diquabongtoi

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
LỜI MỞ ĐẦU 1
I. Lý thuyết chung về cán cân thanh toán 2
1. Khái niệm chung 2
1.1. Khái niệm 2
1.2. Ý nghĩa của cán cân thanh toán 2
1.3. Trạng thái thặng dư và thâm hụt của cán cân 3
2. Nội dung của cán cân thanh toán 3
2.1. Cán cân vãng lai 3
2.2. Cán cân vốn 7
2.3. Lỗi và sai sót 8
2.4. Cán cân tổng thể 9
2.5. Cán cân bù đắp chính thức 9
3. Ý nghĩa của một số cán cân chủ yếu 10
3.1.Cán cân thương mại 10
3.2. Cán cân vãng lai 10
3.3. Cán cân tổng thể 12
5. Các nhân tố ảnh hưởng đến cán cân thanh toán 13
5. Điều chỉnh cán cân thanh toán 14
5.1. Khi cán cân bội thu 14
5.2. Khi cán cân bội chi 15
II. Tình hình cán cân thanh toán ở Việt Nam 17
1. Tổng quan tình hình kinh tế 17
2. Tình hình cán cân thanh toán của Việt Nam trong thời gian qua 18
2.1. Cán cân vãng lai và thâm hụt thương mại. 18
2.2. Cán cân vốn và cán cân tổng thể 20
2.3. Dự trữ ngoại tệ. 22
3. Những nguy cơ tiềm ẩn 22
4. Các chính sách tác động đến cán cân thanh toán 25
4.1. Các biện pháp nhằm hạn chế thâm hụt thương mại và bảo đảm nguồn vốn tài trợ cho cán cân thanh toán. 25
4.2. Các biện pháp đối với môi trường kinh tế vĩ mô. 27
KẾT LUẬN 29

LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế mở và hội nhập quốc tế, mối quan hệ giữa các quốc gia là rất phong phú và đa dạng, bao gồm: thương mại, đầu tư, du lich, văn hóa, quân sự, chính trị,… Những mối quan hệ này tạo nên nguồn thu, chi ngoại tệ cho một quốc gia và được phản ánh chặt chẽ trên cán cân thanh toán. Trong điều kiện nền kinh tế mở hiện nay, việc theo dõi các luồng ngoại tệ ra vào là hết sức quan trọng để có được những chính sách đúng đắn, hiệu quả cho nền kinh tế, điều này khiến cho vai trò của cán cân thanh toán trở nên hết sức quan trọng. Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế phát triển quá nóng và đang gặp nhiều khó khăn, môi trường kinh tế quốc tế diễn biến tiêu cực, cán cân thanh toán phản ánh những diễn biến xấu của nền kinh tế. Thâm hụt trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán Việt Nam được đánh giá là một trong 3 ngòi nổ của khủng hoảng kinh tế. Vậy, thực chất cán cân thanh toán là gì, vai trò và sức ảnh hưởng của nó đến đâu trong nền kinh tế thời kỳ hội nhập hiện nay. Với đề tài tìm hiểu về cán cân thanh toán quốc tế và tình hình cán cân thanh toán quốc tế ở Việt Nam, đề án này sẽ làm rõ một số vấn đề về cán cân thanh toán và thực tế diễn biến ở Việt Nam, cũng như chỉ ra những nguy cơ tiểm ần trong cán cân thanh toán của Việt Nam trong thời gian gần đây.





I. Lý thuyết chung về cán cân thanh toán
1. Khái niệm chung
1.1. Khái niệm
Cán cân thanh toán là một bản báo cáo thống kê tổng hợp có hệ thống, ghi chép lại giá trị tất cả các giao dịch kinh tế giữa những người cư trú và những người không cư trú trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm.
Có 2 loại cán cân thanh toán: Cán cân thanh toán thời kỳ và cán cân thanh toán thời điểm.
Cán cân thanh toán trong một thời kỳ là bản đối chiếu giữa những khoản tiền thực tế thu được từ nước ngoài với những khoản tiền mà thực tế nước đó chi ra cho nước ngoài trong một thời kỳ nhất định. Vậy, loại cán cân này chỉ phản ánh số liệu thực thu và thực chi của một nước đối với nước ngoài trong thời kỳ đã qua.
Cán cân thanh toán tại một thời điểm nhất định là bản đối chiếu giữa các khoản tiền đã và sẽ thu về và chi ra ở một thời điểm cụ thể nào đó. Vậy, trong loại cán cân thanh toán này chứa đựng cả những số liệu phản ánh các khoản tiền nợ nước ngoài và nước ngoài nợ nước đó mà thời hạn thanh toán rơi đúng vào ngày của cán cân.
1.2. Ý nghĩa của cán cân thanh toán
Cán cân thanh toán là một công cụ quan trọng của chính sách vĩ mô.
Trước hết, cán cân thanh toán phản ánh kết quả hoạt động trao đổi đối ngoại giữa một quốc gia với một quốc gia khác. Với các cán cân bộ phận , cán cân thanh toán cho thấy những số liệu cụ thể về tình hình thương mại quốc tế, chuyển giao vốn trong một thời kỳ hay thời điểm nhất định. Những số liệu này rất quan trọng và cần thiết cho việc đánh giá tiềm năng phát triển kinh tế của một quốc gia cùng với các chỉ tiêu khác như GDP, lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp,…
Cán cân thanh toán giúp đánh giá, nhìn nhận hoạt động kinh tế nào mang tính chủ đạo, có lợi cho nền kinh tế, giúp định hướng SXKD và điều hành chính sách. Nhìn vào cán cân thanh toán, các nhà hoạch định chính sách, các nhà kinh tế có thể thấy được bộ phận nào thường có xuất khẩu ròng, bộ phận nào đem lại thu nhập cao cho nền kinh tế…
Cán cân thanh toán là một cơ sở quan trọng để đánh giá phân tích những nguy cơ tiềm ẩn của khủng hoảng kinh tế và những xu hướng tới của tỷ giá. Cán cân thanh toán và các cán cân bộ phận của nó phản ánh đầy đủ toàn bộ các luồng ngoại tệ ra vào nền kinh tế trong một thời gian nhất định, cũng như những tác động của NHTW vào thị trường ngoại hối.
Cán cân thanh toán do đó, là công cụ dự báo kinh tế, giúp các nhà kinh tế điều hành đưa ra những chính sách phù hợp trong thời gian tiếp theo.
1.3. Trạng thái thặng dư và thâm hụt của cán cân
Trước hết, cán cân thanh toán được lập theo nguyên tắc hạch toán kép, trong đó tổng các bút toán ghi có đúng bằng tổng các bút toán ghi nợ, nhưng có dấu ngược nhau. Do đó, chênh lệch giữa tổng các bút toán ghi có và tổng các bút toán ghi nợ luôn bằng không. Điều này có nghĩa là về tổng thể thì cán cân thanh toán luôn trong trạng thái cân bằng.
Do đó, khi nói đến cán cân thanh toán là thặng dư hay thâm hụt, người ta muốn nói đến trạng thái thặng dư hay thâm hụt của một hay một nhóm các bộ phận nhất định trong cán cân thanh toán. Về mặt nguyên tắc, thặng dư hay thâm hụt cán cân bộ phận là chênh lệch giữa tổng các bút toán ghi có và tổng các bút toán ghi nợ trên từng cán cân bộ phận.
2. Nội dung của cán cân thanh toán
2.1. Cán cân vãng lai
2.1.1. Cán cân thương mại
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top