thanh_truong68

New Member

Download miễn phí Chuyên đề Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long. Thực trạng và giải pháp





MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 1
 
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ 2
 
LỜI MỞ ĐẦU 4
 
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN. 6
 
1.1. Những vấn đề lý luận chung về công ty chứng khoán. 6
1.1.1. Khái niệm. 6
1.1.2. Vai trò. 6
1.1.3. Mô hình công ty chứng khoán. 7
1.1.3.1. Mô hình đa năng kinh doanh chứng khoán và tiền tệ. 7
1.1.3.2. Mô hình chuyên doanh chứng khoán. 8
1.1.4. Các nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán. 8
1.1.4.1. Nghiệp vụ môi giới chứng khoán. 8
1.1.4.2. Nghiệp vụ tự doanh chứng khoán. 8
1.1.4.3. Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán. 9
1.1.4.4. Nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán. 10
1.2. Năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán. 11
1.2.1. Khái niệm. 11
1.2.2. Một số nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán. 12
1.2.2.1. Nhân tố khách quan 12
1.2.2.2. Nhân tố chủ quan 14
1.2.3. Một số tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán. 16
1.2.3.1. Một số tiêu chí định tính. 16
1.2.3.2. Một số tiêu chí định lượng. 18
1.3. Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán. 19
1.3.1. Đầu tư vào cơ sở vật chất, máy móc thiết bị công nghệ. 19
1.3.2. Đầu tư vào nguồn nhân lực. 20
1.3.3. Đầu tư vào hoạt động PR, marketing, nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới. 20
1.4. Tác động của đầu tư đến nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán. 21
1.4.1. Hoạt động môi giới chứng khoán. 21
1.4.2. Hoạt động tự doanh. 22
1.4.3. Hoạt động bảo lãnh phát hành. 22
1.4.4. Hoạt động tư vấn. 22
 
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN THĂNG LONG. 23
 
2.1. Khái quát về công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long. 23
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long. 23
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban. 24
2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức. 24
2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban 25
2.1.3. Các lĩnh vực hoạt động của công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long. 32
2.1.3.1. Môi giới. 32
2.1.3.2. Tự doanh. 34
2.1.3.3. Bảo lãnh phát hành chứng khoán. 35
2.1.3.4. Tư vấn. 35
2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long. 36
2.1.4.1. Tình hình tài chính. 36
2.1.4.2. Cơ cấu doanh thu. 39
2.2. Thực trạng hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long. 42
2.2.1. Sự cần thiết phải đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long. 42
2.2.2. Vốn và nguồn vốn. 43
2.2.3. Nội dung đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long. 45
2.2.3.1. Đầu tư vào cơ sở vật chất, máy móc thiết bị công nghệ. 45
2.2.3.2. Đầu tư vào nguồn nhân lực. 48
2.2.3.3. Đầu tư vào hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D). 50
2.2.3.4. Đầu tư cho hoạt động PR, marketing. 52
2.3. Đánh giá tác động của đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long. 55
2.3.1. Thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long. 55
2.3.1.1. Tiềm lực về vốn. 55
2.3.1.2. Các sản phẩm - dịch vụ. 56
2.3.1.3. Hệ thống công nghệ thông tin. 61
2.3.1.4. Đội ngũ nhân sự. 62
2.3.1.5. Mạng lưới 64
2.4.2. Mô hình Swot. 66
2.4.3. Những kết quả đạt được. 68
2.4.4. Một số tồn tại và nguyên nhân 72
2.4.4.1. Một số tồn tại. 72
2.4.4.2. Nguyên nhân. 74
 
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN THĂNG LONG. 76
 
3.1. Triển vọng phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới. 76
3.2. Định hướng phát triển của công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long. 77
3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long. 78
3.3.1. Đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư và điều chỉnh cơ cấu đầu tư hợp lý. 78
3.3.2. Đầu tư nâng cao chất lượng các sản phẩm - dịch vụ 79
3.3.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua hoạt động đào tạo. 80
3.3.4. Đầu tư cho cơ sở vật chất một cách đồng bộ, hiện đại hóa công nghệ thông tin và phát triển các phần mềm ứng dụng tiên tiến. 81
3.3.5. Xây dựng hệ thống quy trình thực hiện đối với từng nghiệp vụ. 82
3.3.6. Phát triển, mở rộng mạng lưới kinh doanh. 82
3.3.7. Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường. 83
3.3.8. Xây dựng chiến lược xúc tiến hỗn hợp trong hoạt động Marketing. 84
3.4. Một số đề xuất kiến nghị. 85
3.4.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán. 85
3.4.2. Từng bước phát triển các công cụ phái sinh, phát triển thị trường trái phiếu chuyên biệt. 87
3.4.3. Chính phủ, bộ tài chính không nên can thiệp quá sâu vào thị trường chứng khoán và hoạt động của công ty chứng khoán. 88
3.4.4. Cho phép tiếp tục triển khai cho vay kinh doanh chứng khoán đối với các ngân hàng thương mại. 88
 
KẾT LUẬN 90
 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

có lãi. Năm 2002, tổng doanh thu đạt 9.67 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế chỉ là 1.665 tỷ đồng. Năm 2003 tổng doanh thu có tăng lên, đạt 13.29 tỷ đồng nhưng lợi nhuận vẫn chưa đáng kể, chỉ khoảng hơn 3 tỷ đồng.
Tuy nhiên, từ năm 2004 đến nay, kết quả kinh doanh của công ty không ngừng nâng cao, năm sau cao hơn năm trước. Năm 2004, tổng doanh thu tăng gấp gần hơn 2 lần và lợi nhuận sau thuế tăng gấp gần 4 lần so với năm 2003. Năm 2005, tổng doanh thu tăng 64,92% và lợi nhuận sau thuế tăng 37.87% so với năm 2004. Năm 2006 và đặc biệt là năm 2007 là năm có bước nhảy vọt trong hoạt động kinh doanh của TSC với doanh thu và lợi nhuận tăng cao. Năm 2006, tổng doanh thu tăng gấp 2.03 lần và lợi nhuận sau thuế tăng gần hơn 2.17 lần so với năm 2005. Năm 2007 là năm thực sự nở rộ với các CTCK nói chung và TSC nói riêng. Tổng doanh thu của Công ty đã tăng gấp 1.67 lần và lợi nhuận sau thuế tăng 2.44 lần so với năm 2006. Lợi nhuận sau thuế của công ty cũng trong xu hướng tăng trưởng đó. Kết quả này đạt được là do sự tăng trưởng đột phá của thị trường chứng khoán với số lượng công ty niêm yết và số lượng nhà đầu tư cá nhân tăng cao, quy mô thị trường mở rộng, hàng hóa đa dạng.
Đúng theo quy luật của sự phát triển, sau giai đoạn tăng trưởng sẽ là giai đoạn suy thoái. Năm 2008, nền kinh tế toàn cầu lâm vào một cuộc suy thoái nghiêm trọng.TTCK cũng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của cuộc suy thoái này. Chỉ số VN-Index từ trên 1000 điểm vào năm 2007 tụt xuống còn khoảng 300 điểm, thậm chí có lúc dưới ngưỡng 300 điểm. Rất nhiều nhà đầu tư đã bị thua lỗ nặng nề dẫn đến số lượng nhà đầu tư tham gia thị trường giảm đáng kể. Kết quả là các CTCK cũng làm ăn thua lỗ. Đã có nhiều công ty phải tuyên bố phá sản hay phải bán lại cho một công ty khác. Là một trong các CTCK ra đời và phát triển cùng với sự ra đời và phát triển của TTCK, TSC có một bề dày kinh nghiệm với đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp và đặc biệt là có sự hậu thuẫn của ngân hàng Quân đội nên công ty có thể giảm thiểu được tác động của cuộc khủng hoảng. Năm 2008, công ty vẫn lãi hơn 2 tỷ đồng.
Như vậy, sau 8 năm hoạt động tình hình tài chính của công ty đã không ngừng được cải thiện và nâng cao cả về chất lượng lẫn số lượng. Điều này, đã tạo điều kiện để công ty có thể tiếp tục mở rộng quy mô hoạt động và tăng thị phần của mình trên thị trường chứng khoán.
2.1.4.2. Cơ cấu doanh thu.
Cơ cấu doanh thu của TSC có sự dịch chuyển theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng của hoạt động tự doanh. Đặc biệt là vào năm 2006, tỷ trọng doanh thu từ hoạt động tự doanh trong tổng doanh thu của công ty tăng hơn hai lần, từ 22.81% lên 47.58%. Và sang năm 2007, con số này đã lên đến trên 50%. Đây chính là hoạt động đem lại nguồn thu chính cho công ty
Bảng 2.4: Doanh thu của TSC giai đoạn 2005-2008
Năm
2005
2006
2007
2008
Giá trị (Tỷ đồng)
Tỷ trọng (%)
Giá trị (Tỷ đồng)
Tỷ trọng (%)
Giá trị (Tỷ đồng)
Tỷ trọng (%)
Giá trị (Tỷ đồng)
Tỷ trọng (%)
Môi giới
14.092
22.81
32.531
25.99
55.569
26.62
39.685
29.58
Tự doanh
28.951
46.86
59.556
47.58
112.41
53.85
57.125
42.58
Bảo lãnh
13.951
22.58
12.83
10.25
11.293
5.41
10.746
8.01
tư vấn
Tổng DT
4.788
61.782
7.75
100
20.253
125.17
16.18
100
29.478
208.75
14.12
100
26.604
134.16
19.83
100
Nguồn: công ty chứng khoán Thăng Long.
Bên cạnh đó, hoạt động môi giới và tư vấn cũng đóng góp tích cực vào doanh thu của công ty. Tỷ lệ doanh thu của hoạt động môi giới chiếm trung bình khoảng 26% tổng doanh thu. Doanh thu từ hoạt động tư vấn chiếm khoảng 14% trong tổng doanh thu. Có được kết quả này là do TSC đã không ngừng đầu tư nâng cao chất lượng hoạt động tư vấn và công tác đào tạo nhân sự. Hoạt động bảo lãnh phát hành cũng đóng góp một phần nhỏ vào tổng doanh thu của công ty, chiếm khoảng 6% tổng doanh thu.
Sang năm 2008, do sự suy giảm chung của thị trường nên tỷ trọng doanh thu của các hoạt động có sụt giảm so với năm 2007, tuy nhiên không đáng kể.có thể quan sát biểu đồ sau để thấy được điều này.
Biểu đồ 2.5: cơ cấu doanh thu của TSC năm 2007
Biểu đồ 2.6: cơ cấu doanh thu của TSC năm 2008
Nguồn: công ty chứng khoán Thăng Long
Nhìn vào hai biểu đồ trên ta thấy, năm 2008 cơ cấu doanh thu của công ty đã có sự dịch chuyển. Do sự suy giảm của thị trường đã tác động mạnh tới hoạt động tự doanh của các CTCK nói chung và của TSC nói riêng. Doanh thu từ hoạt động tự doanh trong tổng doanh thu của TSC đã giảm từ 53.9% xuống còn 42.6%. Trong khi đó, doanh thu từ hoạt động tư vấn, bảo lãnh hay môi giới lại tăng lên để bù đắp cho sự thua lỗ do hoạt động tự doanh tạo ra. Doanh thu từ hoạt động môi giới tăng từ 26.6% lên 29.6%, doanh thu từ hoạt động tư vấn tăng từ 14.1% lên 19.8% và doanh thu từ hoạt động bảo lãnh tăng từ 5.4% lên 8.0%.
2.2. Thực trạng hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long.
2.2.1. Sự cần thiết phải đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long.
Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển không ngừng về quy mô của TTCK Việt Nam, là sự lớn mạnh của các tổ chức tài chính trung gian, đặc biệt là các CTCK. Sự trưởng thành của các CTCK Việt Nam không chỉ thể hiện về sự tăng trưởng số lượng và quy mô vốn mà còn qua cách và chất lượng cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Hiện nay, Ủy ban chứng khoán Nhà nước đã cấp phép hoạt động kinh doanh chứng khoán cho hơn 100 công ty, với tổng số vốn điều lệ đạt 21442,3 tỷ đồng. Trong đó, có hơn 60 công ty được cấp phép 4 nghiệp vụ môi giới chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, tự doanh chứng khoán và bảo lãnh phát hành chứng khoán.
Mặc dù số lượng CTCK đi vào hoạt động năm 2007 tăng gấp 3-4 lần so với năm 2006, nhưng kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2007 của nhiều CTCK vẫn khá tốt, điển hình là các CTCK đã có thời gian hoạt động lâu như SSI - lợi nhuận sau thuế đạt 668,5 tỷ đồng, BVSC - lợi nhuận sau thuế đạt 156,8 tỷ đồng... và một số CTCK tuy mới triển khai hoạt động nhưng không chịu lép vế trước các CTCK đàn anh như: CTCK Ngân hàng Sài Gòn Thương tín - lợi nhuận sau thuế đạt 125,2 tỷ đồng, CTCK Đại Việt - lợi nhuận sau thuế đạt 39,4 tỷ đồng
Trong quá trình hoạt động, các CTCK luôn đẩy mạnh việc phát triển mạng lưới, tính đến cuối năm 2008, ngoài 83 trụ sở chính, mạng lưới hoạt động của các CTCK gồm 48 chi nhánh, 65 phòng giao dịch, 76 đại lý nhận lệnh (so với mạng lưới gồm 56 chi nhánh, 25 chi nhánh, 14 phòng giao dịch và 24 đại lý nhận lệnh tại thời điểm 30/6/2007). Cùng với việc mở rộng chi nhánh, hoàn thiện bộ máy tổ chức, nhiều CTCK đã thực hiện tăng vốn điều lệ nhằm nâng cao năng lực tài chính và đáp ứng quy định vốn pháp định theo yêu cầu của Nghị định 14 hướng dẫn Luật Chứng khoán. Trong 6 tháng đầu năm 2007, 4 CTCK gồm Sao Việt (tăng từ 20 tỷ đồng lên 36 tỷ đồng), An Bình (tăng từ 50 tỷ đồng lên 330 tỷ đồng), CTCK Hà Thành (tăng từ 18 tỷ đồng lên 60 tỷ đồng), Kim Long (tăng từ 18 tỷ đồng lên 315 tỷ đồng).
Sự phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng của các CTC...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình sau tuyển dụng nhân sự của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thuận Lợi Quản trị Nhân lực 0
D Nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư vào doanh nghiệp của NHTMCP Á Châu Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng thi công công trình xây dựng, áp dụng cho dự án đầu tư xây dựng bệnh viện sản nhi Quảng Ninh Y dược 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư tại Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách Nhà nước đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn Huyện Quảng Trạch, Quảng Bình Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ Thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị Luận văn Kinh tế 0
D Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Đầu Tư Phát Triển Từ Nguồn Vốn Ngân Sách Nhà Nước Trên Địa Bàn Tỉnh Bắ Luận văn Kinh tế 0
E Nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng đầu tư và Luận văn Kinh tế 0
G Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD1 Luận văn Kinh tế 0
K Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP các Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh (VPBank) Luận văn Kinh tế 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top