Chia sẻ miễn phí cho các bạn tài liệu:

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT VỀ MÔ HÌNH VAR (VALUE AT RISK) 3
1.1. Khái niệm giá trị rủi ro VaR: 3
1.2. Phương pháp xác định giá trị rủi ro VaR: 4
1.2.1. Phương pháp Risk metrics: 4
a. Nội dung: 4
b. Ưu, nhược điểm của phương pháp: 7
1.3.2. Phương pháp toán kinh tế để tính VaR: 8
a. Phương pháp toán kinh tế để tính VaR một thời kỳ: 8
b. Phương pháp toán kinh tế để tính VaR nhiều thời kỳ 9
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ QUẢN LÝ RỦI RO CHO CỔ PHIẾU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI LÝ LIÊN HIỆP VẬN CHUYỂN 12
2.1.Vài nét về công ty Cổ phần Đại lý liên hiệp vận chuyển và cổ phiếu GMD: 12
2.1.1.Vài nét về công ty cổ phần Đại lý liên hiệp vận chuyển: 12
2.1.2.Vài nét về cổ phiếu GMD của công ty cổ phần Đại lý liên hiệp vận chuyển: 13
2.2.Ứng dụng mô hình VaR để phân tích và quản lý rủi ro cho cổ phiếu GMD: 14
2.2.1. Phương pháp mô hình toán kinh tế: 14

LỜI MỞ ĐẦU

Thị trường chứng khoán là thị trường có tổ chức, là nơi diễn ra các giao dịch mua bán, trao đổi các loại chứng khoán theo các qui tắc đã được ấn định. Trên thế giới, thị trường chứng khoán ra đời cách đây hơn 400 năm với hình thức địa điểm ban đầu rất thô sơ, bột phát, tản mạn và khó xác định. Theo thời gian các thị trường phát triển và biến hình liên tục, hoàn thiện và đồng bộ hơn. Nếu trong thời kỳ đầu, thị trường chứng khoán chỉ xuất hiện ở những nước có nền kinh tế tự do phát triển như Hà Lan, Anh, Đức, Hoa Kỳ,… thì hiện nay mô hình thị trường này đã lan rộng và trở thành hiện tượng phổ biến của các quốc gia có nền kinh tế thị trường. Mặc dù vậy, để phù hợp với trình độ phát triển kinh tế và thực lực nền kinh tế mà mức độ phức tạp, đa dạng cũng như mức độ sôi động của thị trường chứng khoán tại các quốc gia khác nhau.

Nhận thức đươc tầm quan trọng của thị trường chứng khoán, Việt Nam đã chính thức đưa thị trường chứng khoán vào hoạt động với sự khai trương của trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) vào ngày 20/7/2000. Tính đến nay thị trường chứng khoán của Việt Nam đã hình thành được gần 10 năm, đã có những bước tiến nhất định. Tuy vậy so với những nước phát triển, thị trường chứng khoán của Việt Nam là một thị trường non trẻ, thiếu kinh nghiêm bởi vậy sự phát triển của thị trường chứng khoán là không ổn định.

Thị trường chứng khoán là thị trường của lợi nhuận và rủi ro. Khi tham gia vào thị trường nhà đầu tư luôn mong muốn kì vọng đạt được lợi nhuận cao. Tuy nhiên lợi nhuận luôn đi kèm với rủi ro. Vì vậy mỗi nhà đầu tư cần chuẩn bị mọi thông tin, kiến thức vốn tư bản và khả năng chấp nhận rủi ro trong đầu tư.

Mặc dù không triệt tiêu hết được rủi ro nhưng ngày nay, nhờ có sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, các công cụ toán học cho phép các nhà đầu tư có thể chủ động phòng ngừa, giảm thiểu, hay hoán đổi rủi ro, chủ động kiểm soát rủi ro. Đó là lý do cho sự ra đời của hàng loạt các hệ thống và phương pháp định giá rủi ro. Một trong các phương pháp định giá rủi ro đáng tin cậy là phương pháp xác định giá trị rủi ro (Value at Risk – VaR).
Trong phạm vi nghiên cứu của đề án môn học, với những hiểu biết còn hạn chế, em xin chọn đề tài: “ Ứng dụng mô hình VaR vào hoạt động phân tích và quản lý rủi ro cho cổ phiếu của Công ty cổ phần Đại lý Liên hiệp vận chuyển” làm đề án môn học của mình.
Đề án môn học của em được kết cấu như sau:
- Lời mở đầu
- Chương 1: Lý thuyết về mô hình VaR (Value at Risk)
- Chương 2: Phân tích và quản lý rủi ro cho cố phiếu của công ty Cổ phần Đại lý Liên hiệp vận chuyển.

CHƯƠNG 1
LÝ THUYẾT VỀ MÔ HÌNH VAR (VALUE AT RISK)

Sau sự kiện “Ngày thứ hai đen tối”, năm 1988 tổ chức “Ngân hàng thanh toán quốc tế” – BIS (Bank for International Settlement) công bố “Hiệp định Basel 1” (Basel Accord I), năm 1996 có bổ sung gọi là “Hiệp định Basel 2” trong đó quy định: các tổ chức tài chính, ngân hàng và phi ngân hàng phải lập quỹ dự phòng (phòng hộ rủi ro tín dụng) với quy mô tối thiểu bằng 8% vốn an toàn (vốn điều chỉnh rủi ro). Tỷ lệ 8% gọi là tỷ số Cook (Cook Ratio). Tỷ lệ 8% có thể là cao hay thấp đối với các ngân hàng cũng như các tài sản khác nhau (tài sản Có và Nợ, cấu trúc tài sản,…). Để thiết lập quỹ dự phòng chính xác các ngân hàng và nhà đầu tư phải ước tính được tổn thất của tài sản hay danh mục đang nắm giữa do rủi ro thị trường. Do đó, VaR được khuyến nghị sử dụng. Tổ chức tài chính đầu tiên sử dụng phương pháp VaR là Ngân hàng JPMorgan (Mỹ, 1994) và hiện đang được các tổ chức tài chính trên thế giới áp dụng rộng rãi. Hiệp định Basel áp dụng đối với các nước trong tổ chức G-10 đã coi VaR là nền tảng để xây dựng nên hành lang pháp lý, tạo ra sân chơi thống nhất và bình đẳng cho các tổ chức tài chính quốc tế. Chính vì ý nghĩa và tầm quan trọng của VaR mà phần tiếp theo sẽ tập trung phân tích phương pháp VaR.
1.1. Khái niệm giá trị rủi ro VaR:
Giá trị của rủi ro liên quan chính tới rủi ro thị trường hay rủi ro hệ thống. Theo Due & Pan (1997) và Jorion (1997), VaR là ước lượng điểm về khả năng có thể bị sụt giảm của một định chế tài chính do một loại rủi ro dẫn đến sự vận động chung của thị trường trong suốt một thời kỳ nắm giữ nhất định. Trong trường hợp này, VaR được sử dụng để đảm bảo rằng các định chế tài chính vẫn hoạt động sau những sự kiện khủng hoảng.
Từ quan điểm của một định chế tài chính, VaR có thể được xác định là phần mất đi lớn nhất của một định chế tài chính trong một thời kỳ nhất định theo một xác suất nhất định.
Nhưng dưới góc độ của một cơ quan quản lý, VaR có thể được xác định như phần mất đi nhỏ nhất trong điều kiện bất thường của thị trường tài chính. Cả hai cách định nghĩa này đều xác định và đưa ra cách tính VaR như nhau, dự khái niệm đưa ra là khác nhau. VaR của danh mực hay tài sản thể hiện mức độ tổn thất có thể xảy ra trong một khoảng thời gian nhất định với mức độ tin cậy nhất.
1.2. Phương pháp xác định giá trị rủi ro VaR:
Rủi ro thực chất phản ánh tính không chắc chắn của kết quả nên cách tốt nhất là sử dụng các phân bố xác suất để đo lường rủi ro. Phương pháp VaR chủ yếu được xác định trên nền tảng của lý thuyết xác suất và thống kê toán. Mặt thuận lợi của phương pháp này là cung cấp cho người quản lý một con số phản ánh được nguy cơ tổn thất tài chính có thể xảy ra do sự biến động của thị trường
Với phương pháp tính VaR các nhà đầu tư có thể ước lượng mức độ tổn thất lớn nhất của danh mục trong 1 khoảng thời gian nhất định với độ tin cậy cho trước và với điều kiện thị trường tài chính hoạt động bình thường.
Ví dụ: Theo ước tính của J.P.Morgan (1994) thì: VaR (1 ngày, 95%) = 15 triệu $. Nghĩa là với độ tin cậy 95%, trong 1 ngày, mức độ tổn thất tối đa mà J.P.Morgan phải gánh chịu là 15 triệu $. Từ việc xác định giá trị tổn thất như vậy thì J.P.Morgan có thể chuẩn bị trước một khoản tiền (có thể là lớn hơn hay bằng 15 triệu $) để chi trả và đối ứng khi có rủi ro xảy ra.





Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:


- Bạn nào có tài liệu gì hay thì up lên đây chia sẻ cùng anh em.
- Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở forum, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Ứng dụng phần mềm ClassPoint trong tổ chức dạy học theo mô hình 5E chương Chất khí - Vật lí 10 Luận văn Sư phạm 0
D Ứng dụng mô hình DEA đánh giá hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thạc sĩ kinh tế Luận văn Kinh tế 0
D Ứng dụng mô hình DEA và mô hình Hồi quy Tobit để kiểm định các nhân tố tác động đến mức độ hiệu quả của các NHTM Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Ứng dụng mô hình DEA đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu ứng dụng mô hình quadrotor trong giám sát và cứu hộ Khoa học kỹ thuật 0
D Nghiên cứu, ứng dụng mô hình matlab - simulink để tính toán đánh giá lưới điện phục vụ công tác đào tạo Khoa học kỹ thuật 0
D PHÂN TÍCH ỨNG DỤNG CỦA MÔ HÌNH CROSS-DOCKING. LIÊN HỆ THỰC TẾ Luận văn Kinh tế 0
D ỨNG DỤNG mô HÌNH THƯƠNG mại điện tử của DOANH NGHIỆP RAKUTEN NHẬT bản Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu các mô hình định giá doanh nghiệp ứng dụng phương pháp tài sản và phương pháp dòng tiền chiết khấu trong việc định giá ngân hàng VCB Luận văn Kinh tế 0
D Ứng dụng mô hình phân tích SWOT dể hoạch định chiến lược phát triển trong lĩnh vực internet tại tổng công ty viễn thông quân đội Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top