mr.kanx

New Member
Download miễn phí Chuyên đề Hoạt động mua nguyên vật liệu ở công ty TNHH Nhà nước một thành viên Dệt 19/5 Hà Nội



MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN DỆT 19/5 HÀ NỘI 3
1.1- Giới thiệu chung về công ty TNHH Nhà nước một thành viên Dệt 19/5 Hà Nội 3
1.1.1- Thông tin chung về công ty 3
1.1.2- Qúa trình hình thành và phát triển của công ty 4
1.1.2.1- Giai đoạn hình thành, phục vụ nhiệm vụ đấu tranh xây dựng và bảo vệ tổ quốc Xã Hội Chủ Nghĩa (1959-1973) 4
1.1.2.2- Giai đoạn xí nghiệp phát triển trong cơ chế bao cấp (1974-1988) 4
1.1.2.3- Giai đoạn vật lộn để phát triển vững mạnh trong cơ chế thị trường (1989 – 1999) 4
1.1.2.4- Giai đoạn phục hồi và phát triển mạnh mẽ nhất của công ty dệt 19/5 (từ năm 2000 đến nay) 5
1.2- Đặc điểm chủ yếu của công ty 6
1.2.1- Hình thức pháp lý và loại hình kinh doanh 6
1.2.1.1- Hình thức pháp lý 6
1.2.1.2- Loại hình kinh doanh 6
1.2.2- Cơ cấu tổ chức của công ty 6
1.2.3- Đặc điểm về sản phẩm 8
1.2.4- Đặc điểm về khách hàng và thị trường 10
1.2.5- Đặc điểm về mặt bằng và công nghệ sản xuất 12
1.2.5.1-Đặc điểm về mặt bằng sản xuất 12
Phân xưởng sản xuất 12
1.2.5.2- Đặc điểm về công nghệ sản xuất 12
1.2.6- Đặc điểm về lao động 13
1.2.7- Đặc điểm tài chính của công ty 14
1.3- Kết quả kinh doanh của công ty 15
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG MUA NGUYÊN VẬT LIỆU CỦA CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN DỆT 19/5 HÀ NỘI 17
2.1- Đặc điểm nguyên vật liệu của công ty 17
2.2- Tổ chức bộ phận quản trị mua NVL 19
2.3- Quá trình mua NVL của công ty 20
2.3.1- Xác định nhu cầu NVL trong kỳ kế hoạch 20
2.3.2- Nghiên cứu thị trường NVL và lựa chọn nhà cung ứng 21
2.3.3- Xác định lượng đặt hàng và thời gian đặt hàng 27
2.3.4- Tổ chức thực hiện kế hoạch mua NVL 30
2.4- Đánh giá chung hoạt động mua NVL của công ty 36
2.4.1- Thành tích đạt được 36
2.4.2- Những tồn tại trong quản trị mua NVL của công ty 36
2.4.3- Nguyên nhân của những tồn tại trên 37
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MUA NVL TẠI CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN DỆT 19/5 HÀ NỘI 39
3.1- Phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới 39
3.1.1- Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung của công ty 39
3.1.2- Yêu cầu và phương hướng đối với hoạt động mua NVL nói riêng 41
3.2- Một số biện pháp hoàn thiện hoạt động mua NVL của công ty trong thời gian tới 42
3.2.1- Hoàn thiện định mức tiêu dùng nguyên vật liệu 42
3.2.2- Không ngừng nghiên cứu thị trường NVL và lựa chọn nhà cung ứng đem lại thuận lợi nhất cho công tác thu mua 44
3.2.3-Tăng cường công tác bồi dưỡng đội ngũ thu mua NVL dần đến chuyên nghiệp và luôn có những chế tài thưởng phạt để kích thích tính sáng tạo trong công việc 47
3.2.4- Nâng cao chất lượng nguyên vật liệu mua về nhằm góp phần sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu 51
KẾT LUẬN 54


2.3.2- Nghiên cứu thị trường NVL và lựa chọn nhà cung ứng
Do đặc thù của sản phẩm dệt may, nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm, bởi vậy việc lựa chọn nhà cung cấp sao cho phù hợp nhất về giá cả và chi phí vận tải đòi hỏi công ty phải thường xuyên nghiên cứu thị trường nguyên vật liệu và lựa chọn nhà cung cấp. Trên thị trường có rất nhiều loại nguyên vật liệu có phẩm cấp khác nhau có thể đáp ứng được khách hàng này nhưng lại không đáp ứng được khách hàng khác. Vì thế, việc tính toán đầy đủ các khía cạnh để lựa chọn được nhà cung ứng vừa đảm bảo về chất lượng, thời gian, vừa đảm bảo được chi phí mua sắm và vận chuyển là yêu cầu quan trọng được đặt ra.
Việc tiến hành mua sắm nguyên vật liệu của phòng vật tư chủ yếu thường xuyên dựa vào uy tín của các đơn vị cung ứng nguyên vật liệu với từng chủng loại khác nhau. Trên thị trường độc quyền, chỉ có một người bán NVL, nhưng có rất nhiều người mua loại NVL ấy. Do vậy, người bán tự quyết định giá cả và lượng hàng hóa bán, người mua không có quyền lựa chọn. Ngược lại, trên thị trường cạnh tranh có nhiều người cùng mua, bán một loại NVL, những người bán cạnh tranh với nhau và những người mua cạnh tranh với những người bán, không ai có đủ khối lượng cần thiết để chi phối thị trường. Để đảm bảo đạt những yêu cầu đặt ra cho quá trình mua và đảm bảo hiệu quả kinh doanh, công ty phải tìm và lựa chọn người bán thích hợp.
Thông thường, trong loại công việc này, người mua lại phải xem xét trên các mặt đảm bảo số lượng, chất lượng, kỳ hạn đã đặt ra với chi phí mua nhỏ nhất. Để việc tìm và lựa chọn người bán thích hợp, công ty phải xác định được chính sách lựa chọn người bán. Chính sách ấy phải đảm bảo 2 mục tiêu cơ bản:
Thỏa mãn được 5 yêu cầu đặt ra cho quá trình mua: Đúng số lượng mong muốn; Đúng chủng loại mong muốn; Đúng chất lượng mong muốn; Đúng thời điểm mong muốn; Chi phí nhỏ nhất.
An toàn cho sản xuất, nghĩa là đảm bảo cho sản xuất tiến hành liên tục, không bị gián đoạn do những trục trặc xảy ra từ phía người bán.
Tiêu chuẩn lựa chọn nhà cung ứng
Cung cấp được chất lượng NVL đảm bảo yêu cầu sản xuất dịch vụ, là yêu cầu tối quan trọng để đảm bảo sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao.
Giá cả phù hợp với giá mặt bằng thị trường, phù hợp với điều kiện tài chính của công ty.
Đảm bảo về mặt tiến độ, thời gian cung ứng, có năng lực đáp ứng vật tư tự phục vụ cho sản xuất của công ty để tránh làm ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất, không xảy ra tình trạng thiếu hụt vật tư làm chậm thời gian hoàn thành.
Một nhà cung ứng tốt là một nhà cung ứng đem lại cho ta sự thỏa mãn cao nhất về chất lượng sản phẩm và cung cách làm việc đảm bảo về sự an toàn cho hàng hóa. Không gây cản trở cho cả đôi bên. Tuy nhiên không phải là sẽ không có những khuyết điểm, sai xót tuy nhiên ta củng có thể tìm cho mình một nhà cung ứng có ít khuyết điểm nhất.
Các nhà cung ứng trong nước không cho công ty có nhiều lựa chọn, bởi vì số lượng nhà cung ứng NVL cho nghành dệt may không nhiều. Còn với các nhà cung ứng nước ngoài công ty thường tìm hiểu qua các thông tin gián tiếp như mạng, báo chí và các bạn hàng khác…
- Phương pháp đánh giá nhà cung ứng
Để lựa chọn được nhà cung ứng phù hợp công ty dựa trên những cơ sở như sau:
Dựa trên hồ sơ về quy trình cung ứng cụ thể mà những người cung ứng đã từng hợp tác với công ty trong thời gian vừa qua. Qua đó ta có thể đánh giá và lựa chọn cho mình một nhà cung ứng phù hợp nhất đối với cách làm việc của công ty.
Dựa trên đánh giá của bên thứ ba (chứng chỉ, chứng nhận mà đơn vị đó nhận được), thông qua đó chứng tỏ được uy tín của đơn vị cung ứng trên thị trường NVL về chất lượng, khả năng đúng hạn, kịp thời đảm bảo cho cho công ty sản xuất liên tục nhờ vào việc đáp ứng đầy đủ NVL.
Trên cơ sở những thông tin thu thập được, công ty tiến hành phân tích, đánh giá để lựa chọn nhà cung ứng phù hợp nhất. Tuy nhiên, công ty cũng cần đánh giá khách quan về nhà cung ứng khi tiếp nhận thông tin về họ. Vì có thể thông tin chưa chính xác, hay vì một điều kiện khách quan nào đó mà nhà cung ứng chưa làm tốt như trong cam kết đối với khách hàng.
- Xây dựng duy trì mối quan hệ với nhà cung ứng
Chọn đơn vị cung ứng: khi đã có quyết định mua vật tư, phòng vật tư chịt trách nhiệm lập danh sách các đơn vị cung ứng trình lên Tổng Giám Đốc phê duyệt, nếu các đơn vị cung ứng nào đó được phê duyệt nhưng lại không đáp ứng được thì phải lựa chọn đơn vị cung ứng khác theo trình tự như sau:
Bước 1: Thu thập những thông tin của ít nhất 2 đơn vị cung ứng về loại NVL cần cung cấp. Có như vậy ta mới có thể đánh giá chính xác được khả năng của nhà cung ứng. Tốt nhất có thể ta đi thu tập thông tin nhiều hơn 2 đơn vị cung ứng để có thể có nhiều lựa chọn hơn cho việc ra quyết định của công ty.
Bước 2: Lấy thông tin trực tiếp từ các đơn vị cung ứng khi họ chào hàng, cho xem mẫu vật tư, phiếu kiểm tra hay chứng chỉ chất lượng…Sau đó trực tiếp gửi cán bộ đi đánh giá độ chính xác thông tin mà nhà cung ứng cung cấp.
Bước 3: Chọn lựa, phê duyệt: phòng vật tư đánh giá khả năng cung ứng của các đơn vị cung ứng trên cơ sở thông tin thu thập được, sau đó lập phiếu xem xét đề nghị của các nhà cung ứng, phiếu theo dõi được Giám Đốc phê duyệt và đưa vào danh sách các đơn vị cung ứng của công ty, danh sách này cứ sau 2 năm có sự đánh giá lại trước khi mua để kịp thời điều chỉnh.Việc lên danh sách nhà cung ứng và tạo được mối quan hệ thường xuyên, ổn định lâu dài tạo lợi thể là lựa chọn chắc chắn, không sợ rủi ro, giảm chi phí khảo sát, nghiên cứu.
Để có thể giữ dược mối quan hệ đối tác lâu dài với nhà cung ứng, công ty cũng cần quan tâm tới các nhu cầu của họ về cách, sao cho hai bên luôn tìm được tiếng nói chung trong việc giao nhận hàng. Muốn vậy công ty cần có những biện pháp tìm hiểu nhà cung ứng của mình. Tất nhiên để tìm hiểu dược nhà cung cấp có nhiều phương pháp. Một phương pháp ít tốn kém mà mang lại hiệu quả mà công ty đã áp dụng là sử dụng phiếu xem xét đề nghị của nhà cung ứng như mẫu sau:
CÔNG TY TNHHNN MTV DỆT 19/5 HÀ NỘI
PHIỂU XEM XÉT CÁC ĐỀ NGHỊ CỦA NHÀ CUNG ỨNG
Về phần nhà cung ứng
Nhà cung ứng: Công ty Dệt Nam Định
Địa chỉ: thành phố Nam Định Điện thoại: 03503 667 940
Tên người liên hệ: Trần Minh Huệ
Địa...

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
A Xây dựng quy trình lựa chọn và quản lý nhà cung cấp tại Công ty TNHH ScanCom Việt Nam Luận văn Kinh tế 1
M Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Nhà Nước Một Thành Viên dệt Minh Khai Luận văn Kinh tế 2
N Thiết kế nhà văn phòng công ty TNHH Sao Đỏ Kiến trúc, xây dựng 0
L Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Nhà Nước Một Thành Viên Thiết Bị Đo Điệ Luận văn Kinh tế 0
J Công tác tuyển dụng lao động ở Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cơ điện Trần Phú Luận văn Kinh tế 0
D Công tác kế toán lao động tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Nhà nước một thà Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH nhà nước 1 thành viên cấp nước Phú thọ Luận văn Kinh tế 0
C Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty TNHH nhà nước moth Luận văn Kinh tế 0
T Hoàn thiện các hình thức trả lương tại công ty TNHH Nhà nước một thành viên Dệt 19-5 Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
R Tìm hiểu hoạt động quản trị hàng tồn kho tại công ty TNHH nhà nước một thành viên Yến Sào Khánh Hòa Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top