hoangtv1989

New Member

Download miễn phí Chuyên đề Thẩm định dự án vay vốn tại Sở Giao dịch Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội





MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 4
DANH MỤC BẢNG BIỂU 5
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẨN QUÂN ĐỘI 4
1.1. Tổng quan hoạt động kinh doanh ở SGD 4
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển SGD 4
1.1.2. Tổng quan hoạt động kinh doanh ở SGD 6
1.1.2.1. Tình hình huy động vốn 7
1.1.2.2. Hoạt động tín dụng 8
1.1.2.3. Hoạt động phi tín dụng 8
1.2. Thực trạng thẩm định dự án vay vốn tại SGD 8
1.2.1. Quy trình thẩm định 9
1.2.2. Phương pháp thẩm định 11
1.2.3. Nội dung thẩm định 11
1.2.3.1. Thẩm định kinh tế dự án 12
1.2.3.2. Thẩm định khía cạnh kỹ thuật 16
1.2.3.3. Thẩm định về khả năng thực hiện dự án 17
1.2.3.4. Đánh giá hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án 19
1.2.3.5. Đánh giá rủi ro của dự án 22
1.2.3.6. Đánh giá các biện pháp bảo đảm tiền vay 23
1.2.4. Kết luận và kiến nghị về dự án đầu tư 23
1.3. Ví dụ minh họa về thẩm định một dự án vay vốn ở SGD – Dự án đầu tư xây dựng dây chuyền II nhà máy xi măng Hồng Hà 24
1.3.1. Thẩm định kinh tế dự án 24
1.3.1.1. Đánh giá mục tiêu đầu tư và các nội dung sơ bộ của dự án 24
1.3.1.2. Phân tích thị trường và khả năng tiêu thụ xi măng của dự án 25
1.3.1.3. Đánh giá khả năng cung ứng nguyên vật liệu 35
1.3.2. Thẩm định khía cạnh kỹ thuật của dự án 36
1.3.2.1. Đánh giá địa điểm xây dựng 36
1.3.2.2. Thẩm định công nghệ và máy móc thiết bị của dự án 37
1.3.3. Thẩm định về khả năng thực hiện dự án 39
1.3.3.1. Thẩm định năng lực quản lý thực hiện dự án của chủ đầu tư 39
1.3.3.2. Thẩm định tổng vốn đầu tư và phương án nguồn vốn 39
1.3.4. Đánh giá hiệu quả về mặt tài chính và khả năng trả nợ của dự án 41
1.3.4.1. Xác định các căn cứ tính toán hiệu quả tài chính của dự án 41
1.3.4.2. Tính toán hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án 41
1.3.5. Đánh giá rủi ro của dự án 49
1.3.5.1. Rủi ro về tiến độ 49
1.3.5.2. Rủi ro về thị trường 49
1.3.5.3. Rủi ro về quản lý, vận hành 50
1.3.5.4. Rủi ro về tổ chức phân phối tiêu thụ sản phẩm 50
1.3.5.5. Rủi ro về kinh tế vĩ mô 50
1.3.5.6. Bảo đảm tiền vay 51
1.3.6. Kết luận và kiến nghị về dự án 51
1.3.6.1. Thuận lợi 51
1.3.6.2. Khó khăn 52
1.3.6.3. Ý kiến của tổ thẩm định về dự án 54
1.4. Đánh giá tình hình thẩm định dự án vay vốn tại SGD 54
1.4.1. Những kết quả đạt được 54
1.4.1.1. Về quy trình thẩm định 54
1.4.1.2. Về nội dung thẩm định 55
1.4.1.3. Về phương pháp thẩm định 55
1.4.2. Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân 55
1.4.2.1. Hạn chế 55
1.4.2.2. Nguyên nhân 58
CHƯƠNG 2: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI 60
2.1. Định hướng phát triển hoạt động thẩm định dự án vay vốn của SGD 60
2.2. Một số giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án vay vốn tại SGD NHQĐ 60
2.2.1. Giải pháp về công tác thu thập thông tin 60
2.2.2. Giải pháp về quy trình thẩm định 61
2.2.3. Giải pháp về phương pháp thẩm định 61
2.2.4. Giải pháp về nội dung thẩm định 62
KẾT LUẬN 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

năng cạnh tranh của dự án
Theo Báo cáo đầu tư do đơn vị tư vấn lập, thị trường tiêu thụ chính của dây chuyền II Nhà máy xi măng Hồng Hà được xác định hai khu vực chính là: Thị trường tại chỗ và khu vực lân cận bao gồm các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng và Thị trường Miền Nam.
Ninh Bình thuộc vùng đồng bằng sông Hồng là cửa ngõ giao lưu của vùng Đồng bằng sông Hồng với vùng Bắc Trung Bộ. Đồng thời, với hệ thống giao thông sắt, thuỷ, bộ khá hoàn chỉnh, Ninh Bình có thể đưa xi măng tới tất cả các tỉnh trong vùng đặc biệt là tới Hà Nội, một trong những thị trường xi măng lớn nhất của cả nước. Ninh Bình giáp Nam Định, thông qua Nam Định tới Thái Bình và Hưng Yên là ba tỉnh không có nguồn đá vôi để sản xuất xi măng, cũng có thể thông qua cửa Đáy bằng các tàu nhỏ chạy ven biển, xi măng của Ninh Bình sẽ đến được nhiều địa bàn ven biển của các tỉnh lân cận trong vùng .
Thị trường của Nhà máy xi măng Hồng Hà dự kiến cũng là thị trường chung của của các nhà máy xi măng tại khu vực Hoà Bình – Hà Tây – Hà Nam – Ninh Bình - Bắc Thanh Hoá; Hải Phòng - Hải Dương; Quảng Ninh. Tổng công suất các Nhà máy đã có và đang xây dựng của khu vực Hà Tây – Hà Nam – Ninh Bình - Bắc Thanh Hoá là 8,94 triệu tấn/năm. Tổng số các Nhà máy là 14, trong đó có 5 Nhà máy XM lò quay lớn là Bỉm Sơn, Bút Sơn, Tam Điệp, Nghi Sơn, Hoàng Mai còn lại 11 Nhà máy XM lò đứng. Cùng với sức sản xuất của các khu vực Hải Phòng - Hải Dương và Quảng Ninh, lượng sản xuất của các Nhà máy đã có và đang xây dựng sẽ đủ cung cấp cho vùng đồng bằng Sông Hồng.
Hiện nay có 02 Nhà máy xi măng Bút Sơn và Bỉm Sơn đều đang xây dựng dây chuyền 2 và d/c 3, trong khu vực này còn dự kiến xây dựng 02 Nhà máy: Xi măng Mỹ Đức công suất 1,4 triệu tấn/năm, xi măng Nghi Sơn CS 2triệu tấn/năm và xây dựng 3 Nhà máy xi măng lò quay với quy mô 0,9 triệu tấn/năm tại Ninh Bình và Tây Thanh Hoá. Nhiều Nhà máy xi măng lò đứng có kế hoạch chuyển đổi sang lò quay quy mô nhỏ. Khi tất cả các dự án hoàn thành và đưa vào khai thác, tổng công suất của khu vực này vượt quá nhu cầu tiêu thụ, phải xuất đi miền Trung và miền Nam.
Xem xét đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án được xem xét lần lượt từng mặt từ chất lượng, giá cả, thương hiệu, kênh phân phối, năng lực quản lý của Chủ đầu tư.
Về chất lượng
Dự án Xi măng Hồng Hà có lợi thế của người đi sau là có khả năng tiếp xúc với công nghệ kỹ thuật đời mới. Hiện theo báo cáo của Chủ đầu tư dự án đã ký được hợp đồng giao tổng thầu EPC cho Viện nghiên cứu và thiết kế xi măng Hợp Phì – Trung Quốc thực hiện. Theo báo cáo đầu tư sản phẩm của dự án là clanhke PC50 và Xi măng PCB40 là loại xi măng có chất lượng phổ biến được tiêu thụ trên thị trường Việt Nam hiện nay là PCB30 & PCB40. Như vậy, sản phẩm của dự án sẽ không có khác biệt nhiều so với thị trường về chất lượng.
Về thương hiệu, khả năng tiêu thụ sản phẩm
Các Nhà máy xi măng mới đi vào hoạt động sẽ chịu các chi phí khấu hao trả nợ lớn, sản phẩm mới tiếp cận với thị trường, thương hiệu còn lạ, kênh phân phối (đại lý) chưa được xác định, khả năng quản lý điều hành hạn chế, chi phí quảng bá, tiếp thị sản phẩm cao… nên mức độ và khả năng phát huy hiệu quả, cạnh tranh với các sản phẩm khác khi đi vào hoạt động sẽ khó khăn hơn nhiều, đặc biệt là đối với sản phẩm của các Cty thuộc thành viên của Tổng Công ty xi măng Việt nam đã có thương hiệu từ lâu;
Về giá bán sản phẩm
Trong bối cảnh thị trường có sự cạnh tranh rất quyết liệt, giá cả xi măng trong nước sẽ dần tiệm cận tới giá cả của thị trường khu vực, các nhà sản xuất trong nước phải hạ dần giá bán để kích thích tiêu thụ, giành giật thị trường. Từ đầu năm 2004 đến nay phần lớn các mặt hàng chủ yếu trên thế giới như giá thép, giá dầu thô, cước vận tải biển, giá than, giá vật liệu bao bì và giá lương thực thực phẩm,… đều tăng. Các mặt hàng trên thế giới đang vận động theo xu hướng tăng trong đó giá xi măng cũng có khả năng tăng theo. Lúc đó, sự thành công của một sản phẩm được quyết định bằng chi phí thuận lợi của sản phẩm đó.
Theo Báo cáo nghiên cứu khả thi thì giá bán sản phẩm Xm PCB40 của dự án là 610.000 đồng/tấn (giá chưa có VAT), nếu tính thêm chi phí vận chuyển, tiêu thụ thì vẫn thấp hơn giá bán tại thị trường miền Bắc khoảng 20.000đ/t (hiện nay trung bình là 720.000 – 760.000 đồng/tấn, cao hơn so với giá bán dự kiến của sản phẩm). Tuy nhiên, do dự án sử dụng công nghệ của Trung Quốc nên về mặt giá thành là thấp hơn so với mặt bằng chung, nhưng về mặt chất lượng thì chưa thể kiểm chứng được.
Đánh giá, dự kiến khả năng tiêu thụ xi măng của dự án
Để xác định địa bàn tiêu thụ của dự án và xây dựng chính sách thị trường thích hợp, cần xem xét đến địa bàn tiêu thụ (thị trường chính) xi măng đối với dự án đầu tư tập trung chủ yếu là: Thị trường tại chỗ và khu vực lân cận bao gồm các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng và Thị trường Miền Nam. Với cơ cấu sản phẩm của dự án gồm hai loại Clinker PC50 sản lượng sản xuất là 500.000tấn/năm và Xi măng PCB40 sản lượng sản xuất là 1,2 triệu tấn/năm.
Đối với sản phẩm Xi măng:
Như đã phân tích ở trên, tại khu vực từ Thanh Hoá đến Hà Nam nơi dự án được đầu tư hiện đã có 5 nhà máy sản xuất XM với công suất lớn đang hoạt động và có khoảng 11 nhà máy XM lò đứng có công suất nhỏ chưa kể trong những năm tới thêm một số nhà máy có đang được đầu tư như: XM Bút Sơn II, XM Bỉm Sơn III, XM Vinakasai II, XM Hoàng Long, Phú Sơn….sẽ cho ra sản phẩm đồng thời với dự án XM Hồng Hà II. Do đó thị trường tiêu thụ cho dự án là rất khó khăn, tính chất cạnh tranh rất khốc liệt. Theo tài liệu đã cung cấp của chủ đầu tư, Doanh nghiệp hiện đang hoạt động trong lĩnh vực thi công xây lắp, hàng năm cần một số lượng xi măng khá lớn để thi công các công trình mà doanh nghiệp nhận thầu. Ngoài ra, Chủ đầu tư cũng đã có văn bản cam kết của một số bạn hàng chuyên sản xuất VLXD (cột điện, Bê tông tươi…) như Cty CP Bê tông-Thép Ninh Bình, Cty CP Bê tông & XD Vĩnh Tuy Hà Nội, Cty CP Bê tông & XD Thái Nguyên, Cty CP Bê tông & XD Hà Nội, các Cty này sẽ sử dụng sản phẩm của dự án khi nhà máy đi vào hoạt động nhưng với số lượng không nhiều. Tuy nhiên, phần nào cũng đã giải quyết được nhu cầu đầu ra của dự án. Ngoài ra hiện chủ đầu tư đã ký được một số hợp đồng nguyên tắc với các đại lý nhận tiệu thụ sản phẩm của dự án tại các tỉnh, thành phố lân cận, mạng lưới đại lý này cũng sẽ tiêu thụ một số lượng đáng kể XM cho dự án đầu tư.
Chủ đầu tư đã tiến hành khảo sát đánh giá thị trường tại khu vực các tỉnh phía Bắc và đã có kế hoạch thâm nhập thị trường bằng việc ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các đại lý tại các tỉnh phía Bắc, cùng các chính sách giảm giá bán sản phẩm, ưu đãi, khuyến mại và tăng tỷ lệ % hoa hồng cho các đại lý cao hơn các nhà máy sản xuất xi măng trên địa bàn khi sản phẩm của nhà máy được t...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Hoàn thiện công tác thẩm định các dự án đầu tư trong lĩnh vực xây dựng tại Ngân hàng Vietcombank Luận văn Kinh tế 0
D Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư: Dự án cà phê Gia Đình Luận văn Kinh tế 0
Đ Tiểu luận thiết lập và thẩm định dự án đầu tư dự án cà phê gia đình Sinh viên chia sẻ 1
D Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính đối với các dự án đầu tư dài hạn của Tổng công ty Sông Đà Luận văn Kinh tế 0
D Chất lượng thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của bộ trưởng Văn hóa, Xã hội 0
E Nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng đầu tư và Luận văn Kinh tế 0
L Thực trạng công tác thẩm định các dự án đầu tư ngành thủy điện tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam - V Luận văn Kinh tế 0
D Công tác thẩm định dự án ngành du lịch - Dịch vụ tại Sở giao dịch NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam: Thực Luận văn Kinh tế 0
H Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư bất động sản tại Ngân hàng No&PTNT Chi nhánh Thủ Đô Luận văn Kinh tế 2
T Hoàn thiện công tác thẩm định dự án vay vốn ngành dệt tại ngân hàng Vietcombank Thăng Long Luận văn Kinh tế 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top