dienbatn

New Member

Download miễn phí Tiểu luận Một số giải pháp nhằm nâng cao năng suất lao động của Việt Nam trong thời gian tới





MỤC LỤC
1. Thực trạng năng suất lao động của Việt Nam trong thời gian qua
2. Một số nguyên nhân hạn chế năng suất lao động của Việt Nam
3. Một số giải pháp nhằm nâng cao năng suất lao động của Việt Nam trong thời gian tới
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

1. Thực Trạng năng suất lao động Việt Nam
Năng suất lao động (NSLĐ) là chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động sống, đặc trưng bởi quan hệ so sánh giữa một chỉ tiêu đầu ra (kết quả sản xuất) và một chỉ tiêu đầu vào (lao động làm việc). Đây là một chỉ tiêu khá tổng hợp nói lên năng lực sản xuất của một đơn vị hay cả nền kinh tế - xã hội.
Hiện nay có thể chức năng suất lao động theo 3 chỉ tiêu: hiện vật, giá trị và thời gian lao động nhưng ở Việt Nam, năng suất lao động được tính toán theo chỉ tiêu giá trị tổng sản lượng.
Từ số liệu thống kê về GDP về tổng sản phẩm trong nước (GDP) theo giá thực tế và lao động làm việc có trong Niên giám Thống kê của Tổng cục Thống kê, ta tính được mức năng suất lao động của Việt Nam giai đoạn 2005 -2007.
Nếu tính theo giá cố định (giá năm 1994) và nghiên cứu biến động của năng suất lao động ta thấy 5 năm qua năng suất lao động chung toàn nền kinh tế quốc dân của Việt Nam liên tục tăng lên với tốc độ tăng năng suất lao động năm sau gấp hơn 2 lần năm trước. Cụ thể như sau:
Bảng 1: Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội giai đoạn 2005 - 2007
Năm
ĐVT
2005
2006
2007
Năng suất lao động
Triệu/người /năm
19,62
22,46
29
Tôc độ tăng NSLĐ (%)
%
5,51
14,46
29
Nguồn: Tổng cục thống kê
Năng suất lao động của Việt Nam đang từng bước được nâng cao, tuy nhiên hiện thời đạt xấp xỉ 1.700USD/lao động/năm nhưng còn rất thấp thua xa so với nhiều nước trong khu vực.rất thấp. Chỉ số nói trên của Việt Nam mới bằng khoảng 50% của những nước thuộc tốp trung bình trong khu vực như Indonesia, Philippin. So với Thái Lan, năng suất lao động của Việt Nam chỉ bằng khoảng 30%. Trong khi năng suất lao động của Việt Nam chưa vượt qua con số 2.000 USD/lao động/năm, chỉ số này của Brunei hơn 60.000USD, Singapo hơn 50.000USD, Malaysia hơn 14.000USD. Nếu so sánh với các nước ngoài khu vực ví dụ như Mỹ- là nước có năng suất cao nhất thì năng suất lao động của Việt Nam chỉ bằng 1,6%
Với năng suất thấp như vậy thì khả năng tích lũy trong nước thấpvì giá trị thặng dư chẳng còn được bao nhiêu. Cụ thể là tỷ lệ tích lũy so với GDP năm 2007 của nước ta lên đến 41,65%, sau khi trừ đi chênh lệch giữa nhập khẩu và xuất khẩu (nhập siêu) tới 13,43%, thì tích lũy trong nước chỉ còn bằng 28,22%, thấp hơn Thái Lan, Hàn Quốc, Ấn Độ, càng thấp xa so với Trung Quốc. Điều đó có nghĩa là tích lũy có một phần quan trọng còn phụ thuộc vào nước ngoài. Năng suất lao động thấp chẳng những làm cho giá trị thặng dư, tích lũy thấp mà còn làm cho tiêu dùng bình quân đầu người thấp.
Xem xét năng suất lao động của nền kinh tế trên góc độ phần chia theo các nhóm ngành kinh tế: nông- lâm – ngư nghiệp; công nghiệp xây dựng và thương mại dịch vụ thì theo số liệu công bố của Tổng cục Thống kê, năng suất lao động xã hội (tính bằng GDP theo giá thực tế chia cho một lao động làm việc) năm 2006 của Việt Nam là 22,46 triệu đồng/người (trong đó nông, lâm nghiệp 7,09 triệu, thủy sản 24,59 triệu, công nghiệp 58,25 triệu, xây dựng 26,45 triệu, thương nghiệp 25,29 triệu, khách sạn, nhà hàng 45,78 triệu, vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc 36,15 triệu, văn hóa, y tế, giáo dục 27,37 triệu, các ngành dịch vụ khác 57,55 triệu). Như vậy, dễ dàng thấy rằng năng suất lao động của nhóm ngành nông, lâm, nghiệp là thấp nhất, chỉ bằng một phần ba mức năng suất lao động chung của cả nước, chỉ bằng một phần tám mức năng suất lao động của nhóm ngành cao nhất là ngành công nghiệp.
Nguyên nhân chủ yếu làm cho năng suất lao động trong nông, lâm nghiệp thấp là do số lao động chiếm tỷ trọng lớn nhất (52,1%), thời gian chưa sử dụng còn nhiều tới 20%, Ngành công nghiệp có năng suất lao động cao nhất, nhưng số lượng lao động chiếm tỷ trọng thấp (13,5%), tốc độ tăng chậm, tính gia công và khai thác nguyên nhiên vật liệu còn cao, giá trị tăng thêm thấp, tỷ trọng doanh nghiệp có công nghệ thấp còn lớn (57%), tỷ trọng doanh nghiệp có công nghệ cao chỉ đạt khoảng 20,5%, thấp xa so với các chỉ số tương ứng 40-50% của các nước trong khu vực. Năng suất lao động các ngành dịch vụ tuy cao hơn mức chung, nhưng vẫn thấp hơn nhóm ngành công nghiệp là do số lao động nhóm này chủ yếu tập trung chủ yếu vào ngành thương nghiệp, mà ngành thương nghiệp của ta hiện buôn bán nhỏ còn chiếm tỷ trọng lớn và tính đại lý của thương mại còn lớn; tập trung vào ngành giáo dục, y tế, văn hóa,... là những ngành có giá trị gia tăng thấp. Đồng thời nhiều hoạt động dịch vụ vẫn còn mang tính kiêm nhiệm ngoài giờ của các cơ quan, đơn vị, hộ gia đình, lúc nông nhàn ở nông thôn nên tính chuyên nghiệp thấp.
Tuy nhiên khi xét về tốc độ tăng năng suất lao động thì có thể thấy: năng suất lao động trong ngành nông - lâm nghiệp tăng đều hơn (từ 3,15% đến 4,21%) và bình quân 5 năm (2001-2005) đạt 3,81%. Năng suất lao động của công nghiệp trong 3 năm đầu (2001 - 2003) tăng không đáng kể, đến năm 2004 có tốc độ tăng tương đương tốc độ tăng năng suất lao động của ngành nông - lâm nghiệp (4,05%) và đến năm 2005 đạt khá cao (6,54%). Mức tăng bình quân 5 năm đạt 2,75%, thấp hơn tốc độ tăng năng suất lao động bình quân 5 năm của ngành nông, lâm nghiệp là -1,06% (=2,75% - 3,81%). Năng suất lao động của các ngành kinh tế khác trong 2 năm 2001 và 2002 giảm chút ít, 3 năm tiếp theo có tăng, nhưng chậm và bình quân 5 năm (2001 - 2005) năng suất lao động của các ngành này gần như không tăng.
Bảng 2: Tốc độ tăng năng suất lao động của các ngành kinh tế thời kỳ 2001 - 2005
Đơn vị tính: %
Năm
Ngành KT
2001
2002
2003
2004
2005
Bình quân 5 năm
Chung nền kinh tế
4,25
4,48
4,54
5,19
5,58
4,81
-Ngành nông-lâm nghiệp
4,21
3,15
3,34
4,21
4,14
3,81
-Ngành công nghiệp
0,19
2,03
1,05
4,05
6,54
2,75
Các ngành kinh tế khác
-0,1
-0,03
1,07
1,19
0,20
0,48
Xem xét kinh tế nhà nước trên khía cạnh khu vực kinh tế thì trong 3 khu vực, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài luôn có mức năng suất lao động cao nhất. Năm 2007, năng suất lao động theo giá thực tế của khu vực kinh tế này đạt 131,25 triệu đồng. Khu vực kinh tế nhà nước có mức năng suất đứng vị trí thứ hai, đạt 104,86 triệu đồng. Thấp nhất là năng suất lao động của khu vực kinh tế ngoài nhà nước, đạt 13,58 triệu đồng. Như vậy năng suất lao động của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài cao gấp 9,6 lần khu vực ngoài nhà nước trong khi khu vực nhà nước gấp 7,72 lần.
Năng suất lao động theo khu vực
Đơn vị: triệu/người/năm
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Kinh tế nhà nước
79.7863227
92.2455492
104.864389
Kinh tế ngoài Nhà nước
10.2476489
11.6813638
13.5843829
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
118.4375
124.123031
131.254871
Nguồn: Tổng cục thống kê
Quan sát số liệu về năng suất lao động của 3 khu vực giai đoạn 2001- 2005 theo thời gian, năng suất lao động giữa 3 khu vực kinh tế trên ở những năm trước còn có sự chênh lệch nhiều hơn, và đã ngày càng được thu hẹp, tức là theo xu hướng càng những năm về sau mức độ chênh lệch này càng nhỏ dần
Có thể thấy, năng suất lao động chung của cả ba khu vực ở Việt Nam đạt thấp chủ yếu là do, năng suất lao động của khu vực kinh tế ngoài nhà ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing tại Công ty TNHH TM&DV Thanh Kim Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty TNHH Midea Consumer Electric Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm đóng tàu của Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty tnhh hàn việt hana Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích tình hình tiêu thụ và một số giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty may xuất khẩu Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã Văn hóa, Xã hội 0
D Một số Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ ăn uống tại khách sạn Thắng Lợi Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt và đề xuất một số giải pháp quản lý chất lượng nước trên địa bàn Huyện Mê Linh Nông Lâm Thủy sản 0
D nghiên cứu giải pháp công nghệ sản xuất một số loại rau ăn lá trái vụ bằng phương pháp thủy canh Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top