Karlens

New Member

Download miễn phí Chuyên đề Hoàn thiện công tác lập dự án tại Ban đầu tư thuộc Tổng công ty thương mại Hà Nội





MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU. 1
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN TẠI BAN ĐẦU TƯ CỦA TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI THỜI GIAN QUA. 3
I. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI (HAPRO). 3
1. Giới thiệu chung về TCT thưong mại Hà Nội. 3
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của TCT thương mại Hà Nội. 3
1.2. Xác định chức năng nhiệm vụ của TCT thương mại Hà Nội. 4
1.3. Cơ cấu tổ chức. 6
1.3.1.Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty thương mại Hà Nội. 6
1.3.2. Cơ cấu tổ chức Ban đầu tư của Tổng công ty thương mại Hà Nội. 9
2. Khái quát hoạt động kinh doanh của Tổng công ty giai đoạn 2005 – 2008. 10
3. Tình hình đầu tư của Tổng công ty thương mại Hà Nội . 13
II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI BAN ĐẦU TƯ CỦA TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY. 22
1. Một số lý luận chung về công tác lập dự án đầu tư. 22
1.1. Khái niệm và đặc điểm lập dự án đầu tư. 22
1.2. Vai trò của công tác lập dự án . 22
1.3. Yêu cầu đối với công tác lập dự án tại Ban đầu tư. 24
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác lập dự án đầu tư 26
1.4.1. Nhóm các nhân tố khách quan. 26
1.4.2. Nhóm các nhân tố chủ quan. 29
2. Quy trình lập dự án đầu tư tại Ban đầu tư của TCT thương mại Hà Nội. 31
3. Phương pháp soạn thảo dự án đầu tư tại Ban đầu tư của TCT thương mại Hà Nội. 32
4. Nội dung lập dự án đầu tư tại Ban đầu tư của TCT thương mại Hà Nội. 34
4.1. Nghiên cứu cơ hội đầu tư: 34
4.2. Nghiên cứu tiền khả thi: 35
4.3. Nghiên cứu khả thi: 36
5. Ví dụ minh họa công tác lập dự án “Trung tâm thương mại và dịch vụ tổng hợp Sóc Sơn” tại Ban đầu tư của Tổng công ty thương mại Hà Nội. 58
5.1.Phần giới thiệu dự án: 58
5.2. Nội dung đánh giá (lập dự án): 61
5.2.1. Nghiên cứu cơ hội đầu tư: 61
5.2.2. Giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi: 63
5.2.3. Nghiên cứu khả thi: 64
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN TẠI BAN ĐẦU TƯ CỦA TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI. 85
1. Kết quả đạt được. 85
2. Những tồn tại và nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế trong công tác lập dự án tại Ban đầu tư của Tổng công ty thương mại Hà Nội. 88
2.1. Những tồn tại. 88
2.1.1. Chất lượng một số dự án được lập vẫn còn thấp. 88
2.1.1.1. Về mục tiêu đầu tư của dự án. 88
2.1.1.2.Về nghiên cứu thị trường của dự án. 88
2.1.1.3. Về phân tích kỹ thuật của dự án. 90
2.1.1.4. Về phần phân tích tài chính của dự án. 90
2.1.1.5. Về phân tích kinh tế – xã hội của dự án. 91
2.1.2. Quản lý quy trình lập dự án chưa sát sao. 91
2.1.3. Bộ máy lập dự án chưa có tính chuyên nghiệp. 91
2.2. Nguyên nhân. 92
2.2.1. Nguyên nhân từ rủi ro trong thị trường, chính sách. 92
2.2.2. Nguyên nhân từ phân bổ chi phí cho công tác lập dự án của Tổng công ty còn chưa nhiều, chưa được quan tâm đúng mức. 93
2.2.3. Nguyên nhân từ năng lực của đội ngũ cán bộ lập dự án . 93
2.2.4. Nguyên nhân từ khả năng cập nhật thông tin chậm chạp và chưa nhanh nhạy 94
2.2.5. Do sự đánh đổi chi phí, thời gian và chất lượng công tác tư vấn lập dự án. 95
CHƯƠNG II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN TẠI BAN ĐẦU TƯ THUỘC TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚI. 96
I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG CÔNG TY. 96
1. Mục tiêu tổng quát: 96
2. Dự kiến 1 số chỉ tiêu kế hoạch năm 2009. 96
3. Định hướng đầu tư của Tổng công ty. 96
II. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG NHỮNG NĂM TỚI. 97
1. Nhận thức đúng vai trò của công tác lập dự án: 98
2. Xây dựng cơ cấu tổ chức hợp lý: 98
2.1. Phân cấp quản lý rõ ràng: 98
2.2. Phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban: 99
3. Giải pháp về công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: 100
4. Tăng cường đầu tư máy móc công nghệ thông tin phục vụ công tác lập dự án: 103
5. Giải pháp hoàn thiện quy trình lập dự án và quản lý tiến độ lập dự án: 104
6. Giải pháp hoàn thiện nội dung lập dự án. 105
6.1. Hoàn thiện nội dung nghiên cứu thị trường: 105
6.2. Hoàn thiện nội dung phân tích kỹ thuật: 106
6.3. Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính: 107
6.4. Hoàn thiện các phương pháp trong phân tích tài chính: 109
6.5. Hoàn thiện phân tích các chỉ tiêu kinh tế – xã hội: 110
7. Kiến nghị với cơ quan Nhà nước 111
KẾT LUẬN 113
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 114
 
 
 
 
 
 
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
 
1.TCT Tổng công ty
2. TNHH Trách nhiệm hữu hạn.
3. UBND Uỷ ban nhân dân
4. HĐQT Hội đồng quản trị
5. TGĐ Tổng giám đốc.
6. GĐ Giám đốc.
7. XNK Xuất nhập khẩu.
8. CNTP Công nghiệp thực phẩm.
9. TSCĐ Tài sản cố định.
10. TSLĐ Tài sản lưu động.
11. CBCNV Cán bộ công nhân viên.
12. KTTC Kỹ thuật thi công.
13. CNTT Công nghệ thông tin.
14. XDCB Xây dựng cơ bản.
15. TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam.
16. TTTMDV Trung tâm thương mại dịch vụ
17. CTCP Công ty cổ phần
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ.
 Trang
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

i
n là số năm hoạt động của dự án
r là tỷ suất chiết khấu dùng để tính chuyển
+ Hệ số hoàn vốn hay tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư: Phản ánh mức độ thu hồi vốn đầu tư ban đầu từ lợi nhuận thuần thu được hàng năm. Có thể tính cho từng năm (RRi) hay tính bình quân cả đời dự án .
Trong đó:
là lợi nhuận thuần thu được năm i tính theo mặt bằng hiện tại
là lợi nhuận thuần bình quân năm của đời dự án theo mặt bằng hiện tại
là vốn đầu tư tại thời điểm dự án bắt đầu đi vào hoạt động (thời điểm hiện tại)
+ Tỷ số lợi ích - chi phí (B/C):
Tỷ số này được xác định bằng tỷ số giữa lợi ích thu được và chi phí bỏ ra của cả đời dự án sau khi đã được đưa về cùng một mặt bằng thời gian. Dự án có thể được chấp nhận khi tỷ số này lớn hơn hay bằng 1.
Trong đó:
Bi là doanh thu (lợi ích) năm i của dự án
Ci là chi phí năm i của dự án
PV (B), PV(C) là giá trị hiện tại của các khoản doanh thu, chi phí ở các năm đời dự án.
+ Thời gian thu hồi vốn đầu tư: Là số thời gian cần thiết mà một dự án phải hoạt động để thu hồi đủ số vốn đầu tư ban đầu. Nếu tuổi thọ kinh tế của dự án lớn hơn thời gian hoàn vốn của dự án thì dự án đó có lãi và ngược lại.
Có thể tính thời gian thu hồi vốn đầu tư của dự án theo hai cách: Cộng dồn và trừ dần.
Theo phương pháp cộng dồn:
Khi thì T là năm thu hồi vốn đầu tư của dự án.
Theo phương pháp trừ dần:
Nếu Ivi là vốn đầu tư phải thu hồi trong năm i,(W+D) là số vốn đầu tư còn lại chưa thu hồi được của năm i, phải chuyển sang năm (i+1) để thu hồi tiếp thì:
Khi thì i =T là năm thu hồi vốn của dự án.
+ Hệ số hoàn vốn nội bộ (IRR): Là mức lãi suất mà nếu dùng nó làm tỷ suất chiết khấu để tính chuyển các khoản thu - chi của dự án về cùng một mặt bằng thời gian ở hiện tại thì làm cho tổng thu bằng tổng chi, có nghĩa là:
Có nhiều cách tính IRR:
Một là: Thử dần các giá trị của r vào công thức trên, giá trị nào thoả mãn công thức thì đó chính là IRR của dự án.
Hai là: Xác định qua vẽ đồ thị NPV theo lãi suất, với trục hoành là trục lãi suất, đồ thị NPV cắt trục hoành ở đâu thì giá trị đó chính là IRR.
Ba là: Sử dụng phần mềm ứng dụng
Bốn là: Phương pháp nội suy: Tìm hai tỷ suất r1 và r2 với r10, ứng với r2 ta có NPV2 <0, khi đó:
+ Điểm hòa vốn: Là điểm mà tại đó doanh thu vừa đủ để trang trải các khoản chi phí phải bỏ ra. Có hai phương pháp xác định điểm hoà vốn là phương pháp đồ thị và phương pháp đại số.
Theo phương pháp đại số:
Trong đó:
x là sản lượng tại điểm hoà vốn
f là tổng định phí của cả đời dự án
v là biến phí tính cho một đơn vị sản phẩm
Theo phương pháp đồ thị: Vẽ đồ thị tổng doanh thu và tổng chi phí do bán sản phẩm theo sản lượng với trục hoành là trục sản lượng. Hai đường tổng doanh thu và tổng chi phí cắt nhau ở đâu thì đó chính là điểm hoà vốn. Hoành độ của điểm hoà vốn là sản lượng hoà vốn.
- Đánh giá độ an toàn của dự án về mặt tài chính có thể xem xét ở các khía cạnh sau:
+ An toàn về nguồn vốn huy động về số lượng, tiến độ, đảm bảo khả năng thanh toán và trả nợ, đảm bảo về mặt pháp lý và thực tiễn của nguồn vốn huy động.
+ An toàn về khả năng thanh toán các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn và khả năng trả nợ.
*Phân tích về mặt kinh tế - xã hội của dự án đầu tư:
Nó đóng vai trò quyết định để dự án được hội đồng quản trị của TCT cho phép đầu tư. Sản phẩm của Tổng công ty là các mặt hàng xuất nhập khẩu, dịch vụ tiêu dùng, các khu nhà ở, ảnh hưởng trực tiếp tới người tiêu dùng vì vậy cần nghiên cứu tác động ngược lại dự án về khía cạnh này để có được hoàn thiện trong lập dự án, cạnh tranh với dự án khác cùng loại.
Để phân tích khía cạnh này ta có thể phân tích định tính và định lượng:
- Các tiêu thức phân tích định tính bao gồm: đóng góp của dự án trong việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương thông qua đóng thuế hay đóng góp vào ngân sách 25%, đóng góp của dự án vào xây dựng hệ thống cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng của địa phương. Giải quyết công ăn việc làm cho lực lượng không nhỏ người thất nghiệp tại các địa phương có dự án của Tổng công ty.
- Các chỉ tiêu định lượng bao gồm:
+ Giá trị gia tăng thuần túy (NVA): Bao gồm giá trị gia tăng thuần túy quốc gia (NNVA) và giá trị gia tăng thuần túy chuyển ra nước ngoài (RP).
+ Chỉ tiêu về lao động: Bao gồm chỉ tiêu về số lao động có việc làm do thực hiện dự án và chỉ tiêu số lao động trên một đơn vị vốn đầu tư.
+ Chỉ tiêu đánh giá mức độ phân phối thu nhập và công bằng xã hội.
+ Chỉ tiêu về tiết kiệm và tăng nguồn ngoại tệ.
+ Chỉ tiêu về cạnh tranh quốc tế.
Nhìn chung, Ban đầu tư đánh giá tác động các chỉ tiêu trên còn chung chung như một số dự án chưa dự báo chính xác số lượng lao động cần cho dự án, tổng nộp ngân sách xã hội, chi phí cho các hoạt động mang tính nhân đạo và cộng đồng, một phần cũng là do các chỉ tiêu này còn mới, một phần do thu thập số liệu khó khăn. Đây là hạn chế mà Tổng công ty cần khắc phục bởi phân tích khía cạnh này cũng vô cùng quan trọng ảnh hưởng tới dự án
5. Ví dụ minh họa công tác lập dự án “Trung tâm thương mại và dịch vụ tổng hợp Sóc Sơn” tại Ban đầu tư của Tổng công ty thương mại Hà Nội.
5.1.Phần giới thiệu dự án:
+ Nhóm soạn thảo dự án:
Giám đốc : KSXD. Đặng Thị Ánh Tuyết.
Phó giám đốc: KSXD. Huỳnh Thị Thư.
Tham gia thực hiện:
* Chủ trì dự án : KSXD. Đặng Thị Ánh Tuyết.
* Chủ trì BM kiến trúc: KTS. Đặng Hải Bình.
* Chủ trì BM kết cấu: KSXD. Đặng Trần Chính.
* Chủ trì BM điện: KS.Trương Thị Bích Hảo.
* Chủ trì BM nước: KS.Lê Anh Tuấn.
* Chủ trì BM kinh tế: KS. Đặng Vân Khánh.
+ Các căn cứ pháp lý:
Căn cứ chung:
Căn cứ Quyết định số 108/1998/QĐ – TTg ngày 20/6/1998 của Thủ Tướng duyệt điều chỉnh quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến năm 2020.
Căn cứ Luật xây dựng số 16/QH11 ngày 26/11/2003.
Căn cứ Nghị định số 209/2004/NĐ – CP ngày 16/12/2004 của Chính Phủ về việc quản lý chất lượng công trình xây dựng.
Căn cứ Nghị định số 08/2005/NĐ – CP ngày 24/1/2005 của Chính Phủ về quy hoạch xây dựng.
Căn cứ Nghị định số 16/2005/NĐ – CP ngày 7/2/2005 của Chính Phủ về việc ban hành quy chế quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
Căn cứ Nghị định số 02/2006/NĐ – CP ngày 05/01/2006 của Chính Phủ về việc ban hành quy chế khu đô thị mới.
Căn cứ Luật đất đai 2003 được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2003.
Căn cứ Nghị định 181/2004/NĐ – CP ngày 29/10/2004 của Chính Phủ về thi hành luật đất đai.
Căn cứ Nghị định 198/NĐ – CP ngày 3/12/2004 của Chính Phủ về thu tiền sử dụng đất.
Căn cứ Quyết định số 242/2006/NĐ – UBND ngày 29/12/2006 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành giá các loại đất trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2007.
Căn cứ Nghị định số 17/2006/NĐ – CP ngày 27/1/2006 của Chính Phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số Nghị định thi hành luật đất đai.
Căn cứ Quyết định số 3096/2007/QĐ – UBND ngày 03/08/2007 của UBND...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng fast việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện công tác trả lương theo sản phẩm tại Công Ty xây dựng số 1 Vinaconex Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tại Công ty Take Á Châu Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện hệ thống quản lý sản xuất tại công ty tnhh hệ thống dây sumi - Hanel Khoa học kỹ thuật 0
D Hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất tại công ty cổ phần LILAMA 10 Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing tại Công ty TNHH TM&DV Thanh Kim Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty TNHH Midea Consumer Electric Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện tổ chức và quản lý kênh phân phối sản phẩm của công ty TNHH thương mại dịch vụ Thiên An Lộc Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top