jhk_hj

New Member

Download miễn phí Luận văn Một số giải pháp góp phần thúc đẩy quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tại Tổng công ty Dệt May Việt Nam





Tại Tổng công ty Dệt May Việt Nam, ngoài 5 doanh nghiệp đã được CPH (năm 1999) các công ty được chọn CPH trong năm 2000 đều là những đơn vị làm ăn kém hiệu quả hơn, điều đó càng làm cho người lao động khó tin tưởng vào công cuộc CPH của Tổng công ty.
Yếu tố tâm lý nói trên là một trở ngại rất lớn đối với quá trình CPH ở Tổng công ty Dệt May Việt Nam. Yếu tố này thực sự bắt nguồn từ cơ chế của Nhà nước đối với các doanh nghiệp lâu nay. Trong nền kinh tế thị trường, các DNNN phải được đối xử như các thành phần kinh tế khác, phải có cạnh tranh, phá sản. Một khi cạnh tranh và phá sản trở thành một hiện tượng bình thường của nền kinh tế thì các DNNN thua lỗ triền miên cũng không thể tiếp tục tồn tại được. Việc tạo ra một sân chơi bình đẳng sẽ buộc Nhà nước cũng như DNNN thực sự đổi mới cơ chế quản lý đối với doanh nghiệp, làm thay đổi thói quen dựa dẫm vào Nhà nước lâu nay.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ời trang, cơ khí, điện dân dụng. Đã có thời gian ngành dệt may đã thu hút được gần 50 vạn lao động chiếm 22,7% lao động công nghiệp trong toàn quốc và hầu hết là lao động nữ, chiếm 80%. Vấn đề lao động và việc làm là một vấn đề lớn nổi lên trong xã hội nước ta ngày nay, giải quyết tốt vấn đề này là góp một phần lớn vào sự ổn định chính trị -kinh tế -xã hội. Như vậy tạo ra nhiều chỗ làm việc là một trong những mặt cho thấy vị trí của ngành dệt - may trong bối cảnh xã hội nước ta hiện nay.
Trong thời gian qua Tổng công ty đã chỉ đạo các đơn vị thành viên chú trọng đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật, kịp thời nắm bắt khoa học kỹ thuật để sử dụng thiết bị công nghệ ngày càng hiện đại của thế giới áp dụng vào doanh nghiệp. Bên cạnh đó Tổng công ty tổ chức hội thảo về công tác đào tạo nhằm tìm ra giải pháp tốt nhất, mang lại hiệu quả cao trong đào tạo, sử dụng cán bộ. Trong điều kiện hiện nay bồi dưỡng nghiêp vụ, đào tạo và đào tạo lại cũng là vấn đề cần thiết bởi đội ngũ cán bộ lớn tuổi đang bị hạn chế về việc nắm bắt khoa học kỹ thuật phát triển. Tuy nhiên vấn đề này còn rất nhiều khó khăn, bởi vì ngành dệt may là ngành phổ biến từ nhiều năm cách đây và hầu hết công nhân có trình độ thấp chỉ quen với cách làm thủ công, chưa qua lớp đào tạo huấn luyện nào, và cán bộ lãnh đạo cũng được bổ nhiệm từ cơ chế cũ. Chính vì vậy bên cạnh đào tạo lại cán bộ công nhân viên tổng công ty phải có kế hoạch đổi mới cho phù hợp với điều kiện hiện tại. Tức là thay đổi cách quản lý, hình thức kinh doanh giao trách nhiệm và quyền hạn cho mỗi ngưỡi để cho họ tích cực trong công việc. Đặc điểm trong lao động cũng có ảnh hưởng lớn tới quá trình cổ phần hoá các DNNN bởi vì số người lao động đông, trình độ thấp do đó khả năng nhận thức của người lao động trong công ty về cổ phần hoá còn hạn chế. Và hầu hết họ không muốn cổ phần hoá, chưa thấy được thực chất của cổ phần hoá, chưa thấy được tất yếu của cổ phần hoá để cho doanh nghiệp phát triển.
Nói tóm lại tất cả các nhân tố trên đều là nhân tố chủ yếu tác động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Dệt May Việt Nam và trước những tình hình thực tế hết sức khó khăn như hiện nay các nhân tố đó ảnh hưởng quyết định tới việc cổ phần hoá các DNNN thuộc Tổng công ty.
iii. Thực trạng cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại Tổng công ty Dệt May Việt Nam
1. Đánh giá chung về quá trình CPH DNNN tại TCT Dệt- May Việt Nam
Tổng công ty Dệt May Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, tạo điều kiện cho các đơn vị thành viên cùng phát triển. Tuy nhiên với mô hình Tổng công ty 91, làm cho không ít các cơ sở không trụ được lâm vào tình trạng cực kì khó khăn, bên bờ vực phá sản. Thêm vào đó là sự khủng hoảng ở một loạt các công ty dệt có quy mô hàng ngàn, hàng vạn người lao động như Dệt Nam Định đòi hỏi phải có giải pháp nhằm giải quyết đồng bộ của nhiều ngành nhiều cấp trong thời gian dài. Theo nghị định 44/CP ngày 29-6-1998 của Chính phủ về việc chuyển DNNN thành công ty cổ phần, Tổng công ty Dệt May Việt Nam cũng tiến hành cổ phần hoá một số DNNN, tuy nhiên tiến trình cổ phần hoá ở đây diễn ra quá chậm. Trước năm 1999 không cổ phần hoá được một doanh nghiệp nào, tận tới năm 1999 thì có kế hoạch cổ phần hoá 11 doanh nghiệp, nhưng đến cuối năm 1999 Tổng công ty chỉ hoàn thành cổ phần hoá được 5 doanh nghiệp đó là:
Danh sách các doanh nghiệp đã CPH trong năm 1999
Cơ cấu vốn
Vốn
điều lệ
Tỷ đồng
Nhà nước
CBCNV
Cổ đông ngoài
1. Công ty May Bình Minh
18
25%
45%
30%
2. Nhà máy may thuộc CT dệt Vĩnh Phú
2,3
70%
30%
3. Xưởng may số 8 Lê Trực thuộc CT May Chiến Thắng
4,2
25%
59%
16%
4. Công ty may Hồ Gươm
3,1
30%
70%
5. Nhà máy may và bao bì thuộc CT dệt Nha Trang
1,624
5%
64%
31%
Trong đó chỉ có duy nhất một đơn vị là có cổ đông là người nước ngoài đó là công ty may Bình Minh với 20% số vốn điều lệ. Năm doanh nghiệp đã cổ phần hoá ở Tổng công ty đều là những doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả trước khi có cổ phần hoá, cho nên khi chuyển sang cơ chế hoạt động mới có phần dễ dàng hơn. Sở dĩ các doanh nghiệp này có thể cổ phần hoá thành công còn do những doanh nghiệp đã nhận thức rõ mục đích và ý nghĩa của cổ phần hoá, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo của công ty. Ban cổ phần hóa của doanh nghiệp đã phổ biến về lợi ích của việc cổ phần hoá, và điều đặc biệt là đưa được quyền sở hữu cho người lao động, khuyến khích họ hăng say trong công việc và tham gia tích cực vào công cuộc cổ phần của doanh nghiệp. Mặt khác thì tự thân các đơn vị này cũng muốn chuyển sang công ty cổ phần để thu hút thêm nguồn vốn, chủ động quyết định trong công việc kinh doanh.
Theo đánh giá kết quả đầu năm 2000, các doanh nghiệp cổ phần hoá của Tổng công ty hiện nay đều hoạt động có hiệu quả. Tính đến năm 1999 mức lợi tức tối thiểu của các công ty này đều đạt 20 đến 25%/năm. Theo đánh giá của một chuyên gia tài chính trong ngành may thì hiện nay việc cổ phần hoá các doanh nghiệp may có chiều hướng thuận lợi. Sức hấp dẫn của các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá khiến các cổ đông tự do là các cán bộ trong ngành bỏ tiền ra mua không phải là để khuyến khích cổ động mô hình hoạt động mới mà chính là mức lợi nhuận mà họ cho rằng sẽ có được trong khoảng thời gian không xa. Công ty may Lê Trực dự định sẽ đảm bảo cho công nhân mức cổ tức tối thiểu là 1,15%/ tháng. Hơn nữa các chuyên gia cho rằng mức cổ tức này sẽ tăng lên trong thời gian tới. Nhìn chung các thành viên tham gia mua cổ phiếu đều yên tâm và phấn khởi vì có 25% vốn pháp định của Nhà nước sở hữu tại công ty là 20% và người thay mặt hợp pháp cho công ty là giám đốc công ty may Chiến Thắng, là công ty mẹ của xưởng may Lê Trực. Như vậy tuy cổ phần hoá nhưng công ty may Lê Trực vẫn nhận được sự hậu thuẫn đáng kể từ công ty may Chiến thắng. Công ty cổ phần may là dịch vụ may Bình Minh ngay trong năm hoạt động (1999) đã có mức cổ tức là 38,9%/năm. Với hiệu quả này, may Bình Minh được chọn là một trong 15 doanh nghiệp được chọn để niêm yết cổ phiếu tại trung tâm giao dịch chứng khoán. Những kết quả bước đầu này đã khẳng định công ty đã đi đúng hướng trong việc thực hiện chủ trương cổ phần hoá của Chính phủ.
Mặc dù vậy trong kế hoạch đặt ra là cổ phần hoá 11 doanh nghiệp trong năm 1999 và việc thực hiện với 5 doanh nghiệp cho thấy quá trình cổ phần hoá là quá chậm. Hơn nữa hầu hết các doanh nghiệp được cổ phần hoá tại Tổng công ty Dệt May Việt Nam trên đều là thời gian 1 năm, cá biệt là công ty may Hồ Gươm phải mất hơn 6 năm mới thực hiện xong cổ phần hoá. Trong khi đó với chủ chương của Chính phủ để thực hiện cổ phần hoá đối với 1 doanh nghiệp trung bình là 27 tháng, nhanh nhất là 5 tháng, chậm nhất là 48 tháng.
Nhìn vào danh sách những doanh nghiệp đã cổ phần hoá năm 1999 ta đều nhận thấy là toàn bộ các doanh nghiệp đó đề...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing tại Công ty TNHH TM&DV Thanh Kim Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty TNHH Midea Consumer Electric Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm đóng tàu của Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty tnhh hàn việt hana Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích tình hình tiêu thụ và một số giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty may xuất khẩu Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã Văn hóa, Xã hội 0
D Một số Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ ăn uống tại khách sạn Thắng Lợi Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt và đề xuất một số giải pháp quản lý chất lượng nước trên địa bàn Huyện Mê Linh Nông Lâm Thủy sản 0
D nghiên cứu giải pháp công nghệ sản xuất một số loại rau ăn lá trái vụ bằng phương pháp thủy canh Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top