử lâm sàng, cận lâm sàng.
- Người tình nguyện phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của thử
nghiệm và các điều kiện thử nghiệm.
Chế phẩm nghiên cứu
Chế phẩm nghiên cứu để đánh giá TĐSH phải đảm bảo các yêu cầu:
- Được sản xuất theo tiêu chuẩn GMP.
- Chế phẩm nghiên cứu cần giống với chế phẩm đang lưu hành.
- Mẫu nghiên cứu lấy từ lô sản xuất công nghiệp, nếu lấy từ lô sản xuất
thử thì lô này không dưới 10% cỡ lô của sản xuất chuẩn.
- Độ hoà tan và hàm lượng hoạt chất không được khác nhau quá 5%.
Nếu có thì phải hiệu chỉnh cho các thông số phụ thuộc vào liều để dễ so sánh
đánh giá.
Chế phẩm đối chiếu
Chế phẩm đối chiếu phải là loại phát minh cùng loại.
Chế phẩm phát minh là những chế phẩm bản quyền được cấp phép lưu
10
thông trên cơ sở có đủ hồ sơ nghiên cứu về hoá học, sinh học, bào chế, dược
lý, độc chất, thử lâm sàng.
Hiện nay chưa có quy định rõ ràng về chế phẩm đối chiếu, do đó sự lựa
chọn tuỳ từng trường hợp vào từng quốc gia. Một số tiêu chuẩn thường được dùng để
xem xét, lựa chọn chế phẩm đối chiếu:
- Là thuốc chiếm vị trí chủ yếu trên thị trường nước đó.
- Thuốc được cấp phép đầu tiên.
Với trường hợp đánh giá SKD tương đối, nếu thuốc gây độc không
tiêm được tĩnh mạch thì dùng dung dịch uống. Nếu vì hạn chế độ tan không
pha được dung dịch thì dùng hỗn dịch tiêm bắp hay uống, hay các dạng
thuốc rắn khác như bột, nang…
♦ Các thông số DĐH dùng cho đánh giá TĐSH
Đánh giá TĐSH thường dựa trên cơ sở đo nồng độ dược chất trong các
dịch sinh học như máu, nước tiểu, nước bọt, huyết tương…Phổ biến nhất là sử
dụng các thông số DĐH trong huyết tương như AUC, C
max
, T
max
để đánh giá
TĐSH.
Chế phẩm thử T được coi là TĐSH với chế phẩm đối chiếu R nếu:
0,80
≤≤
R
T
AUC
AUC
1,20
0,80
≤≤
R
T
C
C
max
max
1,20
hay :
ln 0,80 ≤ ln
R
T
AUC
AUC
≤ ln1,25
ln 0,80 ≤ ln
max
max
T
R
C
C
≤ ln 1,25
♦ Chương trình lấy mẫu và uống thuốc
11
Cần xây dựng một chương trình lấy mẫu phù hợp để có thể thu được
đường cong DĐH phản ánh đúng mức độ hấp thu và thải trừ của thuốc.
- Uống thuốc
Người tình nguyện tham gia thử thuốc cần tuân thủ các quy định sau:
- Trong khoảng thời gian thích hợp trước và trong quá trình thử nghiệm
không được uống các thuốc khác, và không được dùng thức ăn và đồ uống có
tác động lên chức năng tuần hoàn, tiêu hoá, gan và thận.
- Người tình nguyện được phân ngẫu nhiên vào nhóm uống thuốc đối
chiếu hay thuốc nghiên cứu. Uống thuốc với 240mL nước ấm. Nếu cần uống
nước thêm phải đợi 1 giờ sau khi uống thuốc.
Trong và sau giai đoạn thử nghiệm, việc theo dõi sức khoẻ người tình
nguyện phải do bác sĩ có chuyên môn đảm nhiệm.
- Chương trình lấy mẫu
Chương trình lấy mẫu phải được thiết lập sao cho có thể ước lượng
tương đối chính xác giá trị C
max
và thu được đường cong nồng độ thuốc trong
huyết tương theo thời gian đủ để ước lượng chính xác mức độ hấp thu. Thời
gian lấy mẫu đáp ứng khi giá trị AUC
0-t
ít

nhất bằng 80% AUC
0-

. Số lượng
mẫu thử phải đủ đặc trưng cho pha hấp thu và pha thải trừ. Vì vậy thường xây
dựng đường cong DĐH tối thiểu đến thời gian bằng 3 lần thời gian bán thải.
Nếu thử đơn liều theo phương pháp thiết kế chéo thì thường lấy 12-15 mẫu
(theo quy định của Dược điển Mỹ [45]), bao gồm 3 điểm ở pha hấp thu, 3
điểm ở xung quanh T
max
, 6 điểm ở pha thải trừ.
1.1.4.3. Thẩm định phương pháp phân tích trong dịch sinh học
[
45
]
,
[
38
]
Phân tích hàm lượng dược chất trong dịch sinh học là phương pháp
đánh giá SKD trực tiếp và chính xác. Mẫu sinh học thường chứa nhiều tạp
chất, lượng mẫu ít và nồng độ chất phân tích thường thấp. Do vậy, phương
pháp phân tích sinh học phải được thẩm định trước khi áp dụng vào phân
tích mẫu. Đây là nội dung quan trọng có tính quyết định độ chính xác của
kết quả đánh giá TĐSH. Nội dung và các phương pháp thẩm định được
12
hướng dẫn trong các tài liệu về phân tích và trong các Dược điển [37], [46],
gồm các chỉ tiêu:
+ Tính đặc hiệu (specificity)
+ Độ đúng (accuracy).
+ Độ chính xác (precision).
+ Khoảng nồng độ tuyến tính.
+ Giới hạn phát hiện (LOD) và giới hạn định lượng (LOQ).
+ Hiệu suất chiết.
+ Độ ổn định của hoạt chất trong điều kiện bảo quản và xử lý mẫu.
1.1.4.4. Phân tích số liệu và đánh giá TĐSH
[
45
]
, [21], [18], [5]
* Phân tích thống kê
Phương pháp thống kê để xác định SKD tương đối là xác định khoảng
tin cậy 90% tỷ lệ các giá trị trung bình giữa chế phẩm thử và chế phẩm đối
chiếu, với các thông số cần quan tâm.
Thông số dược động học được tính toán từ nồng độ như AUC,

C
max
được
phân tích chuyển dạng logarit cơ số 10 hay cơ số e. Riêng với T
max
không
chuyển dạng logarit, được xử lý theo phương pháp thống kê phi tham số.
Phân tích phương sai được sử dụng để đánh giá ảnh hưởng của các
nguồn biến thiên như: trình tự, giai đoạn, cá thể, chế phẩm đến kết quả. Với
các thông số dược động học được đề cập, ngoài khoảng tin cậy 90% dùng để
so sánh 2 chế phẩm, cần đưa thêm các giá trị thống kê trung bình, giá trị tối
thiểu và giá trị tối đa.
* Khoảng chấp nhận đối với các thông số dược động học
- Với AUC và C
max
: Khoảng tin cậy 90% cho giá trị SKD tương đối
phải trong khoảng 0,80-1,20, hay ln 0,80-ln1,25
+ Đối với các chế phẩm có khoảng điều trị hẹp, khoảng chấp nhận phải
nhỏ hơn.
+ Một số trường hợp, chấp nhận khoảng tin cậy lớn hơn (70%-145%)
nhưng cần xem xét các dữ liệu lâm sàng.
13
- Các thông số khác:
Giá trị T
max
có thể đánh giá, tuy nhiên giá trị so sánh này chỉ có ý nghĩa
khi cần công bố các thông tin liên quan đến lâm sàng như thuốc tác dụng
nhanh hay tác dụng bất lợi của thuốc.
Trong các nghiên cứu SKD tương đối, có thể đánh giá một số thông số
DĐH khác như C
min
, độ dao động, T
1/2
nếu cần.
1.1.5. Sinh khả dụng của thuốc dạng rắn [6]
Thuốc dạng rắn (viên nén, viên nang…) là những dạng thuốc được sử
dụng rộng rãi nhất trong lâm sàng. Trong thực tế, các dạng thuốc rắn thường
có vấn đề về SKD, nhất là các chế phẩm chứa dược chất ít tan. Khi vào cơ
thể, nó trải qua các giai đoạn giải phóng, hoà tan, hấp thu và thải trừ.
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến SKD của thuốc dạng rắn như: đặc tính
lý hoá của dược chất, tá dược, kỹ thuật bào chế và các yếu tố của người dùng.
Muốn làm tăng SKD của thuốc dạng rắn, ta phải chú ý đến những yếu tố trên.
1.2. ĐẠI CƯƠNG VỀ AZITHROMYCIN [4] [8], [9], [19], [32], [45]
1.2.1. Tính chất lý-hoá của Azithromycin

Công thức hoá học [19], [36], [45], [44]
O
N
H
3
C
H
3
C
HO
HO
CH
3
OH
O
CH
3
H
3
C
C
2
H
5
O
CH
3
O
H
3
C
O
CH
3
OH
CH
3
OCH
3
O
CH
3
N(CH
3
)
2
HO
1
2
3
4
6
8
9
10
12
14
15
1'
1''
2'
2''
.2H
2
O
L-cladinose
D-desosamin
- Công thức phân tử: C
38
H
72
N
2
O
12
.2H
2
O
- Trọng lượng phân tử: 785,02
- Tên khoa học: Methyl-aza-11-Desoxo-10 homoerythromycin A
Trong cấu trúc của AZI không có dây nối đôi liên hợp và các nhóm
14
mang màu nên nó hấp thụ UV kém, đây là điều khó khăn để định lượng AZI
trong dịch sinh học.
- Nguồn gốc: Macrolid bán tổng hợp từ Erythromycin A, trong đó đưa
thêm vào khung 1N (Macrolid 15 nguyên tử, là cấu trúc chưa phát hiện thấy
trong thiên nhiên).

Tính chất [44], [8]
√ Tính chất vật lý:
- Bột kết tinh màu trắng, hay trắng ngà, không mùi, vị đắng.
- Thực tế khó tan trong nước; dễ tan trong một số dung môi hữu cơ:
methanol, ethanol, diethyl ether, cloroform và dung dịch acid hydrocloric loãng.
- Dung dịch 0,2% trong hỗn hợp methanol-nước (1:1) có pH là 9,0- 10,0.
- Năng suất quay cực là -45
0
đến -49
0
(dung dịch 20mg/mL ethanol).
√ Tính chất hoá học:
- Tính base: do các osamin (đường amin) gây ra, pKa = 8,74.
- Tạo muối dễ tan trong nước với các acid vô cơ và hữu cơ.
- Phản ứng màu: Với các acid như HCl, H
2
SO
4
.
1.2.2. Tính chất dược lý và dược động học [4], [14], [31]

Dược động học
- Hấp thu: AZI hấp thu nhanh và SKD đường uống đạt khoảng 40%.
Azithromycin được hấp thu nhanh nhưng không hoàn toàn qua đường tiêu
hoá, sinh khả dụng tuyệt đối của các dạng thuốc nằm trong khoảng 34%-52%,
biến đổi tuỳ từng trường hợp vào từng dạng bào chế (viên nang, viên nén, hỗn dịch
uống). SKD của Azithromycin thấp chủ yếu do hấp thu tại ruột kém. Thức ăn
làm giảm hấp thu của Azithromycin khoảng 50%. Sau khi uống liều 500 mg,
nồng độ đỉnh huyết tương đạt tối đa khoảng 0,5µg/ml sau 3 giờ.
15
- Phân bố: Phân bố rộng khắp cơ thể, chủ yếu vào các mô như phổi,
amidan, tiền liệt tuyến, bạch cầu hạt và đại thực bào
- Chuyển hoá-thải trừ: Một lượng nhỏ AZI bị khử methyl trong gan,
được đào thải qua mật ở dạng không biến đổi và một phần ở dạng chuyển hoá.
Azithromycin có thời gian bán thải là khoảng 55-56 giờ và chủ yếu được thải
qua phân, chỉ có 6% Azithromycin được thải trừ qua nước tiểu trong vòng 72
giờ dưới dạng không chuyển hoá.


Cơ chế và tác dụng dược lý
- AZI tác động bằng cách gắn kết vào tiểu đơn vị 50S của ribosom và
qua đó ức chế sự tổng hợp protein của vi khuẩn. Nồng độ đỉnh trong huyết
tương đạt được sau 2-3giờ.
- AZI là một loại kháng sinh mới có hoạt phổ rộng, có tác dụng tốt trên
các vi khuẩn gram dương như Streptococcus, Pneumococcus, Staphylococcus
aureus và một số vi khuẩn khác như Corynebacterium diphtheriae,
Clostridium perfringens, Peptostre ptococcus và Propionibacterium acnes.
AZI có tác dụng tốt trên các vi khuẩn Gram âm như Haemophilus influenzae,
Parain fluenzae, Ducreyi.

Chỉ định
AZI được chỉ định dùng trong các trường hợp nhiễm khuẩn do các vi
khuẩn nhạy cảm với thuốc.

Tác dụng không mong muốn
- Hay gặp nhất là chứng rối loạn tiêu hoá (khoảng 10%).
- Ảnh hưởng thính giác: nếu sử dụng lâu dài ở liều cao.
♦ Liều lượng và cách dùng
AZI dùng một lần/ ngày, uống 1 giờ trước bữa ăn hay 2 giờ sau khi ăn.
Điều trị bệnh lây qua đường sinh dục: liều duy nhất 1g.
16
Các chỉ định khác: ngày đầu tiên uống một liều 500mg và dùng 4 ngày
nữa với liều đơn 250mg/ngày.
1.2.3. Một số chế phẩm chứa AZI trên thị trường [9]
Bảng 1.1. Một số chế phảm chứa Azithromycin trên thị trường
Tên
chế phẩm
Hãng
sản xuất
Dạng bào chế Hàm lượng
Doromax Domesco
Viên nang
Bột uống
250 mg
1,5gam/gói
Azamacin StallionLabs Viên nang 250 mg
Azee Cipla
Bột pha hỗn dịch
Viên nang
250 mg
250mg
Azifast Ipca
Viên nén bao phim 250 mg
Azimax Imexpharm
Viên nang
Viên bao phim
250 mg
500 mg
Aziphar Mekophar
Viên nang
Viên bao phim
250 mg
500 mg
Azithromycin Traphaco Viên nang 250 mg
Azithromycin Naphaco Viên nang 250 mg
Azithromycin Stada Viên nang 250 mg
Nadymax CTCPDP 2/9 Viên nén dài bao phim
Gói bột uống
250 mg
250mg
Zithromax® Pfizer Viên nén 250mg
500mg
1.2.4. Một số nghiên cứu định lượng Azithromycin trong dịch sinh học
1.2.4.1.Định lượng AZI bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC)
Bảng 1.2. Một số phương pháp định lượng AZI trong dịch sinh học bằng
HPLC
17
ST
T
Tài
liệu
Mẫu
phân
tích
Điều kiện sắc ký
Cột Điều kiện
Detect
or
1 [23]
HT
người
Acquity UPLC
- Dung môi chiết: Diethyl ether.
- Pha động: MeCN– Amoni acetat
0,05M
- Chuẩn nội: ROXI.
- Tốc độ dòng: 0,35mL/phút.
- Đường chuẩn: 1 - 1000ng/mL
- LOQ: 1ng/mL
MS
2
[35]
Huyết
thanh
người
Al
2
O
3
- Pha động: Na
3
PO
4

0,02M:MeCN (1:3), pH=10.
- Tốc độ dòng: 1,5mL/phút.
- Đường chuẩn: 10ng/mL-
1000ng/mL.
Điện
hoá
3
[24]
HT
người
Symmetry C18
(250 x 2,1mm;
3µm)
- Pha động: MeCN -
NH
4
CH
3
COO 0,05M
- Chuẩn nội: CLA.
- Tốc độ dòng: 0,5mL/phút.
- Đường chuẩn: 2,5 - 2000ng/mL.
MS
4
[16]
HT
người
Phenyl (250 x
2,1mm; 3µm)
- Dung môi chiết: Hexan
- Pha động: MeCN - Na
3
PO
4

0,05M (71:29); pH=5,9
- Chuẩn nội: Clazithromycin
- Tốc độ dòng: 2,5mL/phút.
- Chất dẫn xuất huỳnh quang:
FMOC-Cl.
- Đường chuẩn: 1-1000ng/mL.
Huỳnh
quang
5
[27]
HT
người
Chromegabond
alkylphenol
- Pha động: MeCN-MeOH-
NH
4
CH
3
COO-NaHClO
3
0,05M
Điện
hoá
18
5µm
(53:10:22:23)
- LOQ: 90ng/mL
6
[32]
HT
người
Waters C18
(100 x 4,6mm;
3,5µm)
- Dung môi chiết: Tert-butyl
methyl ether.
- Pha động: MeCN-đệm phosphat
(36,5: 63,5); pH=7,4
- Tốc độ dòng: 2,1mL/phút.
Điện
hoá
7
[34]
HT
người
Spheri-5 cyano
(100 x 4,6mm;
5µm), Norwark
USA
- Dung môi chiết: Ethyl acetat-
hexan (1:1).
- Pha động: MeCN-MeOH-đệm
phosphat 0,04M (52: 9:39).
- Tốc độ dòng: 1mL/phút.
- Đường chuẩn: 40-800ng/mL
Điện
hoá
8
[28]
HT
người
Zorbax SBICN
(150 x 4,6mm;
5µm).
- Dung môi chiết: Tert-butyl
methyl ether.
- Pha động: Na
2
HPO
4
50mM -
NaH
2
PO
4
50mM -MeCN -
MeOH; pH 6,5-7,5
- Tốc độ dòng: 1mL/phút.
Điện
hoá
Nhận xét: Từ các tài liệu thu thập được, định lượng AZI trong huyết
tương có thể phát hiện bằng HPLC với detector huỳnh quang, điện hoá, khối
phổ. Với detector huỳnh quang, AZI cần được dẫn chất hoá, đáp ứng phân
tích phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thời gian dẫn chất, môi trường phản ứng,
nồng độ thuốc thử, do đó kết quả thu được không ổn định. Detector điện hoá
và khối phổ có thể phát hiện trực tiếp AZI, nhưng giới hạn định lượng khi
dùng detector điện hoá không đáp ứng yêu cầu nghiên cứu TĐSH (LOQ=
90ng/mL). Detector khối phổ định lượng nhanh, nhạy, tính chọn lọc cao, giới
hạn định lượng thấp, rất phù hợp xác định các chất trong mẫu thử có nền mẫu
phức tạp, đặc biệt là dịch sinh học. Do đó chúng tui sẽ sử dụng phương pháp
 

JacobDavis

New Member
Re: [Free] Nghiên cứu tương đương sinh học của viên Azithromycin 250mg sản xuất tại Việt Nam

Ad ơi cho mình xin tài liệu này với
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên Cứu Khả Năng Sinh Trưởng, Phát Triển Của Một Số Dòng Giống Đậu Tương Tại Huyện Vị Xuyên - Tỉnh Hà Giang Nông Lâm Thủy sản 0
B Nghiên cứu mô hình lọc sinh học xử lý nước thải cơ sở sản xuất nước tương Lam Thuận Kiến trúc, xây dựng 0
H nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ muối đến hiệu quả xử lý nước thải từ quy trình sản xuất nước tương Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu giá trị của Procalcitonin huyết tương trong chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết ở bệnh nhi Y dược 0
D nghiên cứu xác định một số giống và thời vụ gieo trồng đậu tương thích hợp cho vụ hè thu tại thị xã Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu bào chế nhũ tương nano nhỏ mắt chứa diclofenac Y dược 0
D Nghiên cứu định lượng Rifampicin trong huyết tương bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao Y dược 0
A Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình tương tác đất- khí quyển đến điều kiện khí hậu khu vực miền Trung Luận văn Sư phạm 0
D Nghiên cứu đánh tác động của biến đổi khí hậu đến một số cây trồng chủ lực (lúa, ngô, sắn, đậu tương Luận văn Sư phạm 0
P Nghiên cứu mối tương quan giữa các phương pháp điều chế polyme L-lactic với phân tử lượng và các đặc Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top