tranhientram

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHIẾN LƯỢC AN NINH CỦA MỸ TẠI
CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG SAU CHIẾN TRANH LẠNH...............
1.1. Vị trí của châu Á – Thái Bình Dương trong chiến lược an ninh
của Mỹ...........................................................................................................
1.1.1. Lợi ích kinh tế của Mỹ ở châu Á – Thái Bình Dương.....................
1.1.2. Lợi ích an ninh – chính trị của Mỹ ở châu Á – Thái Bình Dương
..................................................................................................................
1.2. Quá trình hình thành chiến lược an ninh ở châu Á – Thái Bình Dương
......................................................................................................................
1.3. Chiến lược an ninh của Mỹ tại Châu Á – Thái Bình Dương trong
thập niên cuối của thế kỷ XX....................................................................
1.3.1. Duy trì sự có mặt quân sự lâu dài ở khu vực.................................
1.3.2. Ngăn ngừa các điểm nóng khu vực bùng nổ thành xung đột vũ trang
..................................................................................................................
1.3.2.1. Vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên................................
1.3.2.2. Vấn đề tự do hàng hải.............................................................
1.3.3. Kiểm soát phổ biến vũ khí huỷ diệt hàng loạt...............................
1.3.4. Kiềm chế Trung Quốc....................................................................
1.3.5. Đẩy mạnh quan hệ với Nhật Bản...................................................
1.3.6. Ủng hộ các sáng kiến an ninh đa phương ở khu vực.....................
CHƯƠNG 2: ĐIỀU CHỈNH CHIẾN LƯỢC AN NINH CỦA MỸ TẠI
CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI.......
2.1. Những nhân tố tác động đến điều chỉnh chiến lược an ninh của Mỹ
......................................................................................................................

2.1.1. Mục tiêu chiến lược của Mỹ tại khu vực châu Á – Thái Bình
Dương......................................................................................................
2.1.2. Môi trường an ninh ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương..........
3.1.2. Sự lớn mạnh của Trung Quốc........................................................
2.1.4. Quan điểm của giới lãnh đạo Mỹ...................................................
2.2. Việc triển khai chiến lược an ninh của Mỹ tại châu Á – Thái
Bình Dương thập niên đầu thế kỷ XXI....................................................
2.2.1. Thúc đẩy quan hệ với các đồng minh trong khu vực.....................
2.1.1.1. Với Nhật Bản..........................................................................
2.2.1.2. Với Hàn Quốc.........................................................................
2.2.1.3. Các nước đồng minh khác trong khu vực...............................
2.2.2. Quan hệ Mỹ - Trung: Vừa tăng cường hợp tác, vừa kiềm chế
ngăn chặn.................................................................................................
2.2.3. Tăng cường hợp tác với các tổ chức khu vực................................
CHƯƠNG 3: VIỆT NAM TRONG CHIẾN LƯỢC AN NINH CHÂU Á
– THÁI BÌNH DƯƠNG CỦA MỸ................................................................
3.1. Vị trí của Mỹ trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.................
3.1.1. Các nước trong chính sách đối ngoại của Việt Nam thời kỳ đổi
mới...........................................................................................................
3.1.2. Ví trí của Mỹ trong chính sách đối ngoại của Việt Nam...............
3.2. Vị trí của Việt Nam trong tính toán chiến lược của Mỹ..................
3.3. Tác động của việc Mỹ điều chỉnh chiến lược an ninh châu Á – Thái
Bình Dương thập niên đầu thế kỷ XXI đến an ninh của Việt Nam..........
3.3.1. Mặt thuận.......................................................................................
3.3.1.1. Tạo dụng môi trường ổn định tương đối ở khu vực................
3.3.1.2. Thúc đẩy hợp tác an ninh quân sự Việt - Mỹ..........................
3.3.1.3. Nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực.........................
3.3.2. Mặt nghịch.....................................................................................

3.3.2.1. Tiềm ẩn nhân tố gây bất ổn định đến an ninh của Việt Nam
..............................................................................................................
3.3.2.2. Tác động tiêu cực đến quan hệ đối ngoại của Việt Nam........
KẾT LUẬN.....................................................................................................

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chiến tranh lạnh kết thúc cùng với sự sụp đổ của Liên Xô đã đem đến
cho Mỹ cơ hội trở thành siêu cường duy nhất thế giới. Dưới hai nhiệm kỳ của
Tổng thống Bill Clinton, Mỹ theo đuổi chiến lược đối ngoại “can dự và mở
rộng” với mục tiêu bao trùm là duy trì vị thế, vai trò lãnh đạo của Mỹ và ngăn
không cho một cường quốc hay một nhóm nước nào nổi lên đe doạ vị trí siêu
cường số một của Mỹ trên trường quốc tế.
Từ sau Chiến tranh lạnh, khu vực châu Á – Thái Bình Dương đang nổi
lên và thu hút sự quan tâm ngày càng lớn của Mỹ. Mỹ đặc biệt coi trong khu
vực này bởi đây là khu vực phát triển năng động nhất thế giới và cũng là nơi
tập trung những mâu thuẫn cơ bản của thời đại, đòi hỏi Mỹ phải có biện pháp
can thiệp nhằm bảo vệ an ninh hữu hiệu và cục diện an ninh chưa định hình,
việc dính líu hơn nữa vào các vấn đề của khu vực nhằm tranh thủ thời cơ
chiến địa vị chủ đạo trở thành nhu cầu thực tế của Mỹ.
Khi Tổng thống Bush lên nhậm chức, chính quyền Đảng Cộng hoà với
một đội ngũ các nhà hoạch định chính sách an ninh đối ngoại chủ trương
ngoại giao dựa trên ưu thế sức mạnh quân sự của Mỹ đã có những bước điều
chỉnh mạnh mẽ trong chiến lược an ninh đối với khu vực châu Á – Thái Bình
Dương. Bước sang thế kỷ XXI, khu vực châu Á – Thái Bình Dương nổi lên là
một trong những địa bàn trọng điểm của thế giới cũng như trong cuộc chiến
chống khủng bố do Mỹ phát động. Những thách thức an ninh truyền thống và
phi truyền thống ở khu vực cùng với sự trỗi dậy mạnh mẽ của các nước lớn
trong khu vực khiến Mỹ phải tiến hành những điều chỉnh chiến lược an ninh
để giữ vững vị thế lãnh đạo trong khu vực này.
Trong thập niên đầu thế kỷ XXI, sau tám năm cầm quyền của Tổng
thống Bush, nước Mỹ có một nhà lãnh đạo mới với phương châm đối ngoại
“sử dụng sức mạnh thông minh là công cụ của chính sách đối ngoại” [148],

cho việc xử lý các vấn đề toàn cầu. Cũng như chính quyền tiền nhiệm, chính
quyền mới của Tổng thống Obama cũng nhấn mạnh đến vai trò lãnh đạo của
Mỹ đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương đang nổi lên định hình môi
trường quốc tế mới. Chính quyền Obama cũng đã tiến hành một số điều chỉnh
chiến lược an ninh để phù hợp với những biến động của tình hình thế giới và
khu vực, nhằm mục tiêu bất biến là duy trì vị trí lãnh đạo của Mỹ ở Châu Á –
Thái Bình Dương.
Việc Mỹ điều chỉnh chiến lược an ninh đối với khu vực châu Á – Thái
Bình Dương đã làm gia tăng sự lo ngại về khả năng Mỹ can thiệp sâu vào các
quốc gia trong khu vực. Về lâu dài, việc tăng cường lực lượng quân sự của
Mỹ sẽ tạo ra nhiều tác động phức tạp đối với an ninh, ổn định của nhiều nước
trong khu vực, trong đó có Việt Nam, tác động tới môi trường an ninh của
Việt Nam cũng như tác động tiêu cực đến đường lối đối ngoại của Việt Nam.
Chính vì vậy, trước những tính toán lợi ích của Mỹ liên quan đến an ninh khu
vực, Việt Nam cần xử lý thận trọng và khéo léo theo đúng phương châm
đường lối đối ngoại đã vạch ra trong đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X và XI.
Đứng trước những thách thức như vậy, việc nghiên cứu những điều
chỉnh chiến lược an ninh của Mỹ đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương
có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp thiết. Luận văn thạc sĩ với tiêu đề “Chiến
lược an ninh của Mỹ tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương thập niên đầu
thế kỷ XXI” sẽ làm rõ nội dung chiến lược an ninh của Mỹ ở khu vực châu Á
– Thái Bình Dương, vị trí của Việt Nam trong tổng thể chiến lược này, làm cơ
sở thực tiễn trong quá trình hoạch định chính sách đối ngoại của Việt Nam
với Mỹ cũng như những vấn đề liên quan đến tình hình an ninh khu vực trong
những năm tới.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Do tính chất và quy mô tác động nhanh chóng, sâu sắc nên chiến lược an
ninh của Mỹ nói chung và chiến lược an ninh đối với khu vực châu Á – Thái

Bình Dương nói riêng đã trở thành đề tài được giới nghiên cứu trong và ở
những mức độ khác nhau. Có thể đến các tác phẩm như: “Mỹ thay đổi chiến
lược toàn cầu” (1998) của Lý Thực Cốc; “Chính sách của Hoa Kỳ đối với
ASEAN trong và sau chiến tranh lạnh” (2004) của Lê Linh Lan.
Bên cạnh đó, còn có các bài viết của các tác giả trong và ngoài nước như
“Chính sách châu Á của Bill Cliton” của tác giả người Ấn Độ MV. Rappai;
“Học thuyết Bush” của Jamie Glozov, Tạp chí châu Mỹ ngày nay, số
06/2003; “Sự điều chỉnh chiến lược toàn cầu sau Chiến tranh lạnh của Mỹ:
từ George Bush (cha) đến Bill Clinton”, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số
1/2001; “Mỹ và vấn đề toàn cầu sau chiến tranh lạnh” của Trần Bá Khoa,
Tạp chí châu Mỹ ngày nay, số 8 – 10/2001; “A strategy of partnerhips” của
Colin Powell, Foreign Affairs, January/February, 2004…
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu kể trên đã phản ánh nhiều khía
cạnh nhưng chưa mang tính hệ thống về nội dung điều chỉnh chiến lược an
ninh của Mỹ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, nhất là những điều chỉnh
gần đây trong bối cảnh tình hình khu vực có những sự thay đổi. Do đó, tác giả
hy vọng luận văn sẽ đóng góp thêm cho việc nghiên cứu vấn đề này.
3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích
- Tìm hiểu, phân tích những nhân tố tác động đến việc điều chỉnh chiến
lược an ninh của Mỹ tại châu Á – Thái Bình Dương dưới thời của tổng thống
Bush và sau đó là Tổng thống Obama, tìm hiểu tính kế thừa và sự khác biệt
dẫn đến những điều chỉnh chiến lược dưới hai thời tổng thống.
- Nghiên cứu, phân tích chiến lược của Mỹ đối với châu Á – Thái Bình
Dương dưới thời Tổng thống Bush và tổng thống Obama; tác động của những
điều chỉnh chiến lược đó đến tình hình an ninh của Việt Nam cũng như một
số khuyến nghị chính sách cho Việt Nam.

3.2. Phạm vi nghiên cứu đề tài:
- Về không gian: Luận văn đặt trọng tâm nghiên cứu chiến lược an ninh
của Mỹ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
- Về thời gian: Luận văn lấy mốc thời gian lịch sử từ thế kỷ XXI, đánh
dấu bằng thời điểm G. Bush lên làm Tổng thống Mỹ cho đến hai năm đầu
nhiệm kỳ của tân Tổng thống Obama.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu đề tài
4.1. Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận của đề tài là hệ thống các quan điểm của chủ nghĩa Mác –
Lênin; những nhận định, đánh giá của Đảng và Nhà nước ta về tình hình quốc
tế và khu vực. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng một cách chọn lọc các công
trình nghiên cứu trong và ngoài nước về chiến lược an ninh của Mỹ được
công bố từ sau Chiến tranh lạnh đến nay có liên quan đến nội dung nghiên
cứu của luận văn.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của luận văn là phương pháp tiếp cận
lịch sử và phương pháp logic. Các phương pháp khác như tiếp cận hệ thống,
phân tích, so sánh, tổng hợp và dự báo được sử dụng như là những phương
pháp bổ trợ cần thiết cho hai phương pháp chủ yếu trên.
5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn có bố cục chính như sau:
Chương 1: Khái quát chiến lược an ninh của Mỹ tại châu Á – Thái
Bình Dương sau Chiến tranh lạnh.
Trong chương này, tác giả làm rõ vị trí của châu Á – Thái Bình Dương
trong chiến lược an ninh của Mỹ; lợi ích an ninh – chính trị của Mỹ ở khu vực
này; quá trình hình thành chiến lược sau an ninh châu Á – Thái Bình Dương
của Mỹ và nội dung chiến lược an ninh của Mỹ thời kỳ sau Chiến tranh lạnh
đến hết thập niên cuối cùng của thế kỷ XX.

Chương 2: Điều chỉnh chiến lược an ninh của Mỹ tại châu Á – Thái
Bình Dương thập niên đầu thế kỷ XXI
Chương này sẽ phân tích các nhân tố tác động đến việc điều chỉnh chiến
lược an ninh của Mỹ trong thời kỳ Bush là Tổng thống sau đó là tổng thống
Obama.
Đặc biệt, tác giả sẽ làm rõ các nội dung có tính bất biến, nội dung có tính
kế thừa trong quá trình điều chỉnh chiến lược an ninh của Mỹ ở khu vực châu
Á – Thái Bình Dương.
Chương 3: Việt Nam trong chiến lược an ninh châu Á – Thái Bình
Dương của Mỹ
Chương này sẽ tập trung nghiên cứu các vấn đề: Vị trí của Mỹ trong
chính sách đối ngoại của Việt Nam; vị trí của Việt Nam trong tính toán chiến
lược của Mỹ; Tác động của việc Mỹ điều chỉnh chiến lược an ninh châu Á –
Thái Bình Dương thập niên đầu thế kỷ XXI đến an ninh của Việt Nam, từ đó
đưa ra một số kiến nghị cho chính sách đối ngoại và chính sách quốc phòng
của Việt Nam.
Do đề tài nghiên cứu khá rộng và phức tạp, kinh nghiệm của người viết
còn hạn chế nên luận văn khó tránh khỏi thiếu sót. Tác giả rất mong nhiều
được sự góp ý của thầy cô và các bạn.

CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHIẾN LƯỢC AN NINH CỦA MỸ
TẠI CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG SAU CHIẾN TRANH LẠNH
1.1. Vị trí của châu Á – Thái Bình Dương trong chiến lược an ninh
của Mỹ
Sau Chiến tranh lạnh, trọng tâm chiến lược của Mỹ về cơ bản vẫn nằm ở
châu Âu vì đây là khu vực mà Mỹ có những lợi ích sống còn cả về kinh tế,
chính trị và quân sự. Tuy nhiên, khu vực châu Á – Thái Bình Dương đang nổi
lên và thu hút sự quan tâm ngày càng lớn của Mỹ.
1.1.1. Lợi ích kinh tế của Mỹ ở châu Á – Thái Bình Dương
Tháng 7/1993, trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi vào
Nhà Trắng, Tổng thống B. Clinton đã đến khu vực Đông Bắc Á. Tại đây, ông
nêu lên viễn cảnh về một “Cộng đồng Thái Bình Dương mới” mà Hoa Kỳ có
ý định thiết lập ở khu vực này. Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Warren Christopher
nhấn mạnh: “Là một cường quốc toàn cầu có những lợi ích toàn cầu, Mỹ có
lợi ích to lớn trong sự năng động của khu vực này, và chúng ta có khả năng
lớn nhất có thể duy trì nó theo cách thức có lợi cho nhân dân Mỹ và toàn thế
giới” [17]. Châu Á – Thái Bình Dương hiện nay đóng vai trò rất quan trọng
đối với nền kinh tế Mỹ. Sức mạnh kinh tế Mỹ phụ thuộc ngày càng nhiều vào
các mối quan hệ mậu dịch quốc tế. Trong bối cảnh đó, châu Á – Thái Bình
Dương trở thành khu vực có tầm quan trọng đặc biệt vì các nền kinh tế ở khu
vực này là những nền kinh tế lớn của thế giới, là thị trường hấp dẫn đối với
Mỹ trong chính sách tự do hoá thương mại của chín quyền Clinton.
Khu vực này chiếm hơn 27% giá trị sản phẩm quốc dân, 25% kim ngạch
buôn bán thế giới. Xuất khẩu của khu này từ chỗ chỉ chiếm 1/7 tổng sản phẩm
xuất khẩu thế giới thời kỳ Chiến tranh lạnh, nay chiếm trên 30% [90; trang
258]. Tại châu Á, có bốn trong số các nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới là

Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc. Mỹ ngày càng phụ thuộc nhiều
hơn vào châu Á trong xuất khẩu và đầu tư. Châu Á – Thái Bình Dương chiếm
khoản 40% buôn bán của Mỹ với thế giới. Năm 1995, thương mại hai chiều
giữa Mỹ và châu Á – Thái Bình Dương vượt hơn 400 tỷ đôla Mỹ [62; trang
11]. Báo cáo “Chiến lược an ninh Đông Á – Thái Bình Dương của Bộ Quốc
Phòng Mỹ (2/1995) viết: “Vành đai châu Á – Thái Bình Dương ngày nay là
khu vực bạn hàng buôn bán lớn nhất của Mỹ. Dự kiến châu Á – Thái Bình
Dương (trừ Mỹ) sẽ chiếm khoảng 1/3 hoạt động kinh tế thế giới vào đầu thế
kỷ tới. Sự ổn định thịnh vượng của châu Á có tính chất sống còn đối với nền
kinh tế Mỹ và an ninh thế giới…Sự phụ thuộc của chúng ta vào các nguồn
nước ngoài ngày càng chứng tỏ tầm quan trọng ngày càng tăng của khu vực
châu Á đối với Mỹ. Tuy nhiên, quan hệ thương mại giữa Mỹ và khu vực ngày
càng trở nên không cân bằng theo hướng bất lợi cho Mỹ và Mỹ có thâm hụt
thương mại với hầu hết các nước trong khu vực. Năm 1998, thâm hụt buôn
bán với Trung Quốc là 56,8 tỷ USD và với Nhật Bản là 73.4 tỷ USD [32;
trang 7].
Mặc dù vậy, châu Á – Thái Bình Dương vẫn đang mở ra những cơ hội
thuận lợi cho hợp tác kinh tế của Mỹ với khu vực và góp phần giúp Mỹ thực
hiện được ưu tiên chiến lược khôi phục sức mạnh kinh tế làm động lực và chỗ
dựa an ninh cho các hoạt động đối ngoại khác.
1.1.2. Lợi ích an ninh – chính trị của Mỹ ở châu Á – Thái Bình
Dương
Sau chiến tranh, quan hệ tam giác Mỹ - Nhật Bản – Trung Quốc đã dần
thay thế tam giác chiến lược Mỹ - Liên Xô – Trung Quốc của thời kỳ trước.
Khu vực châu Á – Thái Bình Dương là nơi mà mối quan hệ tay ba này thể
hiện rõ nét nhất, tác động sâu sắc nhất để tình hình khu vực.
Đây là khu vực tập trung chủ yếu các lợi ích cũng như những thách thức
đối với vai trò an ninh của Mỹ. Nhật Bản và Hàn Quốc được coi là những

đồng minh chủ chốt của Mỹ, còn Trung Quốc vừa là đối tác, vừa là đối thủ
mà Mỹ thấy cần “can dự toàn diện”. Quan hệ an ninh song phương giữa
Mỹ và một số đồng minh trong khu vực được coi là những trụ cột chính trong
chính sách an ninh khu vực Mỹ. Điều này được phản ánh trong việc quân đội
Mỹ ở châu Á – Thái Bình Dương chủ yếu đóng trên lãnh thổ hai nước này,
chiếm tới 85% lực lượng của Mỹ tại khu vực.
Nhật Bản và Hàn Quốc đóng góp nhiều nhất cho sự có mặt quân sự của
Mỹ tại khu vực. Riêng Nhật Bản mỗi năm chi tới 5 tỷ USD, chiếm tới 75%
toàn bộ chi phí cho khoảng 47.000 quân Mỹ đóng tại các căn cứ của nước
này. Ngoài ra, cả hai nước tiếp tục hiện đại hoá quân đội nên phải đặt mua
một lượng lớn vũ khí, thiết bị và dịch vụ quân sự của Mỹ để tăng khả năng
quốc phòng. Đây là món lợi nhuận không nhỏ đối với ngành công nghiệp
quân sự của Mỹ.
Trong khi đó, tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã bắt đầu xuất
hiện những đối thủ có khả năng đe doạ vai trò lãnh đạo của Mỹ. Trung Quốc
với sức mạnh kinh tế và quân sự ngày càng gia tăng cùng với Nhật Bản, một
cường quốc kinh tế sẽ là những đối thủ mà Mỹ không thể không tính đến khi
triển khai chiến lược toàn cầu của mình. Gặp quan hệ Mỹ - Trung Quốc, Mỹ Nhật Bản được coi là những mối quan hệ chủ yếu ở châu Á – Thái Bình
Dương và có ảnh hưởng rất lớn đến hoà bình, ổn định của toàn bộ khu vực.
Mỹ cho rằng “Trung Quốc là một quốc gia có thể làm thay đổi trật tự khu vực
theo cách thức làm cho lợi ích của khu vực kém được bảo đảm” [121; trang
132 – 133].
Ngoài ra, khi vực Đông Á còn tiềm ẩn nhiều nhân tố có khả năng gây
mất ổn định khu vực như tình hình eo biển Đài Loan, Bán đảo Triều Tiên,
tranh chấp Biển Đông và những nghi kị còn tồn tại giữa các nước trong khu
vực. Những nhân tố này đều liên quan trực tiếp tới lợi ích của Mỹ.
Bên cạnh đó, những vấn đề an ninh phi truyền thống như vấn đề khủng

bố, nạn cướp biển, phổ biến vũ khí huỷ diệt hàng loạt, buôn bán ma tuý, tội
phạm xuyên quốc gia….cũng là thách thức trực tiếp và không nhỏ đối với an
ninh quốc gia và vai trò lãnh đạo của Mỹ tại khu vực.
Như vậy, trong khi vẫn coi châu Âu là ưu tiên hàng đầu, Mỹ cũng nhận
thấy tầm quan trọng của châu Á – Thái Bình Dương đối với việc triển khai
chiến lược toàn cầu. Mỹ đặc biệt coi trọng khu vực này bởi đây là khu vực
phát triển năng động nhất thế giới và cũng là nơi tập trung những mâu thuẫn
cơ bản nhất của thời đại, đòi hỏi Mỹ phải có biện pháp can thiệp nhằm bảo vệ
lợi ích của mình. Hơn nữa, trong khi khu vực này vẫn chưa có một cơ chế an
ninh hữu hiệu và cục diện an ninh chưa định hình, việc dính líu hơn nữa vào
các vấn đề khu vực nhằm tranh thủ thời cơ chiếm vị trí chủ đạo trở thành nhu
cầu thực tế của Mỹ [79; trang 48 - 50]
1.2. Quá trình hình thành chiến lược an ninh ở châu Á – Thái Bình
Dương
Sau Chiến tranh lạnh, trong bối cảnh tình hình khu vực châu Á – Thái
Bình Dương diễn biến nhanh chóng và phức tạp, chính quyền Washington đã
phải mất nhiều công sức để nghiên cứu, xây dựng, điều chỉnh chiến lược của
Mỹ ở khu vực rộng lớn này.
Ngay khi Liên Xô sụp đổ, Mỹ đã tiến hành điều chỉnh chiến lược an ninh
đối với khu vực này. Tháng 5/1992, chính quyền Bush (cha) đã hoàn thành
chiến lược phòng thủ khu vực mới nằm trong “Đường lối này có mục tiêu bao
trùm là ra sức ngăn ngừa bất kỳ một cường quốc thù địch nào đối với Mỹ
thống trị khu vực châu Âu và châu Á – Thái Bình Dương, ngăn chặn bất kỳ
quốc gia nào thách thức vai trò toàn cầu của Mỹ. Tuy nhiên, chủ trương này
của Tổng thống Bush vấp phải sự chống đối của Quốc hội Mỹ cũng như sự
phê phán, chỉ trích của đồng minh, bạn bè của Washington. Vì vậy, đến cuối
năm 1992, bản kế hoạch đó đã được điều chỉnh, nhấn mạnh rõ hơn việc Mỹ
cần hợp tác với các đồng minh khu vực để thiết lập, duy trì trật tự mới thời kỳ

sau Chiến tranh lạnh.
Khi B.Cliton trở thành Tổng thống Mỹ, ông đã đưa ra Chiến lược toàn
cầu mới. Điểm nổi bật trong Chiến lược toàn cầu của Mỹ dưới thời Tổng
thống B.Cliton là trong khi vẫn coi châu Âu là địa bàn chiến lược trọng điểm,
Mỹ tỏ ra ngày càng quan tâm hơn tới khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Chính quyền Mỹ đã đưa ra khái niệm “Cộng đồng châu Á – Thái Bình
Dương”, coi đây là một trong hai cánh tay chiến lược quan trọng nhất trong
Chiến lược toàn cầu mới của Mỹ (cùng với châu Âu). Trợ lý Bộ trưởng Ngoại
giao Mỹ phụ trách Đông Á – Thái Bình Dương Wiston Lord cũng từng khẳng
định “đối với Hoa Kỳ, ngày nay không có khu vực nào quan trọng hơn châu
Á – Thái Bình Dương. Ngày mai, trong thế kỷ XXI, không có khu vực nào
quan trọng như khu vực này” [58]. Chính vì tầm quan trọng của khu vực châu
Á – Thái Bình Dương nên trong quá trình triển khai Chiến lược toàn cầu,
chính quyền Cliton đã nhiều lần điều chỉnh Chiến lược an ninh đối với khu
vực này.
Tháng 4/1990, Chính phủ Hoa Kỳ đệ trình lên Quốc hội nước này một
bản báo cáo nhan đề: “Cơ cấu Chiến lược châu Á – Thái Bình Dương: Triển
vọng thế kỷ XXI”, trong đó, Chiến lược an ninh của Mỹ mới chỉ từng bước
điều chỉnh và đưa ra những đoán về môi trường an ninh khu vực ở châu Á
– Thái Bình Dương trong tương lai, đồng thời nêu ra dự án cơ bản về Chiến
lược an ninh của Hoa Kỳ đối với khu vực này. Đến tháng 3/1992, Mỹ lại đưa
ra chính sách mới về châu Á – Thái Bình Dương dưới đầu đề: “Cộng đồng
Thái Bình Dương mới – 10 mục tiêu của Hoa Kỳ”. Về cơ bản, chính sách
châu Á – Thái Bình Dương năm 1992 chỉ là sự tiếp tục đường lối trước đó
của Mỹ nhưng đã thay đổi cách nhìn với tư thế siêu cường duy nhất của thế
giới. Trọng tâm chiến lược của B.Cliton đối với khu vực vẫn là phối hợp chặt
chẽ các chính sách kinh tế, chính trị, quốc phòng và an ninh. Ở giai đoạn này
có thể thấy Mỹ ưu tiên khôi phục sức mạnh kinh tế, đẩy mạnh hợp tác kinh tế

với các nước ở châu Á – Thái Bình Dương. Chính vì lý do này mà Mỹ đã đưa
ra dự kiến cắt giảm lực lượng quân đội Mỹ đang triển khai ở khu vực (lúc này
là 135.000 quân).
Tuy nhiên, tháng 2/1995, Bộ phòng Mỹ lại công bố Chiến lược mới đối
với khu vực (Chiến lược Đông Á – Thái Bình Dương năm 1995), qua đó thể
hiện rõ ý định đưa vấn đề an ninh trở lại vị trí trung tâm thay vì tập trung vào
lĩnh vực kinh tế như giai đoạn đầu thập kỷ 90. Báo cáo Chiến lược an ninh
Đông Á năm 1995 được coi như sự tái khẳng định vai trò của Mỹ ở khu vực
này và hướng tới các mục tiêu muốn giữ vai trò chủ đạo về an ninh ở châu Á
– Thái Bình Dương. Trong Báo cáo này, Hoa Kỳ gián tiếp thừa nhận cục diện
an ninh khu vực đã thay đổi với các mục tiêu lôi léo Trung Quốc đi theo quỹ
đạo toàn cầu và khu vực của Hoa Kỳ bằng chính sách gọi là “can dự tích
cực”; tăng cường hợp tác với ASEAN thông qua diễn đàn ARF.
Tháng 11/1998, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Wiliam Cohen lại đưa ra bản
Báo cáo chiến lược Đông Á mới. Chiến lược an ninh của Mỹ về cơ bản được
triển khai theo những hướng chủ đạo đã được vạch ra trong Bản Báo cáo năm
1995, không có thay đổi lớn cho đến hết nhiệm kỳ hai của Cliton, bởi Chiến
lược an ninh châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ là một phần trong chiến lược
an ninh toàn cầu của Mỹ.
1.3. Chiến lược an ninh của Mỹ tại Châu Á – Thái Bình Dương
trong thập niên cuối của thế kỷ XX
Về cơ bản, chiến lược an ninh của Mỹ đối với khu vực châu Á – Thái
Bình Dương từ sau Chiến tranh lạnh vẫn nhằm phục vụ mục tiêu lâu dài và
xuyên suốt của Mỹ là “thiết lập một trật tự thế giới mới do Mỹ lãnh đạo”, giữ
vững vị trí siêu cường duy nhất của Mỹ, phổ biến giá trị và lối sống Mỹ trên
toàn cầu và ngăn chặn bất kỳ nước nào trở thành đối thủ có khả năng đe doạ
vị trí, vai trò và an ninh của Mỹ. Mục tiêu này được cụ thể hoá thành những
nội dung cơ bản trong Chiến lược an ninh tại châu Á – Thái Bình Dương.

1.3.1. Duy trì sự có mặt quân sự lâu dài ở khu vực
Việc duy trì sự có mặt quân sự của Mỹ ở châu Á – Thái Bình Dương là
yếu tố chủ chốt trong chính sách quốc phòng của Mỹ tại khu vực này. Sự có
mặt quân sự của Mỹ có vai trò trọng yếu trong việc đảm bảo an ninh và thúc
đẩy chiến lược của Mỹ tại châu Á – Thái Bình Dương. Tháng 2/1995, Mỹ
công bố bản Báo cáo chiến lược Đông Á lần thứ ba trong đó quyết định duy
trì 100.000 quân tại khu vực này, tương đương với châu Âu, trong đó ở Nhật
Bản và Hà Quốc là khoảng 85.000 quân [112]. Lực lượng này đảm bảo cho
Mỹ có khả năng đối phó kịp thời với khủng hoảng khu vực cũng như những
nơi khác trên thế giới, ngăn ngừa bất kỳ một cường quốc khu vực nào nổi lên
thách thức địa vị bá chủ thế giới của Mỹ, tạo điều kiện cho Mỹ nâng cao ảnh
hưởng trong các vấn đề ở khu vực. Mỹ cho rằng “quân Mỹ đóng tại châu Á là
nhân tố uy hiếp quan trọng”, ngoài ra “còn quyết định môi trường an ninh,
khiến về cơ bản không có khả năng nảy sinh sự thách thức nào [80]. William
Cohen cũng từng khẳng định “Sự dính líu quân sự của Mỹ thúc đẩy ổn định
khu vực, ngăn chặn sự hiếu chiến và đe doạ hàng ngày ở khu vực”[84].
Toàn bộ lực lượng của Mỹ đóng tại Nhật Bản, Hàn Quốc và các lực
lượng cơ động trên biển tại khu vực nhằm ngăn chặn xung đột, thực hiện các
cam kết an ninh của Mỹ và bảo đảm tự do hàng hải. Ở Đông Nam Á, mặc dù
đã đóng cửa các căn cứ quân sự ở Philippines song Mỹ lại đạt được một số
hiệp định và thoả thuận với các nước khác ủng hộ cam kết tiếp tục duy trì lực
lượng quân sự của Mỹ. Những cam kết này bao gồm các trạm dừng chân, sửa
chữa các thiết bị quân sự, sắp xếp các cuộc huấn luyện và tiếp ứng hậu cần.
Lấy ví dụ cam kết năm 1998 của Singapore về việc duy trì căn cứ hải quân
Changi, Hiệp định giữa Mỹ và Philippin (1/1998) cho phép tiến hành các cuộc
cung cấp nhiên liệu và địa điểm quá cảnh cho máy bay và tàu chiến Mỹ trên
đường tới các điểm nóng ở khu vực. Bên cạnh đó, Mỹ cũng nhấn mạnh tới

tầm quan trọng của các chương trình diễn tập giữa lực lượng quân sự Mỹ với
quân đội các nước đồng minh. Việc phối hợp các hoạt động và các cuộc tập
trận chung thường được tiến hành hàng năm. Ngoài ra, Mỹ cũng tham gia các
hoạt động kết hợp huấn luyện, trao đổi chuyên gia quân sự.
1.3.2. Ngăn ngừa các điểm nóng khu vực bùng nổ thành xung đột vũ
trang
1.3.2.1. Vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên
Việc tránh để nổ ra chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên là mục tiêu an
ninh của Mỹ tại khu vực Đông Á. Mỹ tiếp tục duy trì lực lượng trên bán đảo
này nhằm mục đích răn đe, ngăn chặn chiến tranh nổ ra, đồng thời thúc đẩy
tiến trình thống nhất Triều Tiên có lợi cho Mỹ để đảm bảo một Triều Tiên
thống nhất phi hạt nhân và nằm trong quỹ đạo ảnh hưởng của Mỹ. Nếu xung
đột xảy ra thì sẽ gây tổn thất lớn cho Mỹ và các đồng minh như Nhật Bản,
Hàn Quốc, đồng thời làm tăng đối đầu quân sự trực tiếp giữa Mỹ và Trung
Quốc ở Đông Á. Mỹ đã cố gắng giải quyết vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều
Tiên thông qua thương lượng, duy trì các cuộc đàm phán bốn bên, đồng thời
gây sức ép tối đa để Cộng hoà Dân chủ nhân dân (CHĐCN) Triều Tiên phải
đi vào giải pháp có lợi cho Mỹ.
Tháng 2/1998, Kim Dae Jung đắc cử Tổng thống Hàn Quốc, triển khai
“Chính sách Ánh Dương” thúc đẩy tiến trình hoà giải và hợp tác liên Triều
Mỹ tỏ ra ủng hộ chính sách của Kim Dae Jung trong việc can dự tích cực vào
CHĐCN Triều Tiên, chủ trương lôi kéo Triều Tiên vào các kênh đối thoại,
làm giảm căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác kinh tế, duy
trì đối thoại. Tình hình Bán đảo Triều Tiên, nhờ đó có những chuyển biến tích
cực theo hướng giảm căng thẳng và tránh đối đầu.
1.3.2.2. Vấn đề tự do hàng hải
Lợi ích của Mỹ tại biển Đông nằm trong lợi ích đa dạng và trải rộng của
Mỹ tại Đông Á – Tây Thái Bình Dương với tư cách là một cường quốc khu

vực và toàn cầu. Đối với Mỹ, Biển Đông là con đường huyết mạch nối Đại
Tây Dương với Tây Thái Bình Dương, là khu vực hoạt động, tuần tiễu của
Hạm đội 7 tại Thái Bình Dương, là khu vực hoạt động, tuần tiễu của Hạm đội
7 tại Thái Bình Dương. Biển Đông được gọi là “Địa Trung Hải” của Đông
Nam Á nên Mỹ đặc biệt coi trọng.
Tự do hàng hải là lợi ích then chốt và cũng là lợi ích kinh tế và an ninh
quan trọng nhất đối với Mỹ. Biển Đông là tuyến đường thương mại quan
trọng nhất và Mỹ coi tuyến đường này là vùng nước quốc tế cho phép tàu
thuyền quân sự và thương mại tự do qua lại. Mỹ luôn ủng hộ tự do hàng hải
trên thế giới, bao gồm cả biển Đông, và có lợi ích tại các tuyến đường biển
trong khu vực và do đó quan tâm đến việc giải quyết hoà bình tranh chấp tại
hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, và các vùng khác.
Quan ngại sâu sắc về căng thẳng tại biển Đông, Joseph Nye, trợ lý bộ
trưởng quốc phòng Mỹ về an ninh quốc tế cho biết “Nếu xảy ra hành động
quân sự tại quần đảo Trường Sa và cản trở tự do trên biển, thì Mỹ sẽ chuẩn bị
ứng phó và đảm bảo tự do hàng hải được tiếp tục” [157].
Trong một thời gian dài, Mỹ duy trì chính sách “không can dự” vào các
tranh chấp ỏ biển Đông. Từ sau chiến tranh Lạnh, Mỹ bắt đầu quan tâm nhiều
hơn tới xung đột tại biển đông khi các tranh chấp tuyên bố chủ quyền tại khu
vực và hoạt động đơn phương của các nước ven biển để hỗ trợ lập trường
đang tăng lên. Mỹ không ủng hộ bất kỳ bên nào trong các tranh chấp, nhưng
mong muốn các nước này nên giải quyết bằng phương pháp hoà bình [138].
Tuy nhiên, khi tình hình tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông ngày càng
trở nên phức tạp và đặc biệt sau khi Trung Quốc công bố Luật Lãnh hải ngày
25/02/1995 xác định chủ quyền về mặt pháp lý đối với Biển Đông, Mỹ đã
phản ứng thận trọng. Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Mỹ phản đối mạnh mẽ việc
đe doạ hay sử dụng vũ lực để khẳng định chủ quyền của bất kỳ nước nào. Mỹ
không đứng về phía bất kỳ nước nào đang có tuyên bố tranh chấp và mong

muốn ủng hộ giải pháp hoà bình trong tranh chấp tại biển Đông. Mỹ cũng
quan ngại sâu sắc tới các tuyên bố hàng hải hay hạn chế hoạt động hàng hải
tại biển Đông không tuân theo luật quốc tế.
Sau sự kiện Trung Quốc và Philippines tranh chấp chủ quyền trên đảo
Vành Khăn, ngày 31/5/1995, Mỹ công khai tuyên bố “ủng hộ Manila ngăn
chặn hành động xâm lược của Trung Quốc”. Tháng 6/1995, Hạ viện Mỹ
thông qua “Dự luật lợi ích hải ngại của Mỹ” xác định: “Tự do hàng hải ở Biển
Nam Trung Hoa là cực kỳ quan trọng đối với an ninh quốc gia của Mỹ và các
nước đồng minh”. Ngày 7/8/1995, lần đầu tiên Mỹ chỉ rõ: “Tự do hàng hải ở
khu vực này là lợi ích căn bản của Mỹ”. Xu hướng hợp tác quân sự giữa Mỹ
và các nước ASEAN trong vấn đề Trường Sa cũng trở nên nổi trội thông qua
việc Philippines đòi sửa đổi “Hiệp ước phòng thủ chung Philippines và Mỹ”
với phạm vi mở rộng ra cả Trường Sa. Tháng 5/1999, Quốc hội Philippines
thông qua “Hiệp định về trao đổi chuyến thăm của quân đội” tạo cho Mỹ hoàn
thiện việc bố trí chiến lược ở Đông Á, thâm nhập sâu vào vấn đề Trường Sa.
Trong vấn đề Trường Sa, một mặt Mỹ nhấn mạnh ủng hộ các nước ASEAN
xây dựng cơ chế địa phương, mặt khác công khai tuyên bố về tự do hàng hải
với hàm ý Mỹ sẽ hành động nếu Trung Quốc có hành động đơn phương
chiếm giữ Trường Sa. Những động thái trên cho thấy, Mỹ quan ngại sâu sắc
khi tình hình biển Đông trở nên phức tạp có thể đe doạ tới lợi ích an ninh –
kinh tế của Mỹ tại khu vực này.
1.3.3. Kiểm soát phổ biến vũ khí huỷ diệt hàng loạt
Bản kế hoạch chiến lược đối ngoại do Bộ Ngoại giao Mỹ công bố ngày
01/10/1997 nêu rõ: “Mối đe doạ trực tiếp và sâu sắc nhất đối với an ninh quốc
gia Mỹ là khả năng một cuộc tranh chấp có sử dụng vũ khí huỷ diệt. Mỹ và
các quốc gia đánh giá cao việc các nước có hay không có vũ khí huỷ diệt
cùng nhau ngăn chặn sử dụng vũ khí này bằng một thể chế hiệp ước kiểm soát
vũ khí”[78].
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Re: [Free] Chiến lược an ninh của Mỹ tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương thập niên đầu thế kỷ XXI

ad up nhầm tài liệu rùi ạ. link này không phải tài liệu như mục giới thiệu tóm tắt
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top