kh0x47

New Member

Download miễn phí Chuyên đề Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư vào lĩnh vực thuỷ điện tại Sở Giao dịch I - Ngân hàng Phát triển Việt Nam





 Phân tích tình huống là việc đánh giá kết quả của dự án trong những trường hợp nhất định: tốt nhất (giá bán và sản lượng là cao nhất), xấu nhất (giá bán hạ, sản lượng tiêu thụ thấp) và so sánh với trường hợp dự tính. Mỗi một tình huống xảy ra gắn với một xác suất có thể xảy ra. Tính các chỉ tiêu hiệu quả tài chính tương ứng và độ lệch chuẩn của từng chỉ tiêu.
 Thông thường cán bộ tín dụng tính toán 3 khả năng xảy ra:
 - Trường hợp có khả năng xảy ra nhiều nhất: thường đây là trường hợp được trình bày trong dự án đầu tư.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ạo ra năng lực mới tăng thêm để đạt mục tiêu dự án. Chi phí vốn cố định bao gồm:
Vốn chuẩn bị đầu tư : là chi phí trước khi thực hiện dự án (chi phí trước vận hành). Chi phí này tuy không trực tiếp tạo ra tài sản cố định nhưng là các chi phí gián tiếp hay liên quan đến việc tạo ra và vận hành khai thác các tài sản đó để đạt được mục tiêu đầu tư. Chi phí này bao gồm: chi phí cho điều tra khảo sát để thiết lập, trình duyệt dự án, chi phí cho tư vấn khảo sát, thiết kế, chi phí cho quản lý dự án, chi phí đào tạo, huấn luyện,…Các chi phí này khó có thể tính toán chính xác được. Bởi vậy, cần được xem xét đầy đủ các khoản mục để dự trù cho sát.
Các chi phí cho xây lắp và mua sắm thiết bị gồm các khoản sau:
Chi phí ban đầu về mặt đất, mặt nước. Chi phí này phải phù hợp với các quy định của Bộ tài chính về tiền thuê đất, mặt nước, mặt biển.
Chi phí chuẩn bị mặt bằng xây dựng.
Giá trị nhà xưởng và kết cấu hạ tầng sẵn có.
Chi phí xây dựng mới hay cải tạo nhà xưởng hay cấu trúc hạ tầng.
Chi phí về máy móc thiết bị (bao gồm cả lắp đặt, chạy thử), phương tiện vận tải.
Vốn lưu động ban đầu (hay còn được gọi là vốn lưu động ròng) gồm các chi phí để tạo ra các tài sản lưu động ban đầu (cho một chu kỳ sản xuất kinh doanh đầu tiên) nhằm đảm bảo cho dự án có thể đi vào hoạt động bình thường theo các diều kiện kinh tế, kỹ thuật đã dự tính. Nó bao gồm:
Vốn sản xuất: chi phí nguyên, nhiên, vật liệu, phụ tùng, điện nước,...
Vốn lưu động: thành phẩm tồn kho, sản phẩm dở dang, hàng hoá bán chịu, vốn bằng tiền.
Vốn dự phòng
Tổng vốn đầu tư cho một dự án thường được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nhưng thẩm định lại nhu cầu vốn đầu tư là rất cần thiết với Ngân hàng nhằm tránh hai tình huống hay xẩy ra:
Vốn đầu tư quá thấp gây khó khăn cho dự án hoạt động sau này và làm tăng hiệu quả tài chính một cách giả tạo.
Vốn đầu tư cao sẽ gây lãng phí.
Với dự án hình thành pháp nhân mới ngoài ra cần xem xét mức vốn đầu tư có đảm bảo lớn hơn mức vốn pháp định theo quy định của pháp luật không.
Tiếp theo Ngân hàng xem xét nguồn tài trợ cho dự án, khả năng đảm bảo vốn từ mỗi nguồn về mặt số lượng và tiến độ.
Các nguồn tài trợ cho dự án có thể do ngân sách cấp, Ngân hàng cho vay, vốn góp cổ phần, vốn liên doanh do các bên liên doanh góp, vốn tự có hay vốn huy đọng từ các nguồn khác. Để dảm bảo tiến độ thực hiện đầu tư của dự án, vừa để tránh ứ đọng vốn, nên các nguồn tài trợ cần được xem xét không chỉ về mặt số lượng mà cả về thời điểm nhận được tài trợ. Vì vậy, các nguồn dự kiến này phải được dảm bảo chắc chắn. Sự dảm bảo này phải có cơ sở pháp lý và cơ sở thực tế. Ngân hàng phải nắm chắc các vấn đề này. Thí dụ như nếu nguồn tài trợ là ngân sách cấp thì phải có sự cam kết của các cơ quan này. Nếu là vốn góp cổ phần hay liên doanh phải có sự cam kết về tiến độ và số lượng vốn góp của các cổ đông hay các bên liên doanh và được ghi trong điều lệ. Nếu là vốn tự có thì phải có bản giải tình về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của cơ sở trong 3 năm trước đây và hiện tại chứng tỏ rằng cơ sở đã, đang và sẽ tiếp tục hoạt động có hiệu quả, có tích luỹ và do đó có vốn để thực hiện dự án. Nếu là vốn vay tổ chức tín dụng khác thì phải xem xét độ tin cậy về khả năng cho vay, kế hoạch giải ngân của nguồn này.
Trên cơ sở so sánh nhu cầu về vốn với khả năng đảm bảo vốn cho dự án từ các nguồn và tiến độ. Nếu khả năng lớn hơn hay bằng nhu cầu thì dự án được chấp nhận về phương diện tổng vốn đầu tư. Ngược lại, nếu khả năng nhỏ hơn nhu cầu thì Ngân hàng và chủ đầu tư phải thoả thuận lại với nhau, có thể phải giảm quy mô dự án, xem xét lại khía cạnh kỹ thuật để đảm bảo tính đồng bộ trong việc giảm quy mô của dự án. Mức cho vay của Ngân hàng có thể tính bằng:
= - - Vốn khỏc
Mức cho vay này là mức cho vay tối đa mà Ngân hàng có thể chấp nhận với dự án này. Đồng thời mức cho vay này cũng phải thỏa mãn điều kiện về khối lượng một khoản vay với một khách hàng quy định trong quy chế cho vay của mỗi Ngân hàng.
3.2.2. Thẩm định lại về doanh thu và chi phí:
Sau khi xác định tổng mức vốn đầu tư, cơ cấu nguồn vốn và tiến độ huy động vốn, bước tiếp theo là quá trình phân tích và tính toán các chỉ tiêu kinh tế tài chính của dự án. Nhưng trước tiên phải đánh giá lại sự chính xác số liệu dự án. Các báo cáo tài chính giúp cho Ngân hàng thấy được tình hình hoạt động của dự án và nó là nguồn số liệu quan trọng giúp cho việc tính toán phân tích các chỉ tiêu phản ánh mặt tài chính.
Ngân hàng thẩm định lại doanh thu và chi phí dựa vào công suất dự kiến và quan trọng là dựa vào sản lượng tiêu thụ dự kiến. Trên cơ sở thẩm định dự án về phương diện thị trường (đầu vào, nguyên nhiên vật liệu, nhân công, đầu ra,…), Ngân hàng ước tính về sản lượng, giá vốn hàng bán và giá thành sản phẩm, tạm thời dự kiến được doanh thu và chi phí.
Doanh thu của dự án được dự tính cho từng năm hoạt động và dựa vào kế hoach sản xuất và tiêu thụ hàng năm của dự án để xác định. Nó được xác định theo mẫu sau:
Bảng doanh thu
Đơn vị tính
Chỉ tiêu
Năm hoạt động
1
2

n
Doanh thu từ sản phẩm chính
Doanh thu từ sản phẩm phụ
Doanh thu từ phế liệu, phế phẩm
Dịch vụ cung cấp cho bên ngoài.
Tổng doanh thu không có VAT
Việc dự tính chi phí sản xuất, dịch vụ dựa trên kế hoạch sản xuất hàng năm, kế hoạch khấu hao và kế hoạch trả nợ của dự án và được thực hiện theo bảng sau:
Bảng chi phí sản xuất
Đơn vị tính
Chỉ tiêu
Năm hoạt động
1
2
...
n
Nguyên vật liệu
Bán thành phẩm, dịch vụ mua ngoài
Nhiên liệu
Lương và các khoản trích theo lương
Chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị
Khấu hao
Chi phí quản lý
Chi phí ngoài sản xuất
Lãi vay tín dụng
Chi phí khác
Tổng chi phí
*Các khoản chi phí dự tính trong bảng không có thuế VAT
3.2.3. Thẩm định hiệu quả tài chính:
Để đánh giá hiệu quả tài chính Ngân hàng sử dụng các chỉ tiêu đánh giá sau:
Chỉ tiêu về khả năng sinh lời của dự án.
Chỉ tiêu về khả năng hoàn vốn của dự án.
Chỉ tiêu phản ánh rủi ro của dự án.
Sau đây ta sẽ nghiên cứu kỹ hơn về các chỉ tiêu này
Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời của dự án: bao gồm: NPV, IRR, PI.
Trên cơ sở các số liệu thẩm định trên, Ngân hàng tiến hành tính dòng tiền của dự án và từ đó tính ra các chỉ tiêu NPV, IR, PI. Để có thể hiểu sâu thêm về các chỉ tiêu này, ta cần làm rõ các khái niệm sau:
*Giá trị thời gian của tiền: tiền có giá trị không giống nhau tại các thời điểm khác nhau, tỷ lệ lãi suất (tỷ lệ lợi tức yêu cầu) là giá của tiền tệ, nó phản ánh chi phí cơ hội mà người sử dụng tiền mất đi khi dùng tiền đầu tư vào dự án chứ không gửi Ngân hàng hay đầu tư vào lĩnh vực mong đợi khác. Hoạt động đầu tư tiến hành trong nhiều năm dài vì vậy cần chú ý tới vấn đề này.
*Dòn...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng fast việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện công tác trả lương theo sản phẩm tại Công Ty xây dựng số 1 Vinaconex Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tại Công ty Take Á Châu Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện hệ thống quản lý sản xuất tại công ty tnhh hệ thống dây sumi - Hanel Khoa học kỹ thuật 0
D Hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất tại công ty cổ phần LILAMA 10 Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing tại Công ty TNHH TM&DV Thanh Kim Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty TNHH Midea Consumer Electric Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện tổ chức và quản lý kênh phân phối sản phẩm của công ty TNHH thương mại dịch vụ Thiên An Lộc Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top