ghetyeu09

New Member

Download miễn phí Đề tài Nội dung cơ bản của đầu tư phát triển. Tình hình đầu tư phát triển trong hệ thống doanh nghiệp nhà nước





Hiệu quả kinh tế xã hội của hoạt động đầu tư phát triển của DNNN được thể hiện qua các tiêu chí quan trọng như việc thực hiện vai trò chủ đạo, mức đóng góp vào ngân sách, mức tiền lương của người lao động tăng thêm, quy mô lao động thu hút thêm của khu vực doanh nghiệp này.
Đầu tư không ngừng trong những năm qua của khu vực DNNN đã góp phần quan trọng để kinh tế nhà nước thực hiện vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nhiều thành phần. DNNN làm tốt vai trò mở đường và hỗ trợ cho các thành phần kinh tế khác cùng phát triển, là lực lượng lòng cốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cung cấp sản phẩn cho xã hội, đẩy mạnh xuất khẩu, tăng thu cho ngân sách nhà nước và góp phần quan trọng để ổn định kinh tế vĩ mô, tạo thêm công ăn việc làm, thúc đẩy trang bị lại kỹ thuật, đổi mới công nghệ DNNN đang nắm giữ vị trí quan trọng trong hầu hết những ngành, những lĩnh vực then chốt, hệ thống cơ sở kỹ thuật quan trọng nhất cho CNH – HĐH, nắm giữ hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội có tính huyết mạch khái quát có thể thấy giao đoạn 2001 – 2006 là giao đoạn DNNN vẫn có các đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế của đất nước. Kinh tế Nhà nước (mà nòng cốt là doanh nghiệp Nhà nước) đóng góp khoảng 39% tổng sản phẩm trong nước. Đến nay doanh nghiệp Nhà nước đang nắm giữ 75% tài sản cố định của quốc gia, 20% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, gần 50% tổng vốn đầu tư Nhà nước, 60% tổng tín dụng ngân hàng trong nước, hơn 70% tổng vốn vay ngoài nước, trên 90% các doanh nghiệp Việt Nam tham gia hợp tác đầu tư với nước ngoài.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

iệp nhà nước và doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá, thì gần 70% còn lại vẫn rất khó tiếp cận các nguồn vốn chính thức. Qua điều tra, các doanh nghiệp cũng cho biết chỉ có 5,2% được tham gia các chương trình xúc tiến thương mại, gần 23% rất khó tiếp cận và có đến hơn 70% không hề được tham gia.
Cuộc điều tra cũng cho thấy có đến 90% doanh nghiệp có quy mô dưới 5 tỷ đồng. Các chuyên gia cho rằng, với quy mô nhỏ bé và khả năng cạnh tranh kém, nếu bản thân các doanh nghiệp không tập trung đổi mới, nâng cấp thiết bị công nghệ thì rất khó cạnh tranh. Bên cạnh đó, cần hình thành các chương trình riêng để trợ giúp nhằm hỗ trợ khu vực này nâng cao năng lực cạnh tranh như: nhanh chóng lập các quỹ bảo lãnh tín dụng, xây dựng một chương trình xúc tiến xuất khẩu dành riêng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ...
Đầu tư phát triển chi cho khoa học công nghệ năm 2003 chỉ chiếm 2% ngân sách, rất nhỏ so với các nước. Khu vực doanh nghiệp, cả quốc doanh và ngoài quốc doanh, chưa đóng góp được bao nhiêu cho nghiên cứu phát triển khoa học-công nghệ.
Theo sách khoa học-công nghệ VN năm 2003, cả nước có 3.600 công trình nghiên cứu khoa học được công bố, trên 7.000 bài báo khoa học đăng tải trong nước. Trong khi đó, chỉ có 400 công trình được đưa ra công bố ở các tạp chí nước ngoài. Ngay cả trong 400 công trình này, chỉ có 1/3 công trình là dùng nguồn nội lực trong nước; còn lại là do hợp tác quốc tế.
Thực tế của nền sản xuất VN còn quá thấp, phần lớn các doanh nghiệp (nhà nước) đòi hỏi đối với khoa học-công nghệ chưa thật bức bách. Chính vì còn khó khăn để tìm con đường đi vào sản xuất nên nhà khoa học mệt mỏi.
Các doanh nghiệp của chúng ta vẫn phải du nhập công nghệ hiện đại của nước ngoài. Các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhà nước (còn được bảo hộ khá nặng) không mặn mòi lắm với khoa học-công nghệ trong nước bởi nhiều lý do. Vì khi đầu tư thử nghiệm công nghệ mới nào của VN cũng có thể gặp rủi ro. Còn mua của nước ngoài có thể đắt hơn, nhưng ít rủi ro, chưa kể có thể có yếu tố tiêu cực. Xin lưu ý rằng, nghiên cứu triển khai là khâu rất tốn kém, mà thiếu nó thì độ rủi ro trong áp dụng thành tựu khoa học-công nghệ rất cao
Đầu tư phát triển cho khoa học công nghệ trong hệ thống DNNN:
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của nước ta hiện nay là đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước để đưa nước ta thành nước công nghiệp vào năm 2020, trong đó việc ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) là thách thức đặt ra hiện nay.
Trong nhiều năm qua Nhà nước đã ưu tiên nhiều nguồn lực tài chính dành cho KHCN, tạo điều kiện thuận lợi để ngành này tham gia vào tất cả các lĩnh vực trong cả nước, từng bước giữ vai trò dẫn dắt. Từ những kết quả đầu tư ban đầu đến nay theo đánh giá KHCN Việt Nam đã có những bước đi đúng hướng tạo nền tảng cho những bước đi tiếp theo.
Từ xuất phát điểm rất thấp Việt Nam trở thành nước có công nghệ viễn thông phát triển nhanh, hệ thống năng lượng đủ đáp ứng nhu cầu nền kinh tế quốc dân, ngành công nghệ sinh học có khả năng tạo ra nhiều cây trồng vật nuôi có năng suất cao, vượt trội. Mới đây để tạo tiền đề cho việc thúc đẩy kinh tế của các vùng miền năm 2003, Chính phủ đã thông qua kế hoạch đầu tư 45.000 tỷ đồng cho 20 công trình giao thông và 16 công trình thuỷ lợi lớn từ 2003 đến 2010. Đây là môi trường tốt để KHCN nước ta có điều kiện tiếp cận với các ngành kinh tế kỹ thuật trên diện rộng.
Cùng với việc ưu tiên đầu tư hằng năm từ các nguồn vốn tín dụng, ngân sách, nhà nước đã cắt giảm mạnh mẽ hàng rào thuế quan theo cam kết hội nhập quốc tế và sửa đổi chính sách thuế xuất nhập khẩu theo hướng bảo hộ có thời gian và có chọn lọc, xoá bỏ bao cấp dưới mọi hình thức đã góp phần làm tăng khả năng tiếp cận với thị trường toàn cầu về các luồng công nghệ mới. Việc cắt giảm bảo hộ trong nước cũng góp phần đáng kể vào việc lành mạnh hoá quá trình đầu tư, phân bổ nguồn vốn vào các khu vực có năng suất, hiệu quả cao sử dụng công nghệ tiên tiến. Việc cải cách doanh nghiệp nhà nước với tiến trình cổ phần hoá và đa dạng hoá sở hữu đã thúc đẩy thu hút công nghệ, kỹ thuật mới nâng cao hiệu suất và hiệu quả kinh doanh. Việc Chính phủ cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được mua tối đa 30% cổ phần của doanh nghiệp được chuyển đổi sở hữu là một bước tiến, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư tiến hành đầu tư vào các doanh nghiệp nhằm đổi mới công nghệ sản xuất và quản lý. Theo thống kê, phần lớn trong số 2000 doanh nghiệp được chuyển đổi sở hữu hoạt động hiệu quả hơn, lãi cao hơn so với thời gian trước đó. Kết quả sản xuất kinh doanh cao hơn một phần do được sắp xếp lại một cách hợp lý, mặt khác do sự đổi mới thiết bị, công nghệ. Mới đây nhà nước cho phép nông dân sản xuất nguyên liệu được mua cổ phần của các doanh nghiệp chế biến nông sản hoạt động trên cùng địa bàn không những đã gắn kết chặt chẽ giữa người nuôi trồng, cung ứng và các doanh nghiệp mà còn tác dụng thúc đẩy doanh nghiệp chuyển giao công nghệ nuôi trồng. Bên cạnh đó doanh nghiệp chế biến còn đóng vai trò bao tiêu sản phẩm cho nông dân thông qua hợp đồng thương mại về sản xuất và tiêu thụ. Mô hình gắn kết 3 nhà: Nhà nước, nhà nông, nhà doanh nghiệp là cách có hiệu quả nhằm thúc đẩy quá trình ứng dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp.
Những năm gần đây việc đầu tư của nhà nước cho KHCN đã được quan tâm, tuy nhiên hiện nguồn đầu tư này chỉ đáp ứng khoảng 40% nhu cầu phát triển. Bình quân giai đoạn 1996-2000 đầu tư cho KHCN chỉ chiếm trên dưới 0,4%/GDP, trong đó vốn đầu tư từ ngân sách chiếm tới gần 70%. Những năm sau đó tuy mức đầu tư có tăng lên về số tuyệt đối nhưng tính theo số tương đối thì tỷ lệ đầu tư cho KHCN so với tổng chi NSNN hầu như không tăng, đến năm 2001 tỷ lệ này được nâng lên và đến năm 2003 đạt 2% tổng chi NSNN, xấp xỉ khoảng 5% GDP. Nguồn vốn đầu tư của xã hội cho phát triển KHCN chủ yếu tập trung từ NSNN chiếm khoảng 80% còn lại là dựa vào các nguồn vốn khác như tín dụng, vốn tự có của các doanh nghiệp. Năm 2006, tổng đầu tư từ ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ đã tăng lên gần 5.890 tỉ đồng, đạt 2% chi ngân sách nhà nước. Do môi trường kinh doanh có tính cạnh tranh chưa cao nên các hoạt động khoa học và công nghệ chưa trở thành một công cụ và động lực thúc đẩy sản xuất của các doanh nghiệp ở Việt Nam. Nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước chiếm đến 60% tổng đầu tư của xã hội cho khoa học và công nghệ, trong đó 2/3 dành cho sự nghiệp khoa học và 1/3 dành cho xây dựng cơ bản. ở các nước, số đầu tư của doanh nghiệp cho khoa học và công nghệ chiếm trên 60%, còn đầu tư của nhà nước chỉ chiếm 30%.
Kinh phí đầu tư cho khoa học và công nghệ tại 28 tổng công ty 90 - 91, từ nguồn vốn tự có của doanh nghiệp này chiếm tỷ lệ 60% tổng số vốn đầu tư cho khoa học và công nghệ của các doanh nghiệp toàn quốc. Tỷ lệ đầu tư nghiên cứu ph
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top