MCM_MCM

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Lời mở đầu

Tài sản cố định là một trong những bộ phận cơ bản tạo nên cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân, đồng thời là bộ phận quan trọng quyết định sự sống còn của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đối với doanh nghiệp, TSCĐ là điều kiện cần thiết để giảm cường độ lao động và tăng năng suất lao động. Nó thể hiện cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ công nghệ, năng lực và thế mạnh của doanh nghiệp trong việc phát triển sản xuất kinh doanh. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay nhất là khi khoa học trở thành lực lượng sản xuất kỹ thuật trực tiếp thì TSCĐ là yếu tố quan trọng để tạo nên sức mạnh cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Trong thực tế hiện nay ở Việt Nam, trong các doanh nghiệp Nhà nước, mặc dù đã nhận thức được tác dụng của TSCĐ, nhất là TSCĐHH đối với quá trình sản xuất kinh doanh nhưng đa số các doanh nghiệp vẫn chưa có những kế hoạch biện pháp quản lý, sử dụng đầy đủ, đồng bộ và chủ động. Vấn đề sử dụng TSCĐHH sao cho có hiệu quả có ý nghĩa to lớn không chỉ trong lý luận mà cả trong thực tiễn quản lý doanh nghiệp. Đặc biệt là đối với Công ty quản lý đường sắt Hà Hải là nơi mà TSCĐHH được sử dụng rất phong phú, nhiều chủng loại. Vì những lý do nêu trên, em đã chọn đề tại: “Hạch toán Tài sản cố định hữu hình tại công ty quản lý đường sắt Hà Hải”.
Ngoài lời nói đầu và kết luận, nội dung báo cáo chuyên đề được trình bày theo 3 chương:
Chương I: Tổng quan về công ty
Chương II: Thực trạng hạch toán Tài sản cố định hữu hình
Chương III: Phương hướng hoàn thiện Tài sản cố định hữu hình

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY

1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Công ty
Trong hoạt động giao thông vận tải có các ngành: Hàng Không, Hàng Hải, Đường Bộ, Đường Sắt… Trong đó đường sắt đóng một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế- xã hội, nó được coi là xương sống của hệ thống vận tải của đất nước. Bởi vì nó đáp ứng được các yêu cầu đặc biệt trong công tác vận tải trong chiến tranh bảo vệ tổ quốc cũng như trong hòa bình, xây dựng đất nước.
Các trang thiết bị động lực chủ yếu là các đầu máy, toa xe, cầu, đường và các trang thiết bị khác để phục vụ cho nhu cầu vận chuyển.
Công ty quản lý đường sắt Hà Hải tiền thân của nó là một đoạn công vụ thuộc Tổng cục đường sắt và được thành lập tháng 8 năm 1954 với 250 lao động và trang thiết bị thô sơ, nhiệm vụ chủ yếu là phục vụ duy tu sửa chữa bảo dưỡng đường sắt khu vực Hà Nội.
Đất nước hoàn toàn giải phóng 30/4/1975 bắt đầu việc khai thông đường sắt Bắc- Nam thì lúc này Tổng cục Đường sắt quyết định thay đổi tên từ đoạn công vụ vận chuyển thành đoạn cầu đường Hà Hải.
Năm 1979 theo quyết định của ngành sắp xếp lại cơ cấu tổ chức nên Tổng cục Đường sắt đã cắt giảm một số khối lượng (km đường sắt) để chuyển giao cho khu đoạn Thái Nguyên.
Năm 1985 theo quyết định của Tổng cục Đường sắt thì đoạn cầu đường Hà Nội sát nhập với Xí nghiệp quản lý cầu Long Biên và giải thể Xí nghiệp cầu Long Biên, lúc này đoạn cầu đường Hà Hải đổi tên thành Xí nghiệp cầu đường Hà Hải.
Đến năm 1988 do ngành Đường sắt thay đổi cơ cấu tổ chức nên Xí nghiệp cầu đường Hà Hải lại đổi tên thành Xí nghiệp quản lý Đường sắt Hà Hải (quản lý đường sắt từ Hà Nội đến Hải Phòng).
Theo quyết định số 866/1998/TCCB-LĐ ngày 17/4/1998 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc thành lập doanh nghiệp nhà nước, Xí nghiệp quản lý đường sắt Hà Hải nay là Công ty quản lý Đường sắt Hà Hải.
Như vậy về tổ chức của công ty có sự lớn mạnh và hoàn thiện không ngừng để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của ngành Đường sắt.
Công ty quản lý Đường sắt Hà Hải thuộc Tổng cục Đường sắt nay thuộc liên hiệp Đường sắt Việt Nam trực thuộc Bộ giao thông vận tải. Thành lập từ năm 1954 trải qua nhiều giai đoạn lịch sử của đất nước và sự trưởng thành của bản thân, công ty quản lý Đường sắt Hà Hải đã phục vụ và khai thác hàng năm được một số lượng hành khách và hàng hóa rất lớn, nhằm đảm bảo cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân.
Đến nay tổng số cán bộ công nhân của công ty là 1083 người, với một số lượng công nhân viên như vậy cùng với trình độ khoa học kĩ thuật ngày càng nâng cao, nhu cầu giao lưu trong nước cũng như Quốc tế, công ty quản lý Đường sắt Hà Hải phải luôn luôn hoàn thành và hoàn thành vượt mức nhiệm vụ sản xuất và kinh doanh vận tải mà cấp trên giao cho.
Bảng số 1.1: Một số chỉ tiêu phát triển của công ty trong những năm qua
TT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
I
1
2


II
III
IV

V



VI
VII Gía trị tổng sản lượng
Sửa chữa thường xuyên
Tự kinh doanh
- Đại tu, XDCB nhỏ
- Ngoài ngành
Tổng chi phí
Lợi nhuận thực hiện
Các khoản nộp NS
- Thuế doanh thu
Trích nộp các quỹ
- Qũy phát triển sản xuất
- Qũy dự phòng tài chính
- Qũy k.thưởng phúc lợi
Tổng số lao động
Thu nhập bình quân
Trong đó lương b.quân Triệu
Triệu
Triệu
Triệu
Triệu
Triệu
Triệu
Triệu
Triệu
Triệu
Triệu
Triệu
Triệu
Người
đ/tháng 19.295
12.905
6.390
5.779
611
19.045
250
120
120
130
78
8
44
854
1.050.000
1.020.000
12.979
11.345
1.643
1.082
552
12.844
135
32
32
103
62
5
36
878
1.600.000
1.570.000 16.286
13.853
2.433
1.226
1.207
16.136
150
36
36
114
68
6
42
1.083
1.820.000
1.800.000
Nguồn: Phòng Tài chính- Kế toán
Qua biểu số 1 ta thấy:
Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh qua các năm 2007 so với năm 2006 giảm. Lý do năm 2006 đạt giá trị tổng sản lượng cao là qua khai thác sử dụng đã nhiều năm hiện trạng đường sắt công ty quản lý có chất lượng giảm sút và đã xảy ra một số vụ trục trặc kỹ thuật như trật bánh, thiếu thốn phụ kiện, tà vẹt, ray (do hỏng không có thay thế).
Để đảm bảo khai thác vận tải được tốt, qua điều tra cụ thể và được cấp trên đồng ý, công ty đã được cấp kinh phí để đại tu một số tuyến đường nhờ đó giá trị tổng sản lượng được nâng cao.
Do vậy năm 2007 trạng thái đường mới được đại tu đã tạm thời ổn định, chi phí sửa chữa giảm.
Năm 2008 do nhu cầu vận tải lớn cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, số lượng hàng hóa, hành khách tăng nhanh dẫn tới hệ số thông qua các ga của các đoàn tàu tăng nhanh, tốc độ bình quân của tầu hỏa tăng không ngừng để đáp ứng cho nhu cầu và xu hướng chung của khách hàng đối với ngành. Vì vậy ngành đường sắt đã tăng cường đầu tư cho cơ sở hạ tầng. Trong đó công ty quản lý Đường sắt Hà Hải đã được quan tâm đầu tư về kinh phí sửa chữa thường xuyên.
Nhận xét tình hình thực hiện với kế hoạch:
Công ty là đơn vị hạch toán độc lập, không phụ thuộc vào nguồn kinh phí cấp trên, đòi hỏi doanh nghiệp phải tự chủ để có thể giải quyết công việc kinh doanh được tốt.
Về lợi nhuận: Do đặc điểm của công ty là một đơn vị hưởng ngân sách Nhà nước cấp. Từ khâu điều tra lập kế hoạch đến khâu nghiệm thu sản phẩm đều có sự giám sát, theo dõi của Kho bạc Nhà nước về phân ban cơ sở hạ tầng Liên hợp vận tải Đường sắt khu vực I, do vậy phần lớn giá trị tổng sản lượng đó là hạng mục sửa chữa thường xuyên Đường sắt không có lợi nhuận. Chỉ có một tỷ lệ nhỏ như: Đai tu, xây dựng cơ bản nhỏ, ngoài ngành là có chút ít lợi nhuận, phần này không đáng kể.
Mức độ tăng lương bình quân trong 3 năm chỉ đảm bảo giá trị đồng lương theo hệ số trượt giá trên thị trường. Mức lương này so với các ngành khác đang còn thấp chưa đảm bảo được mức sinh hoạt và đời sống của công nhân viên với giá cả thị trường.
Kết luận

Từ khi thành lập đến nay, Công ty quản lý đường sắt Hà Hải đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Công ty có số lượng và giá trị TSCĐHH rất lớn, trong đó máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng lớn và vẫn không ngừng đổi mới TSCĐHH cho phù hợp với yêu cầu của từng thời kỳ. Trong thời gian qua, vấn đề sử dụng TSCĐHH tại công ty đã đạt được nhiều thành tựu song không tránh khỏi những thăng trầm và còn nhiều hạn chế. Với vai trò của TSCĐHH trong hoạt động kinh doanh, việc tìm ra giải pháp giúp công ty nâng cao hiệu quả sử dụng là điều có ý nghĩa quan trọng.
Với đề tài: “Hạch toán tài sản cố định hữu hình tại công ty quản lý đường sắt Hà Hải”, em đã vận dụng những kiến thức đã học để nghiên cứu thực tế tình hình sử dụng TSCĐHH tại công ty. Bài viết đã nêu lên thực trạng tình hình sử dụng TSCĐHH, phân tích những kết quả đạt được và những khó khăn cần khắc phục để tìm ra nguyên nhân gây ra những hạn chế trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng. Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐHH tại công ty. Tuy nhiên, thời gian nghiên cứu cũng như hiểu biết trong vấn đề này có hạn nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được các thầy cô giáo và cán bộ phòng Tài chính- Kế toán chỉ bảo, đóng góp ý kiến để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!






Danh mục tài liệu tham khảo

1. Chuẩn mực số 03 theo QĐ số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ tài chính.
2. Một số trang Web tham khảo:



3. Tài liệu công ty quản lý đường sắt Hà Hải cung cấp
4. TS.Võ Văn Nhị-Hướng dẫn thực hành KT trên sổ kế toán. NXBThống kê
5. PGS.TS Nguyễn Văn Công- Giáo trình tài chính kế toán- Đại học KTQD
6. PGS.TS Nguyễn Văn Công- Kế toán doanh nghiệp- Đại họcKTQD
7. QĐ 15/2006-BTC ban hành ngày 20/3/2006 của Bộ tài chính.













MỤC LỤC
Lời mở đầu i
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY 1
1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Công ty 1
1.2 Tổ chức bộ máy công ty 5
1.2.1 Hình thức quản lý, cơ cấu tổ chức 5
1.2.2 Nhiệm vụ của các phòng ban 5
1.2.3 Sơ đồ cơ cấu quản lý 7
1.3 Đặc điểm về hoạt động kinh doanh và tổ chức sản xuất 7
1.4 Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty 9
1.4.1 Hình thức tổ chức bộ máy kế toán 9
1.4.2 Nhiệm vụ, chức năng của các kế toán 10
1.4.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán 12
1.5 Tổ chức công tác kế toán 12
1.5.1 Chính sách kế toán áp dụng tại công ty 12
1.5.2 Vận dụng chế độ kế toán 13
1.5.2.1 Vận dụng chứng từ kế toán 13
1.5.2.2 Vận dụng hệ thống tài khoản 13
1.5.2.3 Vận dụng sổ sách kế toán 14
1.5.2.4 Vận dụng các báo cáo kế toán 15
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN TSCĐHH 17
2.1 Khái niệm, đặc điểm, phân loại và đánh giá TSCĐHH 17
2.1.1 Khái niệm và đặc điểm của TSCĐHH 17
2.1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của TSCĐ: 17
2.1.1.2 Khái niệm, tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐHH: 18
2.1.2 Phân loại và tính giá TSCĐHH tại công ty 18
2.1.2.1 Phân loại TSCĐHH 18
2.1.2.2 Tính giá TSCĐHH 18
2.2 Hạch toán chi tiết TSCĐHH 20
2.2.1 Chứng từ sử dụng 20
2.2.2 Sổ sách chi tiết sử dụng 20
2.3 Hạch toán tổng hợp TSCĐ hữu hình 37
CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN TSCĐHH 46
3.1 Đánh giá thực trạng kế toán TSCĐHH tại công ty 46
3.1.1 Ưu điểm 46
3.1.2 Hạn chế 48
3.2 Phương hướng và giải pháp hoàn thiện TSCĐHH tại công ty 52
3.3 Điều kiện để thực hiện các giải pháp hoàn thiện 54
Kết luận 55
Danh mục tài liệu tham khảo 56


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
B Hoàn thiện hạch toán tài sản cố định tại công ty TNHH Hàn Việt Luận văn Kinh tế 0
D Đề án Bàn về hạch toán biến động tài sản cố định hữu hình trong các doanh nghiệp hiện nay Luận văn Kinh tế 0
B Đề án Hạch toán khấu hao tài sản cố định - Thực trạng và giải pháp Luận văn Kinh tế 0
S Hạch toán tài sản cố định với những vấn đề quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại côn Luận văn Kinh tế 0
H Thực trạng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán kế toán tài sản cố định tại trung tâm thô Luận văn Kinh tế 0
N Bàn về cách tính khấu hao tscđ và phương pháp hạch toán khấu hao tài sản cố định theo chế độ hiện hà Công nghệ thông tin 0
B Hoàn thiện hạch toán tào sản cố định và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định hữu hình tại Công Luận văn Kinh tế 0
H Hoàn thiện hạch toán ttài sản cố định hữu hình với việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tạ Luận văn Kinh tế 0
B Hoàn thiện hạch toán tài sản cố định với việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại Công ty Luận văn Kinh tế 0
C Tổ chức hạch toán tscđ với việc quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố dịnh Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top