diepvinhcuong

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Mục lục Trang
Trang cam đoan…………………………………………………….. 1
Lời cảm ơn………………………………………………………….. 2
Mục lục…………………………………………………………….... 3
Danh mục bảng, sơ đồ……………………………………………… 5
Lời nói đầu………………………………………………………….. 6
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VÊ CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TẠI KHÁCH SẠN. 8
1.1 Một số khái niệm liên quan……………………………………… 8
1.2 Lợi ích của việc tuyển mộ và tuyển chọn……………………....... 8
1.3 Tuyển mộ………………………………………………………… 9
1.3.1 Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tuyển mộ……………. 9
1.3.1.1 Các yếu tố thuộc về tổ chức…………………………………. 9
1.3.1.2 Các yêú tố thuộc về môi trường……………………………... 10
1.3.2 Quá trình tuyển mộ…………………………………………….. 11
1.3.3 Các giải pháp thay thế cho tuyển mộ………………………….. 19
1.4 Tuyển chọn………………………………………………………. 21
1.4.1 Yêu cầu và vai trò của quá trình tuyển chọn…………………... 21
1.4.2 Tiêu thức và công cụ tuyển chọn………………………………. 22
1.4.3 Quy trình tuyển chọn………………………………………….. 24
Chương II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TẠI KHÁCH SẠN. 32
2.1 Giới thiệu chung về Khách sạn………………………………….. 32
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Khách sạn…………….. 32
2.1.2 Chức năng nhiệm vụ của Khách sạn…………………………... 33
2.1.3 Đặc điểm nguồn nhân lực tại Khách sạn……………………… 34
2.1.4 Cơ cấu nhân lực tại Khách sạn………………………………… 38
2.1.5 Quy mô cơ cấu tổ chức nguồn nhân lực Khách sạn…………… 38
2.1.5.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Khách sạn………………………… 38
2.1.5.2 Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận trong Khách sạn…….. 40
2.1.6 Kết quả kinh doanh của Khách sạn trong 3 năm gần đây……... 46
2.2 Thực trạng công tác tuyển dụng tại Khách sạn………………….. 48
2.2.1 Nguồn tuyển mộ……………………………………………….. 48
2.2.2 Quy trình công tác tuyển dụng nhân lực tại Khách sạn………... 50
2.2.2.1 Công tác tuyển mộ…………………………………………… 52
2.2.2.2 Công tác tuyển chọn…………………………………………. 52
2.2.3 Một số ý kiến phân tích, đánh giá công tác tuyển dụng tại Khách sạn……………………………………………………………. 54
2.2.4 Những yêú tố ảnh hưởng đến công tác tuyển dụng của Khách sạn……………………………………………………………………. 57
Chương III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TẠI KHÁCH SẠN………………………………………………………………….. 59
3.1 Định hướng về nguồn nhân lực của Khách sạn………………….. 59
3.2 Một số kiến nghị và giải pháp…………………………………… 59
3.2.1 Giải pháp chung……………………………………………….. 59
3.2.2 Giải pháp cho công tác tuyển mộ……………………………… 60
3.2.3 Giải pháp cho công tác tuyển chọn……………………………. 62
KẾT LUẬN 64
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 65

1-Sự cần thiết của đề tài:
Như chúng ta đã biết nguồn nhân lực trong một tổ chức đang ngày càng được nhìn nhận là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự tồn tại và phát triển của tổ chức đó. Đối với ngành Khách sạn và du lịch yếu tố chất lượng dịch vụ, cách thức, thái độ phục vụ của nhân viên trong khách sạn là yếu tố quyết định đến sự sống còn của khách sạn đó trên thị trường. Để có được một đội ngũ nhân viên có chất lượng tốt thì công tác tuyển mộ và tuyển chọn lao động được đánh giá là khâu quyết định, ảnh hưởng trực tiếp tới các khâu còn lại của công tác quản trị nhân lực.
Qua thời gian thực tập tại khách sạn Indochina II, tìm hiểu thực tế tác giả nhận thấy công tác tuyển dụng nhân lực tại khách sạn có nhiều điều cần thực hiện chặt chẽ, chuyên nghiệp và công khai. Ví dụ như để hạn chế tình trạng tuyển người ồ ạt khi cần mà không đảm bảo yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ, hay hiện tượng nhận người qua các mối quan hệ cá nhân, hiện tượng đăng tuyển phô trương làm cho người lao động khi được tuyển chọn vào làm bị thất vọng, tâm lý chán nản…Trước những thực tế trên tác giả quyết định chọn đề tài “Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân lực tại khách sạn Indochina II”, nhằm nâng cao hiệu quả công tác này, giúp khách sạn có một nguồn nhân lực tốt hơn cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.
2- Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu quy trình tuyển dụng lao động tại khách sạn, qua đó phân tích, đánh giá, chỉ ra những ưu nhược điểm của quy trình, từ đó đề xuất những giải pháp thích hợp nhất giúp khách sạn nâng cao chất lượng của công tác tuyển mộ và tuyển chọn lao động.
3- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là công tác tuyển dụng lao động.
Phạm vi nghiên cứu là quy trình tuyển dụng nhân sự tại khách sạn Indochina II đã áp dụng trong 3 năm gần đây.
4- Phương pháp nghiên cứu
Thu thập và nghiên cứu tài liệu, tiến hành phân tích, đánh giá, tổng hợp rút ra nhận xét về thực trạng quá trình tuyển mộ và tuyển chọn trong giai đoạn 2008- 2010. Qua đó đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tuyển dụng lao động cho khách sạn.
5- Kết cấu của chuyên đề.
Chuyên đề được chia làm ba phần: Lời mở đầu; nội dung chính; kết luận; Trong đó phần nội dung chính được chia làm ba chương như sau:
Chương 1: Lý luận chung về công tác tuyển dụng nhân sự trong doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng công tác tuyển dụng nhân sự tại khách sạn Indochina II.
Chương 3: Kiến nghị và một số giải pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại khách sạn.

















CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP.
1.1 Một số khái niệm liên quan.
Tuyển mộ là quá trình thu hút các ứng viên về phía các tổ chức để các nhà tuyển dụng lựa chọn và sàng lọc những người có đủ điều kiện vào làm việc tại vị trí nào đó trong tổ chức.
Tuyển chọn là quá trình đánh giá các ứng viên theo nhiều khía cạnh khác nhau, dựa vào các yêu cầu của công việc, trong số những người đã thu hút qua tuyển mộ.
1.2 Lợi ích của việc tuyển mộ và tuyển chọn.
Công tác tuyển dụng ở bất kỳ tổ chức nào cũng vậy, nếu đạt hiệu quả cao thì sẽ có rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và ngược lại.
Nếu tuyển được đúng người phù hợp về trình độ chuyên môn với yêu cầu công việc, thì sự phù hợp đó sẽ phát huy tác dụng, người lao động sẽ nhanh chóng bắt nhịp công việc của mình, việc quản lý cũng trở lên nhanh và dễ dàng hơn, hiệu quả thực hiện công việc cũng cao hơn, đây cũng là điều kiện trung tâm cho thắng lợi của tổ chức.
Người lao động đã hiểu biết về công việc và những yếu tố liên quan đến công việc thì những rủi ro do sai phạm trong làm việc sẽ ít đi, doanh nghiệp sẽ tránh được những thiệt hại về vật chất đáng kể.
Sự phù hợp giữa yêu cầu công việc và trình độ chuyên môn của người lao động sẽ giúp người lao động tích cực làm việc, yêu nghề và gắn bó lâu dài với tổ chức, đó cũng là cơ sở cho việc tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả quản lý, tạo bầu không khí tốt đẹp trong doanh nghiệp, từ đó nâng cao hình ảnh của tổ chức trên thị trường.
Mặt khác hoạt động tuyển dụng là nút thắt cho các hoạt động khác của công tác quản trị nhân lực. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả thực hiện các hoạt động sau đó, do vậy nếu hoạt động này tốt kéo theo các hoạt động khác như đào tạo, đánh giá thực hiện công việc…cũng sẽ tốt và ngược lại, nếu hoạt động tuyển dụng không đạt hiệu quả cao thì các hoạt động còn lại sẽ phải sửa sai và gánh mọi hậu quả của hoạt động này.
Vì những lợi ích như trên mà công tác tuyển dụng nhân lực rất cần được chú trọng và làm nghiêm túc ngay từ đầu.
1.3 Tuyển Mộ.
Tuyển mộ là một trong hai công việc của hoạt động tuyển dụng nhân lực. Đây là công việc chuẩn bị ứng viên cho tuyển chọn, những ứng viên đạt ở vòng tuyển mộ sẽ là những người có mặt trong vòng tuyển chọn sau đó. Do đó hiệu quả của việc tuyển chọn chịu ảnh hưởng từ việc tuyển mộ.
1.3.1 Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tuyển mộ.
1.3.1.1 Các yếu tố thuộc về tổ chức:
1.3.1.1.1 Uy tín công ty.
Rất nhiều ứng viên đi xin việc, nhất là những ứng viên có trình độ và khả năng cao hường quan tâm đến uy tín của công ty trên thị trường, công ty có tên tuổi, có thành tích bao giờ cũng dễ thu hút ứng viên hơn những công ty nhỏ lẻ, không danh tiếng. Yếu tố này tạo rất nhiều thuận lợi trong việc thu hút ứng viên tham gia tuyển mộ. Đây cũng là lý do vì sao các doanh nghiệp xác định muốn tồn tại và phát triển được trên thị trường thì chữ TÍN là yếu tố quyết định hàng đầu.
1.3.1.1.2 Quảng cáo và các mối quan hệ xã hội của Công ty.
Công ty có đăng quảng cáo về công ty hay không và đăng thế nào cũng là các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định ứng tuyển hay không của các ứng viên. Công ty có làm từ thiện hay tài trợ, hay có chương trình phúc lợi nào hay không cũng tác động nhiều đến lòng tin, ấn tượng của ứng viên với công ty.
Việc đăng tuyển mộ như thế nào là yếu tố không kém phần quan trọng trong tuyển mộ. Ứng viên biết về công ty, về vị trí cần tuyển, những yêu cầu của vị trí, những quyền lợi được hưởng qua phần đăng tuyển. Tất cả những yếu tố trên đóng góp phần không nhỏ đến hiệu quả của việc tuyển mộ, do vậy cần hết sức chú ý.
1.3.1.1.3 Các quan hệ với công đoàn, các chính sách nhân sự và bầu không khí tâm lý trong tập thể lao động.
Vấn đề trong công ty có hay không có tổ chức công đoàn cũng là yếu tố để ứng viên lựa chọn công ty ứng tuyển. Bất kỳ một người lao động nào khi đi làm cũng mong muốn doanh nghiệp, tổ chức mình có Công đoàn, vì công đoàn là người nói lên tâm tư nguyện vọng của họ và cũng bảo vệ quyền lợi cho họ.
Một yếu tố nữa là các chính sách trong công ty thế nào? Bao giờ đi xin việc ứng viên cũng luôn tìm mọi cách để biết về các chế độ chính sách trong công ty định ứng tuyển, đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập, quyền lợi của người lao động. Nếu công ty có các chế độ chính sách thấp hơn các công ty khác trong cùng ngành thì việc thu hút ứng viên là rất khó khăn, và khó khăn cả trong việc giữ chân người lao động gắn bó với tổ chức mình.
1.3.1.1.4 Chi phí.
Việc doanh nghiệp có chịu chi ra một khoản chi phí xứng đáng cho hoạt động tuyển mộ hay không là yếu tố rất quan trọng quyết định đến thành công hay thất bại của hoạt động này. Kế hoạch tốt, muốn thực hiện được cần có chi phí đảm bảo cho hoạt động đó được thực hiện, nếu không kế hoạch chỉ là trên giấy tờ và việc thực hiện sẽ là đại khái và qua loa, như thế thì không thể đảm bảo chất lượng cho khâu tuyển chọn và cho chất lượng nguồn nhân lực của tổ chức. Chi phí thế nào là hợp lý còn tuỳ từng trường hợp vào tình hình thực tế như quy mô đợt tuyển mộ, đối tượng lao động cần tuyển mộ…chi phí bao giờ cũng là vấn đề nhạy cảm đối với doanh nghiệp, vì thế chi phí tiết kiệm, nhưng đảm bảo hiệu quả luôn là mục tiêu của các doanh nghiệp. Để làm được điều đó doanh nghiệp cần có một kế hoạch chi tiết, cụ thể và hạch toán tại từng công đoạn.
1.3.1.2 Các yếu tố thuộc về môi trường.
1.3.1.2.1 Các điều kiện thuộc về thị trường lao động.
Ở mỗi loại công việc lại có thị trường lao động riêng, có loại công việc được nhiều người thích sẽ dễ tìm ứng viên hơn và ngược lại, hay có những công việc ở địa điểm này thì tìm được lao động còn ở địa điểm khác thì lại khó tìm như các doanh nghiệp dệt may mở tại các khu công nghiệp của vùng nông thôn sẽ dễ thu hút lao động hơn là mở tại các thành phố. Vì ở nông thôn lao động phổ thông nhiều, các doanh nghiệp dệt may cần nhiều lao động phổ thông rồi đào tạo nghề may dây chuyền chứ không cần nhiều lao động có chất lượng cao. Đó chính là yếu tố thị trường lao động của từng công việc và từng nghề, từng địa điểm. Yếu tố này cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả tuyển mộ, và cần được tính toán.
1.3.1.2.2 Sự cạnh tranh của các doanh nghiệp khác.
Đối với các doanh nghiệp cùng ngành hay không cùng ngành nhưng cùng có nhu cầu về một loại lao động (như lao động phố thông), thì các doanh nghiệp luôn dùng nhiều cách khác nhau để thu hút lao động về phía mình, như chế độ đãi ngộ, lương…Do đó doanh nghiệp cần lường trước sự cạnh tranh này và tính toán hành động sớm để đảm bảo số lượng và chất lượng lao động đáp ứng nhu cầu hoạt động của doanh nghiệp.
1.3.1.2.3 Các xu hướng kinh tế.
Thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay đã tạo ra những xu thế kinh tế khác nhau trong từng thời kỳ khác nhau, ở mỗi xu thế lại tạo ra những cơn sốt việc làm và nghề nghiệp khác nhau. Vì thế những ngành nghề hợp xu thế kinh tế sẽ có nguồn nhân lực dồi dào, việc tuyển mộ sẽ dễ dàng hơn. Doanh nghiệp cần xem xét và chuẩn bị cho những thuận lợi hay khó khăn trong việc tuyển dụng theo những xu hướng kinh tế của xã hội đối với một số ngành nghề.
1.3.1.2.4 Thái độ của xã hội với một số nghề nhất định.
Nền văn hoá phương đông vẫn còn nhiều quan niệm, những cách nhìn nhận rất phiến diện về một số ngành nghề trong xã hội. Ví dụ xã hội thường đề cao ngành sư phạm, ngành y, nên xu thế những người học và làm hai ngành này thường đông, ngược lại ngành dịch vụ như Nhà hàng, các quán Bar thì xã hội thường có cái nhìn không thiện cảm, do vậy mặc dù ngành này đang phát triển nhưng tìm lao động rất khó và thường hay chịu tình trạng lao động chuyển việc liên tục do một bộ phận lớn nhân viên phục vụ tại các nhà hàng là sinh viên làm thêm, hay những người làm tạm thời chờ việc. Họ không xác định gắn bó với nghề đó vì xã hội thường có cái nhìn không thiện cảm với những người làm nghề đó. Thái độ của xã hội đối với một số ngành nghề cũng gấy ảnh hưởng tới việc tuyển dụng lao động, nên đây cũng là yếu tố cần được tính toán và lường
1.3.2 Quá trình tuyển mộ.
Quá trình tuyển mộ được tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Xây dựng chiến lược tuyển mộ.
Tuyển mộ là chức năng cơ bản của quản trị nguồn nhân lực, do vậy phòng nhân sự có chức năng quảng cáo và thông báo tuyển người, sang lọc người xin việc, tham mưu cho các cấp lãnh đạo trong tổ chức về hoạch định các chính sách tuyển mộ, kiến nghị các chính sách lên các cấp lãnh đạo và quản lý về xây dựng chiến lược và các quy trình quảng cáo tìm người xin việc, thu thập các thông tin từ người xin việc, lựa chọn và sang lọc các thông tin này.
Quá trình tuyển mộ muốn đạt hiệu quả thì việc áp dụng sản phẩm của hoạt động phân tích công việc trước đó là hết sức cần thiết. Nội dung các bản mô tả công việc, bản yêu cầu công việc và bản tiêu chuẩn thực hiện công việc là những căn cứ, những yêu cầu thiết thực, cụ thể và chính xác của vị trí tuyển dụng, nhà tuyển dụng lấy đấy làm thước đo đánh giá và sàng lọc các ứng viên, và đó cũng là những thông tin hữu ích giúp ứng viên xác định được là có nên nộp đơn xin việc hay không? Đây cũng là những căn cứ để phòng những tranh chấp sau này.

a- Lập kế hoạch tuyển mộ:
Kế hoạch tuyển mộ giúp nhà tuyển dụng bao quát và xuyên suốt được quá trình tuyển, đồng thời ứng phó được những sự cố bất ngờ. Trong quá trình tuyển chọn thì các tỷ lệ sàng lọc là những con số nhà tuyển dụng cần xác định được để đảm bảo hiệu quả quá trình tuyển dụng. Vì có nhiều ứng viên nộp đơn nhưng không đủ điều kiện hay nhiều ứng viên nộp đơn nhưng không chấp nhận điều kiện làm việc của tổ chức do đó tổ số người nộp đơn cần nhiều hơn số người tổ chức muốn tuyển. Tỷ lệ sàng lọc sẽ cho nhà tuyển dụng biết số người còn lại ở từng bước và số người còn lại ở các bước sau. Vì thế nhà tuyển dụng có thể đưa ra những điều chỉnh để đảm bảo đủ số lượng và chất lượng lao động cần tuyển.
Tổ chức phải xác định được tỷ lệ sang lọc chính xác và hợp lý vì nó ảnh hưởng đến chi phí tài chính, tâm lý của người dự tuyển và kỳ vọng của người xin việc. Khi xác định tỷ lệ sang lọc cần căn cứ vào các yếu tố sau:
a.1 Căn cứ vào thị trường lao động:
Nếu thị trường lao động mà doanh nghiệp cần tuyển có cung lao động lớn hơn cầu lao động thì tỷ lệ sàng lọc có thể cao và ngược lại.
Căn cứ vào chất lượng của nguồn lao động: Nếu doanh nghiệp cần những lao động có chất lượng cao thì tỷ lệ sàng lọc có thể thấp, vì những lao động có Chịu trách nhiệm phục vụ khách ăn uống những bữa ăn thường và các bữa tiệc lớn, nhỏ đúng giờ, kịp thời, chính xác, đúng nguyên tắc và động tác quy định.
Tìm hiểu và năm vững yêu cầu của khách, pjối hợp chặt chẽ với bộ phận bếp, bar để đáp ứng tốt mọi yêu cầu của khách
Tạo ra mô trường hấp dẫn để khách thưởng thức món ăn đồ uống thông qua việc sắp đặt, bài trí phòng ăn, bàn ăn, kiểm soát thiết bị ánh sáng, nhiệt độ và cả phong cách giao tiếp.
Duy trì tốt vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường, có biện pháp bảo vệ tuyệt đối an toàn tính mạng và tài sản cho khách.
Thực hiện tốt việc quản lý tài sản, lao động, kỹ thuật và tnhững quy định của khách sạn.
Thường xuyên thu thập thông tin từ khách, nghiêm chỉnh báo cáo với kãnh đạo và bộ phận liên quan để nâng cao chất lượng phục vụ
Thường xuyên tray dồi kiến thức nghiệp vụ chuyên môn, ngoại ngữ, có ý thức đoàn kết giúp đỡ lân nhau nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả.
e- Bộ phận bar.
e.1- Chức năng:
Bộ phận bar có chức năng kinh doanh phục vụ nhằm thoả mãn yêu cầu về đồ uống cho khách trong thời gian ngắn nhất ở mọi lúc, mọi nơi trong khách sạn
e.2- Nhiệm vụ:
Pha chế các loại đồ uống có chất lượng, đảm bảo vệ sinh đáp ứng nhu cầu khách.
Đi sâu nghiên cứu từng nhóm đồ uống, cách sản xuất và sử dụng phù hợp với yêu cầu của khách.
Phục vụ khách tại quầy, tại bàn khách và các bộ phận khác về đồ uống theo yêu cầu đảm bảo tiêu chuẩn định mức và trình tự phục vụ quy định
Đảm bảo thanh toán chính xác với khách và thực hiện tốt quản lý nguyên liệu, hàng hoá, lao động và kỹ thuật.
Đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, không ngừng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn và cải tiến phương pháp phục vụ.
f- Bộ phận bếp.
Chế biến các món ăn theo yêu cầu của khách và khách sạn. Luôn đảm bảo đồ ăn cho khách ngon, trang trí đẹp.
Duy trì mối quan hệ với các bộ phận khác.
g- Bộ phận marketing.
Khách có biết đến khách sạn nhiều hay ít, biết như thế nào là do bộ phận này. Cách marketing thế nào là một bí quyết của từng khách sạn, việc xác định đối tượng khách và điểm nhấn là do bộ phận này thiết kế và quảng cáo. Trong thời thông tin nhanh nhạy hiện nay thì bộ phận Sales and marrketing là một bộ phận được nhiều tổ chức chú trọng và xây dựng. Tại Indochina bộ phận này có các chức năng nhiệm vụ như sau:
Thực hiện bán phòng cho khách đoàn
Tạo dựng và duy trì mối quan hệ với các công ty, đại lý du lịch
Phối hợp với ban quản lý khách sạn đưa ra mức giá phòng phù hợp
Theo dõi sự biến động của đối thủ cạnh tranh, thị trường du lịch
Marketing các sản phẩm, dịch vụ của khách sạn
Phối hợp với các bộ phận khác trong khách sạn.
h- Bộ phận tổ chức- hành chính.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Hoàn thiện công tác trả lương theo sản phẩm tại Công Ty xây dựng số 1 Vinaconex Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tại Công ty Take Á Châu Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện hệ thống quản lý sản xuất tại công ty tnhh hệ thống dây sumi - Hanel Khoa học kỹ thuật 0
D Hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất tại công ty cổ phần LILAMA 10 Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing tại Công ty TNHH TM&DV Thanh Kim Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty TNHH Midea Consumer Electric Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện tổ chức và quản lý kênh phân phối sản phẩm của công ty TNHH thương mại dịch vụ Thiên An Lộc Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện Chiến lược Marketing cà phê rang xay của Công ty Cổ phần tập đoàn Trung Nguyên Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top