Download miễn phí Đề án Cơ cấu công nghiệp và chuyển dịch cơ cấu công nghiệp Việt Nam( giai đoạn 2010- 2020)





MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÔNG NGHIÊP. 1
I. Các khái niệm. 1
1. Cơ cấu ngành kinh tế 1
2. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 2
3. Cơ cấu công nghiệp 2
4. Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp 3
II. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu công nghiệp trong quá trình phát triển. 4
1. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình phát triển: 4
1.1. Quy luật tiêu dùng của E.Engel. 4
1.2. Quy luật tăng năng suất lao động của A.Fisher. 5
1.3. Xu thế chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. 6
2. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp. 6
2.1. Xu hướng chung. 6
2.2. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp của Việt Nam. 7
3. Các cách, công cụ đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu công nghiệp 8
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 10
I. Thực trạng cơ cấu công nghiệp trong nền kinh tế. 10
1. Tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu tổng sản phẩm quốc dân: 10
2. Tương quan giữa tăng trưởng công nghiệp và các ngành khác trong nền kinh tế: 10
II. Thực trạng cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp. 11
1. Cơ cấu công nghiệp phân theo nhóm ngành cấp 1. 11
1.1. Đánh giá chung. 12
1.2. Đánh giá cơ cấu 3 nhóm ngành cấp 1. 12
2. Cơ cấu công nghiệp phân theo trình độ công nghệ. 18
3. Đánh giá chung về thực trạng công nghiệp Việt Nam. 22
3.1. Một số kết quả cụ thể: 23
3.2. Một số hạn chế. 24
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP ĐẨY NHANH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM 25
I. Định hướng và mục tiêu chuyển dịch cơ cấu công nghiệp Việt Nam đến năm 2020. 25
1. Định hướng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp Việt Nam đến năm 2020. 25
1.1. Định hướng phát triển công nghiệp. 25
1.2. Định hướng chuyển dịch cơ cấu. 26
2. Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu công nghiệp. 27
II. Các giải pháp thực hiện. 28
1. Giải pháp về chính sách. 28
2. Giải pháp về mặt thị trường. 28
3. Giải pháp về mặt công nghệ. 29
4. Giải pháp về nguồn vốn. 30
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

nhanh CDCCCN. Lợi thế so sánh bản thân là yếu tố động, cần phát hiện và có các chính sách kịp thời để hiện thực hoá nó, nhằm đẩy nhanh CDCCCN.
Khai thác hợp lý quá trình CDCCCN trong điều kiện kinh tế mở. Thực tiễn phát triển công nghiệp thế giới cho thấy, giữa các quốc gia đã đang và sẽ diễn ra quá trình CDCCCN, thậm chí là chuyển dịch với tốc độ nhanh, mức độ khá triệt để. Sau khi khai thác triệt để các lợi thế so sánh, họ thường dịch chuyển các cơ sở sản xuất kinh doanh đến các nước có lợi thế tốt hơn để thu lợi nhuận cao hơn. Chẳng hạn ngành Dệt - May cực kỳ phát triển ở Nhật Bản từ đầu thế kỷ XX, nhưng đến những năm 60, khi tiền công ở đây đã cao, ngành này dịch chuyển dần sang Hàn Quốc, đến lượt Hàn Quốc không còn “chịu đựng” nổi chi phí nhân công thì ngành này được chuyển đến các nước Đông Nam á (trong đó có Việt Nam). Như vậy, bên cạnh sự chủ động, chúng ta còn bị động đón nhận những ngành nghề mà các nước đi trước chuyển dịch sang làm thay đổi căn bản CCCN của đất nước. Theo dự báo, chừng 10 năm, nữa Việt Nam sẽ là “công trường” sản xuất và lắp ráp đồ điện tử gia dụng của Đông Nam á, thay chỗ cho Malaysia, Thái Lan ngày nay.
Tạo ra các ngành công nghiệp dẫn đầu. Lợi thế so sánh và khai thác hợp lý quá trình CDCCCN quốc tế sẽ đòi hỏi chúng ta phải có những ngành công nghiệp mũi nhọn có trình độ công nghệ cao, dẫn đầu để vừa tham gia vào quá trình phân công kinh tế khu vực và quốc tế, vừa làm đầu tầu cho quá trình CNH, HĐH nền kinh tế.
Tạo ra các đặc thù cho công nghiệp. Các nhóm hàng hoá công nghiệp còn được nhắc tới bởi cả khía cạnh nhân văn. Nếu như người Mỹ tạo dáng cho ô tô sự mạnh mẽ (đôi khi là hung dữ) thì người Nhật lại thân thiện hơn với sự sang trọng và tiết kiệm nhiên liệu. Nét đặc thù công nghiệp (nhìn cả dưới góc độ nhân văn) là một cách mà quá trình CDCCCN cần xem xét như một cách để tăng sức cạnh trạnh trong quá trình hội nhập kinh tế với khu vực và trên thế giới.
Thúc đẩy chuyên môn hóa để tham gia vào phân công lao động với khu vực và trên thế giới. Hiệu quả sản xuất kinh doanh trong công nghiệp đã chứng minh rằng, những sản phẩm lớn, nhiều chi tiết sẽ không hiệu quả, nếu tổ chức sản xuất khép kín trong một doanh nghiệp, trong một quốc gia. Như vậy có nghĩa là, sự phân công chuyên môn hóa là một yếu tố quan trọng để khai thác mọi lợi thế, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Để đẩy nhanh quá trình CDCCCN, chúng ta cần quán triệt vấn đề này hơn bao giờ hết, nhất là trong điều kiện hội nhập, chúng ta thường đề cao “tỷ lệ nội địa hoá” của một sản phẩm dịch vụ nào đó, mà không thấy được rằng, nếu tỷ lệ này thấp, nhưng những chi tiết mà chúng ta làm ra có thể bán ra khắp thế giới cho các hãng mua để lắp ráp vào sản phẩm của họ, thì chắc chắn hiệu quả kinh tế còn cao hơn nhiều. Thế giới đã có những khái niệm “vương quốc của trục cơ”, “xứ sở của vi mạch” hàm ý tính chuyên môn hoá cao (chuyên môn hoá chi tiết, bộ phận).
Như vậy, CDCCCN cần tạo ra được các ngành, các chi tiết, bộ phận có thể tham gia vào phân công sản xuất công nghiệp khu vực và quốc tế. Có như vậy, CCCN của chúng ta mới bền vững, độc lập, chứ không phải ngược lại là làm mọi thứ, nhưng không thứ nào vào cuộc được với sự phân công kinh tế khu vực và quốc tế.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
I. Thực trạng cơ cấu công nghiệp trong nền kinh tế.
1. Tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu tổng sản phẩm quốc dân:
Cơ cấu các ngành kinh tế trong GDP qua các năm đã có sự chuyển biến tích cực. Theo đó, tỷ trọng trong GDP của các ngành nông, lâm, ngư nghiệp có xu hướng giảm còn tỷ trọng của các ngành công nghiệp, dịch vụ có xu hướng tăng dần, thể hiện nền kinh tế đang đi đúng hướng trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cụ thể, tỷ trọng nhóm ngành nông, lâm, ngư nghiệp trong 5 năm trở lại đây có xu hướng giảm dần – từ 21.06% năm 2003, 20,39% năm 2004, 19,56% năm 2005, 18,74% năm 2006, và đến năm 2007 là 17,86%. Trong khi đó, tỷ trọng của ngành công nghiệp có xu hướng tăng dần – từ 30,01% năm 2003, 30,78% năm 2004, 31,42% năm 2005, 31,98% năm 2006, 32,49% năm 2007. Nhóm ngành dịch vụ vẫn chiếm phần lớn trong tỷ trọng GDP nhưng lại bị sụt giảm về tỷ trọng vào năm 2004 – từ 40,46% xuống còn 40,26% - và đến năm 2007 vẫn chưa đạt được tỷ trọng như của năm 2003.
Bảng 1: Cơ cấu ngành kinh tế trong GDP (theo giá so sánh 1994).
Đơn vị: %
Chỉ tiêu.
2003
2004
2005
2006
2007
Tổng cộng.
100,00
100,00
100,00
100,00
100,00
Nông nghiệp, lâm nghiêp, thủy sản.
21,06
20,39
19,56
18,74
17,86
Công nghiệp và xây dựng.
38,48
39,35
40,17
40,97
41,77
+ Công nghiệp.
30,01
30,78
31,42
31,98
32,49
+ Xây dựng.
8,47
8,57
8,75
8,99
9,28
Dịch vụ.
40,46
40,26
40,27
40,29
40,37
2. Tương quan giữa tăng trưởng công nghiệp và các ngành khác trong nền kinh tế:
Trong 5 năm trở lại đây, giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành liên tục tăng với tốc độ khá, bình quân từ 16 – 17%/ năm, trong đó kể từ năm 2005 tới nay tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp là trên 17%, vượt chỉ tiêu đề ra trong kế hoạch 5 năm 2006 – 2010(bình quân 15- 15,5%).
Tuy nhiên, nhìn vào bảng 2 ta có thể thấy được rằng: trong 5 năm qua tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp trong GDP chỉ đạt khoảng 10,2%. Như vậy, có thể thấy được rằng mặc dù có sự tăng trưởng nhanh về lượng( biểu hiện ở giá trị sản xuất công nghiệp liên tục tăng ở mức cao), nhưng chưa có sự chuyển biến rõ nét về mặt chất( biểu hiện ở tăng trưởng của công nghiệp trong GDP tăng còn chậm). Các nhóm ngành nông, lâm, thủy sản và dịch vụ tốc độ tăng trưởng còn chậm, chưa đạt mục tiêu đề ra.
Bảng 2: Tốc độ tăng trưởng của các ngành trong GDP
Đơn vị: %
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
2006
2007
GDP
7,34
7,79
8,44
8,23
8,48
Nông nghiêp, lâm nghiệp, thủy sản.
3,62
4,36
4,02
3,69
3,40
Công nghiệp.
10,38
10,62
10,64
10,20
10,21
Dịch vụ.
6,45
7,26
8,48
8,29
8,68
Tương quan giữa tăng trưởng công nghiệp với GDP của cả nước được minh họa bằng đồ thị dưới đây. Nhìn vào đồ thị ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng độ dốc của đường tăng trưởng của ngành công nghiệp trong GDP là thấp hơn so với độ dốc của đường tăng trưởng. Điều này cũng thể hiện được rằng giá trị gia tăng thực tế của công nghiệp còn thấp, chưa có sự chuyển biến về chất.
II. Thực trạng cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp.
1. Cơ cấu công nghiệp phân theo nhóm ngành cấp 1.
Theo phân ngành của Tổng cục Thống kê thì Việt Nam có 3 nhóm ngành cấp 1 như sau:
- Công nghiêp khai thác (CNKT).
- Công nghiệp chế biến (CNCB).
- Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước (SXPPDDN).
1.1. Đánh giá chung.
Nhìn chung, cơ cấu công nghiệp phân theo 3 ngành trên thay đổi theo xu hướng sau:
- Ngành công nghiệp khai thác có xu hướng giảm dần tỷ trọng trong cơ cấu công nghiệp, năm 2003 là 10,74%, năm 2004 là 10,53%, năm 2005 là 9,21%, năm 2006 là 7,76%, năm 2007 là 6,47%.
- Ngành công nghiệp chế biến có xu hướng tăng dần tỷ trọng, năm ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
P Khảo sát đề xuất cơ hội giảm thiểu nước thải và phương án xử lý nước thải cho công ty dệt may Hà Nội Kiến trúc, xây dựng 0
S Đề án Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và những giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện mục tiêu c Kiến trúc, xây dựng 0
D Nghiên cứu đề xuất các phương án có cơ sở khoa học và khả thi quản lý chất thải rắn Quận 3, thành ph Khoa học Tự nhiên 0
T Đề thi Trắc nghiệm môn cơ sở văn hóa Việt Nam 167 câu (cơ bản + nâng cao) có đáp án Văn hóa, Xã hội 7
S [Free] Đề án Giải pháp cho xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2001-2 Luận văn Kinh tế 0
S [Free] Đề án Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nhằm tạo việc làm cho ngư dân ven biển miền Trung giai Luận văn Kinh tế 0
V [Free] Đề án Các giải pháp cơ bản nhằm đảm bảo tính định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị Luận văn Kinh tế 0
P [Free] Đề án Sự cần thiết và các giải pháp cơ bản để phát triển kinh tế nông thôn ở nước ta trong th Luận văn Kinh tế 0
H [Free] Đề án Động cơ của Hiệp hội các chủ trại nuôi cá nheo Mỹ khi kiện cá tra và basa của Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
V THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NHTM - NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top