Jelani

New Member

Download miễn phí Chuyên đề Xây dựng tập đoàn kinh tế - Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của các tổng công ty nhà nước





MỤC LỤC
CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Lời mở đầu 1
Chương I: Cơ sở lý luận về tập đoàn kinh tế 3
I. Quan niệm, đặc điểm và vai trò của tập đoàn kinh tế 3
1. Quan niệm về TĐKT 3
2. Đặc điểm về TĐKT 5
3. Vai trò của TĐKT trong nền kinh tế thị trường 9
II. Hình thành và phát triển của TĐKT 12
1. cách hình thành và phát triển của TĐKT 12
2. Nguyên tắc hình thành và phát triển TĐKT 13
3. Điều kiện hình thành TĐKT 14
4. Một số mô hình tổ chức TĐKT 15
4.1 Mô hình TĐKT theo dạng liên kết 15
4.1.1 Tập đoàn theo liên kết ngang là chủ yếu 15
4.1.2 Tập đoàn theo liên kết dọc là chủ yếu 16
4.1.3 Tập đoàn liên kết hỗn hợp đa nghành, đa lĩnh vực 17
4.2 Mô hình TĐKT theo cơ chế quản lý vốn (cấu trúc sở hữu). 17
4.2.1 Mô hình cấu trúc sở hữu đơn giản 17
4.2.2 Mô hình đầu tư và kiểm soát lẫn nhau giữa các công ty đồng cấp 18
4.2.3 Mô hình công ty mẹ trực tiếp đầu tư và kiểm soát một số công ty chi nhánh không thuộc cấp dưới trực tiếp 19
4.2.4 Tập đoàn có cấu trúc sở hữu hỗn hợp 20
4.2.5 Mô hình “tập đoàn trong tập đoàn” 21
5 Một số mô hình TĐKT tiêu biểu ở Châu Á 21
5.1 Mô hình Keiretsu ở Nhật Bản 21
5.2 Mô hình Cheabol ở Hàn Quốc 23
5.3Mô hình Jituan Gongsi ở Trung Quốc 23
Chương II: Thực trạng quá trình hình thành các TĐKT trên cơ sở các tổng công ty nhà nước vừa qua 25
I. Sự cần thiết và tính tất yếu hình thành TĐKT ở Việt nam trong giai đoạn hiện nay 25
1. Xu thế tất yếu của việc hình thành tập đoàn kinh tế ở Việt nam 25
2. Thực trạng quá trình hoạt động của các tổng công ty nhà nước 25
3. Thực trạng hình thành và vận hành mô hình công ty mẹ - công ty con 30
II. Những thách thức và trở ngại đối với việc chuyển đổi các tổng công ty nhà nước sang mô hình tập đoàn kinh tế 35
1. Quy mô và trình độ tích tụ vốn 35
2. Chuyên môn hoá và hợp tác, liên kết kinh doanh 36
3. Quan hệ với nhà nước 37
4. Cơ chế chính sách phát triển tổng công ty theo hướng tập đoàn 37
III. Một số nét chính về các TĐKT ở Việt nam 38
1. Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam 38
2. Tập đoàn than – khoáng sản Việt nam 41
IV. Một số tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới 41
1. Tập đoàn thiết kế kiến trúc Thượng Hải Trung Quốc 41
2. Tập đoàn Viễn thông Nhật Bản (NTT) 42
3. Tập đoàn General Motor 43
4. Tập đoàn xi măng SIAM Thái Lan 44
V. Quan điểm và định hướng của Chính phủ cho việc hình thành tập đoàn kinh tế 44
VI. Một số văn bản pháp lý vể tập đoàn kinh tế 46
Chương III: Một số kiến nghị và giải pháp xây dựng, phát triển tập đoàn kinh tế ở Việt nam 47
1. Giải pháp hoàn thiện môi trường pháp lý 47
2. Giải pháp chính sách trong phát triển TĐKT 48
2.1 Chính sách thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư ra ngoài doanh nghiệp và liên kết kinh doanh 48
2.2 Chính sách đối với các tổng công ty được lựa chọn phát triển thành tập đoàn 49
2.3 Chính sách đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của tập đoàn 51
2.5 Chính sách khuyến khích hợp tác, liên kết giữa các thành phần kinh tế tạo tiền đề cho hình thành tập đoàn kinh tế. 51
2.6 Thúc đẩy sự đồng bộ hệ thống các loại thị trường vốn, lao động, bất động sản, hàng hoá, công nghệ 51
2.7 Ổn định môi trường kinh tế vĩ mô 51
3. Một số kiến nghị để xây dựng và phát triển TĐKT 51
3.1 Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền 51
3.2 Xây dựng TĐKT phù hợp với từng nghành, vùng, lĩnh vực kinh tế 52
3.3 Tăng cường quản trị công ty mẹ, nâng cao vai trò của các cổ đông nhà nước. 52
3.4 Trình độ của cán bộ quản lý 53
3.5 Tăng cường công tác lãnh đạo của Đảng trong quá trình chuyển đổi tổng công ty nhà nước sang mô hình TĐKT 54
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ất là công ty mẹ và hai công ty sở hữu công ty mẹ đó. Trường hợp điển hình của kiểu cấu trúc này là Tập đoàn Kỹ nghệ điện ABB của Thuỵ Điển và Thuỵ Sỹ. Công ty mẹ của tập đoàn ABB là Asca Brown Bovery Ltđ (Zurich) thuộc quyền sở hữu của 2 công ty ABB AB Sctockholm và ABB AG Baden, trong đó mỗi công ty chiếm 50% cổ phần của Asca Brown Bovery Ltđ. Với cấu trúc như vậy, trong tập đoàn này tạo thành một “tam giác sở hữu” gồm 3 công ty quan trọng nhất là công ty mẹ và hai công ty sở hữu công ty mẹ của ABB.
Một số mô hình TĐKT tiêu biểu ở Châu Á
Mô hình Keiretsu ở Nhật Bản
Trong thời kỳ “phát triển thần kỳ của nền kinh tế”, cái tên Keiretsu bắt đầu xuất hiện, trước đó với tên gọi là “Zaibatsu”. Mỗi Keiretsu lớn thường lấy một ngân hàng làm trung tâm, ngân hàng này cung cấp tín dụng cho các công ty thành viên của Keiretsu và nắm giữ vị thế về vốn trong các công ty. Mỗi một ngân hàng trung tâm có vai trò kiểm soát rất lớn đối với các công ty trong Keiretsu và hành động với tư cách là một tổ chức giám sát và hỗ trợ tài chính trong những trường hợp khẩn cấp. Một trong những tác động của cơ cấu này là giảm thiểu sự hiện diện của những người tiếp quản đối lập ở Nhật Bản, bởi vì không một thực thể kinh doanh nào muốn đối đầu với sức mạnh kinh tế của các ngân hàng.
Trên thực tế có hai loại Keiretsu:
Keiretsu liên kết dọc: đây là loại điển hình của tổ chức và mối quan hệ như trong một công ty (từ khâu sản xuất, cung ứng nguyên vật liệu đến tiêu thụ sản phẩm trong một nghành nghề nhất định). Trong Keiretsu này thì các DN cung cấp nguyên, vật liệu hoạt động như là những vệ tinh xoay quanh các nhà máy sản xuất lớn trên cơ sở chia sẻ về công nghệ, thương hiệu và quy trình tổ chức kinh doanh. Mối liên kết giữa các DN này được thiết lập dựa trên lợi ích kinh tế, đồng thời là sự ràng buộc về niềm tin và sự trung thành nên rất bền chặt.
Keiretsu liên kết ngang thể hiện mối quan hệ giữa các thực thể, thông thường xoay quanh một ngân hàng và một công ty thương mại ( thường gồm nhiều DN hoạt động trong các ngành nghề khác nhau), ví dụ các Keiretsu: Mitsubishi, Mitsui, Sumitomo, Dai – Ichi Kangyo, Fuyo; mỗi một Keiretsu này đều có một hay nhiều ngân hàng, các Keiretsu hoạt động trong nhiều nghành công nghiệp khác nhau, từ đóng tàu, luyện kim, xây dựng, hoá chất cho đến thương mại. Do việc sở hữu cổ phần giống nhau và chịu ảnh hưởng của một ngân hàng và công ty thương mại giống nhau, nên các Keiretsu thường có chiến lược giống nhau, phát huy khả năng hợp tác, tương trợ. Đặc biệt khi gặp khó khăn về tài chính. Bên cạnh đó, các công ty thành viên còn chia sẻ với nhau những bí quyết kinh doanh, kinh nghiệp quản lý và các cách thức tiếp thị thâm nhập thị trường. Ngoài các tập đoàn lớn đó, còn có nhiều công ty thành lập các Keiretsu nhỏ hơn như Nissan, Hitachi, Hankyo-Tôh Group. Do thời kỳ suy thoái năm 1990 ở Nhật Bản nên đã ảnh hưởng đến các Keiretsu do đó nhiều ngân hàng lớn đã chịu tác động mạnh mẽ bởi các khoản nợ xấu và buộc phải sáp nhập lại hay nếu không thì đi đến phá sản. Do đó xảy ra tình trạng các Keiretsu bị lu mờ.
Mô hình Cheabol ở Hàn Quốc
Các cheabol của Hàn Quốc được hình thành bao gồm nhiều công ty có mối quan hệ liên kết với nhau về tài chính, chiến lược kinh doanh và sự điều phối chung trong hoạt động, ví dụ như Samsung, Daewoo hay LG. Nét đặc trưng của các Cheabol là toàn bộ các công ty thành viên thường do một hay số ít các gia đình sáng lập và nắm giữ cổ phần chi phối. Vì vậy, việc quản lý điều hành trong các Cheabol thường mang nặng tính gia trưởng, độc đoán và bị chi phối bởi các thành viên trong cùng gia tộc, vì thế nó có hạn chế đó là việc xử lý mối quan hệ giữa các công ty thành viên đều cảm tính và bảo thủ.Tuy nhiên có ưu điểm là việc ra quyết định nhanh chóng trước những vấn đề sống còn trong kinh doanh. Về mặt pháp lý thì các Cheabol không phải là một pháp nhân và không phải là một thực thể hữu hình. Các hoạt động kinh doanh đều thực hiện thông qua các công ty thành viên. Tuy nhiên cái bóng vô hình Cheabol bao trùm lên mọi hoạt động giao dịch kinh doanh của các công ty thành viên chính là sự thống nhất về chiến lược kinh doanh, sự tập trung và phân bổ nguồn lực một cách linh hoạt, phù hợp với từng trường hợp cụ thể.
Mô hình Jituan Gongsi ở Trung Quốc
Bắt đầu từ những năm cuối thế kỷ XX Trung Quốc đẩy mạnh quá trình tư nhân hóa các DNNN có quy mô nhỏ; đồng thời tập trung các nguồn lực và cả chính sách ưu đãi nhằm phát triển các TCT thành những tập đoàn đủ mạnh để cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hoá, đặc biệt trong các lĩnh vực kinh tế chủ đạo như: công nghiệp luyện kim, đóng tàu, điện tử, viễn thông, phần mềm…Qúa trình này bắt đầu bằng việc sáp nhập các DNNN thành các TCT lớn. Cho đến khi đạt đến quy mô nhất định nào đó, TCT sẽ phân quyền kinh doanh cho các DN thành viên nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành. Tiếp theo là giai đoạn đa dạng hoá sở hữu và hình thức nắm giữ cổ phần đan chéo giữa các DN thành viên thông qua việc cổ phần hoá và giảm tỷ lệ cổ phần của nhà nước. Và cuối cùng là thực hiện các biện pháp thu hút đầu tư vốn và chuyển giao công nghệ từ các đối tác nước ngoài nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh.
Mặc dù đã có những thành công nhất định trong việc chuyển đổi nền kinh tế nói chung và quá trình cổ phần hoá DNNN nói riêng, nhưng mô hình liên kết giữa các DN Trung Quốc vẫn chưa thực sự rõ nét, hay nói đúng hơn là phải có thêm thời gian để mô hình này hoàn thiện và thể hiện được ưu thế vượt trội. Mặc dù có những đặc trưng riêng biệt, nhưng mục tiêu của quá trình phát triển các TCT của Trung Quốc cũng nhằm tạo lập hệ thống kinh doanh tập hợp nhiều công ty được liên kết chặt chẽ với nhau thông qua việc phân bổ hợp lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực và thực hiện chung chiến lược kinh doanh. Về thực chất, các Jitian Gongsi của Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng với Keiretsu của Nhật Bản, Cheabol của Hàn Quốc hay các Conglomerates của Châu Âu, Châu Mỹ. Tuy nhiên quá trình hình thành Jituan Gongsi mang đậm dấu ấn của Nhà nước Trung Quốc, đặc biệt là sự can thiệp trong giai đoạn đầu tiên cũng như các chính sách hỗ trợ và ưu đãi sau này.
Chương II
Thực trạng quá trình hình thành các TĐKT trên cơ sở
các tổng công ty nhà nước vừa qua
Sự cần thiết và tính tất yếu hình thành TĐKT ở Việt nam trong giai đoạn hiện nay
Xu hướng thành lập TĐKT đang là hệ quả tất yếu của chính sách đa dạng hoá nền kinh tế ở việt nam, tạo lập ở mức cao nhất quyền tự chủ trong liên kết sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp Việt nam.
1. Xu thế tất yếu của việc hình thành tập đoàn kinh tế ở Việt nam
Chúng ta đang trong thời kỳ CNH-HĐH trong bối cảnh hội nhập kinh tế; dưới tác động của toàn cầu hoá về kinh tế và áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt không chỉ từ trong nước và cả nước ngoài. Vì vậy việc tổ chức, sắp xếp các công ty có quy mô nhỏ lẻ, hoạt động manh mún và kém hiệu quả thành những doanh nghiệp lớn có đủ ti...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Báo cáo thực tập tổng hợp của Công ty Cổ phần Xây dựng số 2 vinaconex 1 Luận văn Kinh tế 0
D Xây dựng và sử dụng bài tập có nội dung thực tế chương “dòng điện không đổi” Luận văn Sư phạm 0
D Báo cáo thực tập tổng hợp tại Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam Kiến trúc, xây dựng 0
D Thực tập tại công ty Xây Dựng Vĩnh Hưng Luận văn Kinh tế 0
H BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP:GIẢI PHÁP AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN MỎ ĐÁ XâY DỰNG NÚI TRÀ ĐUỐC TỈNH KIÊN GIANG Sinh viên chia sẻ 0
D Bài tập lớn môn cơ sở dữ liệu Ứng dụng MySQL trong xây dựng hệ Cơ Sở Dữ Liệu quản lí bán máy tính Công nghệ thông tin 0
D Bài tập lớn Trí tuệ nhân tạo: Xây dựng hệ chuyên gia tư vấn mua điện thoại di động Công nghệ thông tin 1
A Báo cáo kiến tập kiểm toán tại công ty cổ phần xây dựng số 3 vinaconex 3 Kế toán & Kiểm toán 0
D xây dựng bài tập tự nhiên và xã hội hỗ trợ rèn kĩ năng đọc, viết cho học sinh lớp ba Luận văn Sư phạm 0
D Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập theo các mức độ tư duy trong dạy học chương Anđehit – xeton – axit cacboxylic lớp 11 THPT Ngoại ngữ 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top