Carver

New Member
Link tải miễn phí cho ae ket noi
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 3
1.1. Thị trường chứng khoán và các chủ thể trên thị trường 3
1.1.1. Tổng quan về thị trường chứng khoán 3
1.1.2. Các chủ thể trên thị trường 5
1.1.2.1. Nhà phát hành: 5
1.1.2.2. Nhà đầu tư: 6
1.1.2.3. Các tổ chức kinh doanh trên thị trường chứng khoán: 6
1.1.2.4. Các tổ chức có liên quan đến thị trường chứng khoán: 6
1.2. Công ty chứng khoán 7
1.2.1. Khái niệm và các loại hình công ty chứng khoán 7
1.2.2. Vai trò của các công ty chứng khoán 7
1.2.3. Các nghiệp vụ cơ bản: 9
1.2.3.1. Nghiệp vụ môi giới 9
1.2.3.2. Nghiệp vụ tự doanh 10
1.2.3.3. Nghiệp vụ tư vấn đầu tư 11
1.2.3.4. Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành 11
1.3. Năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán 12
1.3.1. Năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán và sự khác biệt so với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 12
1.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh 13
1.3.2.1. Cơ sở vật chất, quy mô chí nhánh, năng lực tài chính và công nghệ 13
1.3.2.2. Nguồn nhân lực: 13
1.3.2.3. Các chỉ tiêu định tính: 14
1.3.2.4. Các chỉ tiêu định lượng: 15
1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán 15
1.3.3.1. Các nhân tố môi trường vĩ mô 16
1.3.3.2. Các nhân tố môi trường vi mô 17
1.3.3.3. Các nhân tố thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp 18
1.4. Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán 19
1.4.1. Sự cần thiết phải đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh 19
1.4.2. Nội dung đầu tư 20
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN VNDIRECT THỜI GIAN QUA 22
2.1. Giới thiệu chung về công ty cổ phần chứng khoán VNDirect: 22
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển: 22
2.1.2. Cơ cấu tổ chức: 25
2.1.2.1. Vài nét về tập đoàn mẹ - tập đoàn đầu tư tài chính, bất động sản IPA: 25
2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức của VNDirect: 26
2.1.3. Các sản phẩm mà VNDirect cung cấp cho khách hàng: 28
2.1.3.1. Khối dịch vụ đầu tư: 28
2.1.3.2. Khối dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp 30
2.1.4. Vị thế của VNDirect so với các công ty chứng khoán khác: 32
2.1.5. Tác động của thị trường đối với hoạt động của VNDirect và sự cần thiết phải đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh 36
2.2. Các hoạt động của công ty cổ phần chứng khoán VNDirect: 36
2.2.1. Môi giới chứng khoán: 37
2.2.2. Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành: 41
2.2.3. Nghiệp vụ tự doanh: 44
2.2.4. Nghiệp vụ tư vấn: 45
2.3. Năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần chứng khoán VNDirect: 46
2.3.1. Về vốn: 46
2.3.2. Về cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị: 47
2.3.3. Về công nghệ: 49
2.3.4. Về các sản phẩm dịch vụ và chiến lược marketing: 50
2.4.1. Về vốn đầu tư: 53
2.4.2. Đầu tư cho cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị: 55
2.4.3. Đầu tư vào công nghệ 57
2.4.4. Đầu tư vào các sản phẩm dịch vụ và Marketing 58
2.5. Đánh giá hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của VNDirect 60
2.5.1. Những kết quả đạt được: 60
2.5.2. Những hạn chế và nguyên nhân tồn tại của hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh 66
2.5.2.1. Vốn dành cho đầu tư thấp: 67
2.5.2.2. Cơ cấu đầu tư chưa hợp lý và thiếu linh hoạt: 67
2.5.2.3. Về đầu tư vào cơ sở vật chất, máy móc thiết bị và công nghệ: 67
2.5.2.4. Chất lượng nhân sự và chính sách tuyển dụng chưa hợp lý: 68
2.5.2.5. Đầu tư cho marketing và nghiên cứu sản phẩm chưa thoả đáng 69
CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA VNDIRECT TRONG THỜI GIAN TỚI 70
3.1. Triển vọng của thị trường chứng khoán Việt Nam và sự phát triển của các công ty chứng khoán: 70
3.1.1. Triển vọng của thị trường chứng khoán Việt Nam: 70
3.1.2. Chiến lược phát triển và mục tiêu của VNDirect trong thời gian tới 72
3.2. Phân tích mô hình SWOT tại công ty cổ phần chứng khoán VNDirect 75
3.2.1. Điểm mạnh 75
3.2.2. Điểm yếu 76
3.2.3. Cơ hội 77
3.2.4. Thách thức 78
3.3. Một số giải pháp về đầu tư nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty trong thời gian tới 79
3.3.1. Nâng cao khả năng huy động vốn 80
3.3.2. Chuyển dịch cơ cấu đầu tư hợp lý 80
3.3.3. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 81
3.3.4. Tăng cuờng đầu tư phát triển nguồn nhân lực 82
3.3.5. Tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng, trình độ công nghệ 84
3.3.6. Tăng cường đầu tư nghiên cứu thị trường, gia tăng số lượng khách hàng 86
3.3.7. Đẩy mạnh hoạt động Marketing 86
3.3.8. Đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm 87
KẾT LUẬN 89
CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN

1.1. Thị trường chứng khoán và các chủ thể trên thị trường
1.1.1. Tổng quan về thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán ra đời từ thế kỷ thứ XV, sự hình thành thị trường chứng khoán cũng đồng thời với thị trường hối đoái và một số thị trường khác. Sự hình thành thị trường chứng khoán bắt đầu từ một số thành phố ở phương Tây từ các giao dịch trao đổi mua bán các mặt hàng như nông sản, khoáng sản,...... đến các mặt hàng khác như tiền tệ và các chứng từ có giá khác. Ban đầu các cuộc thương lượng này chỉ là các cuộc gặp gỡ nhỏ và không có những quy định riêng, về sau các giao dịch này đã thu hút được nhiều người hơn và đã bắt đầu có những quy tắc riêng của chúng. Chính những quy định này đã dẫn đến sự hình thành thị trường chứng khoán với quy mô và quy định rõ ràng như hiện nay.
Trong quá trình tồn tại và phát triển của mình, thị trường chứng khoán đã trải qua rất nhiều giai đoạn thăng trầm. Thời kỳ huy hoàng nhất của thị trường chứng khoán là vào những năm 1875 - 1913, thị trường chứng khoán trong thời kỳ này phát triển mạnh cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế. Nhưng đến cuối năm 1929, bắt đầu từ cuộc khủng hoảng của thị trường chứng khoán New York, nó đã lan sang các thị trường chứng khoán Tây Âu, Bắc Âu và Nhật Bản. Sau thế chiến thứ hai, thị trường chứng khoán phục hồi và phát triển mạnh. Trong giai đoạn này thị trường chứng khoán đã có những thay đổi khá lớn từ quy mô thị trường đến các cách giao dịch và các quy định ngày càng chặt chẽ hơn. Nhưng đến năm 1987, thị trường chứng khoán lại một lần nữa rơi vào khủng hoảng đã làm cho thị trường chứng khoán thế giới suy sụp nặng nề. Cuộc khủng hoảng hoảng này để lại hậu quả nghiêm trọng hơn cuộc khủng hoảng năm 1929. Nhưng chỉ sau hai năm, thị trường chứng khoán thế giới tiếp tục đi vào hoạt động ổn định, phát triển và trở thành một định chế không thể thiếu trong đời sống kinh tế của những quốc gia có nền kinh tế phát triển theo định hướng thị trường.
Thị trường chứng khoán chính là sự trao đổi, là sự thoả thuận và giao dịch giữa người muốn mua chứng khoán và người nắm giữ chứng khoán. Với những yếu tố như vậy, thị trường chứng khoán có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, hạn chế gia nhập và có nội quy hoạt động. Hàng ngày có rất nhiều các nhà đầu tư có nhu cầu mua bán chứng khoán, chính vì vậy một đặc điểm rất khác biệt của thị trường chứng khoán đó là không thể biết được các giao dịch của mình. Tuy nhiên, các nhà đầu tư đều muốn biết được đối tượng giao dịch của mình là ai và giao dịch được thực hiện như thế nào bởi như vậy họ mới có thể yên tâm về khoản đầu tư của mình. Chính vì vậy, các thị trường chứng khoán đều quy định chỉ có những người được phép mới được giao dịch trên sàn, tất cả những nhà đầu tư chỉ có thể giao dịch thông qua những người này đó là những nhà môi giới. Để trở thành người môi giới, phải hội đủ một số điều kiện về vốn, chuyên môn và đạo đức, các hội viên phải tuân thủ nội quy hành nghề, những ai vi phạm sẽ bị xử phạt hay bị tước giấy phép hành nghề. Nhờ những biện pháp trên, nên khi người đầu tư ra lệnh mua bán, họ mới dám tin tưởng người mình giao dịch và điều này làm cho chi phí giao dịch giảm.
Thứ hai, tiêu chuẩn hoá. Việc giao dịch ở trên thị trường phải được tiêu chuẩn hoá và đơn giản hoá, việc tiêu chuẩn hoá các giao dịch này được thực hiện theo từng quy định riêng của mỗi thị trường, các quy định như về lô giao dịch, về thời gian giao dịch và về cách và thời gian thanh toán các chứng khoán. Sự tiêu chuẩn hoá sẽ giúp việc mua bán được đơn giản hơn, người mua và bán chỉ cần đồng ý với nhau về giá hàng và số lượng, tất cả các vấn đề khác của việc mua bán thì đã được thực hiện theo một quy định chung của mỗi sở giao dịch.
Thứ ba, việc giải quyết tranh chấp. Dù có những quy định riêng như vậy nhưng tranh chấp cũng vẫn xảy ra, giải quyết chuyện đó sẽ mất nhiều thời gian và chi phí. Thị trường có tổ chức sẽ giảm chi phí đó bằng cách đề ra một khuôn khổ cho việc giải quyết tranh chấp. Những tranh chấp sẽ được thực hiện và phân xử thông qua các quy định được đặt ra từ trước.
Thứ tư, bảo đảm thi hành. Giao dịch theo cách nào thì cũng ẩn chứa những rủi ro, các giao dịch bao giờ cũng có bên mua và bên bán, và đôi khi sẽ ẩn chứa những sự đối lập về lợi ích giữa các bên, sự đối lập này đôi khi dẫn đến những hành động nhằm phá vỡ những giao dịch. Tuy nhiên với những quy định của mình nhằm bảo đảm thi hành thì các giao dịch của nhà đầu tư khi họ đã thực hiện việc mua bán sẽ chắc chắn được thực hiện.
Trên đây là những nguyên tắc chung mà các thị trường có tổ chức áp dụng, việc thực hiện và vận dụng chúng như thế nào là do mỗi thị trường chứng khoán đó quyết định, tùy theo điều kiện nhất định của thị trường đó.
1.1.2. Các chủ thể trên thị trường
Các tổ chức và cá nhân tham gia trên thị trường chứng khoán có thể được chia thành các nhóm sau: Các nhà đầu tư, nhà phát hành và các tổ chức liên quan đến chứng khoán.
Sơ đồ 1.1. Các chủ thể tham gia trên thị trường chứng khoán







Nguồn: Giáo trình thị trường chứng khoán
1.1.2.1. Nhà phát hành:
Nhà phát hành là các tổ chức huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán, nhà phát hành là người cung cấp hàng hóa - chứng khoán cho thị trường. Nhà phát hành bao gồm các tổ chức sau:
- Chính phủ và chính quyền địa phương là nhà phát hành các trái phiếu chính phủ và trái phiếu địa phương
- Các công ty là nhà phát hành các cổ phiếu và các trái phiếu công ty
- Các tổ chức tài chính là nhà phát hành các công cụ tài chính như các trái phiếu, chứng chỉ thụ hưởng,….phục vụ cho hoạt động của họ.
1.1.2.2. Nhà đầu tư:
Nhà đầu tư là những người mua và bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán. Nhà đầu tư bao gồm có nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư có tổ chức:
- Các nhà đầu tư cá nhân là các cá nhân tự mình tham gia mua và bán chứng khoán trên thị trường, tự quyết định về danh mục đầu tư của mình và tự chịu trách nhiệm trong quyết định của mình.
- Nhà đầu tư có tổ chức là các quỹ đầu tư, là các hội đồng đầu tư, ban đầu tư của các công ty, các doanh nghiệp tham gia mua và bán chứng khoán trên thị trường. Khác với các nhà đầu tư cá nhân, nhà đầu tư có tổ chức đầu tư theo quy trình, dưới sự giám sát của hội đồng đầu tư.
1.1.2.3. Các tổ chức kinh doanh trên thị trường chứng khoán:
Các tổ chức kinh doanh trên thị trường chứng khoán bao gồm có các tổ chức sau:
- Công ty chứng khoán
- Quỹ đầu tư chứng khoán
- Các trung gian tài chính
1.1.2.4. Các tổ chức có liên quan đến thị trường chứng khoán:
Các tổ chức có liên quan đến thị trường chứng khoán bao gồm có các tổ chức sau:
- Cơ quan quản lý Nhà nước
- Sở giao dịch và trung tâm giao dịch chứng khoán
- Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán
- Tổ chức lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán
- Công ty dịch vụ máy tính chứng khoán
- Các tổ chức tài trợ chứng khoán
- Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm……


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

abide3012

Member
Re: [Free] Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần chứng khoán VNDirect. Thực trạng và giải pháp

Ad ơi cho em xin link với ạ
 

tctuvan

New Member
Re: [Free] Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần chứng khoán VNDirect. Thực trạng và giải pháp

Link mới update, mời bạn xem lại bài đầu
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình sau tuyển dụng nhân sự của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thuận Lợi Quản trị Nhân lực 0
D Nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư vào doanh nghiệp của NHTMCP Á Châu Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng thi công công trình xây dựng, áp dụng cho dự án đầu tư xây dựng bệnh viện sản nhi Quảng Ninh Y dược 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư tại Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách Nhà nước đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn Huyện Quảng Trạch, Quảng Bình Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ Thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị Luận văn Kinh tế 0
D Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Đầu Tư Phát Triển Từ Nguồn Vốn Ngân Sách Nhà Nước Trên Địa Bàn Tỉnh Bắ Luận văn Kinh tế 0
E Nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng đầu tư và Luận văn Kinh tế 0
G Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD1 Luận văn Kinh tế 0
K Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP các Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh (VPBank) Luận văn Kinh tế 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top