xvav92x

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 4
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ TRUYỀN HÌNH 5
CHƯƠNG I: TRUYỀN HÌNH ĐEN TRẮNG 5
1.1.Sơ đồ tổng quát của hệ thống truyền hình đen- trắng 5
1.2.Đặc điểm máy thu hình 6
CHƯƠNG II: TRUYỀN HÌNH MÀU 10
2.1.Nguyên lý truyền hình màu 10
2.1.1. Sơ đồ khối hệ thống truyền hình màu 10
2.1.2.Sơ đồ khối máy thu hình màu. 12
2.2.Các hệ truyền hình màu 14
2.2.1. Hê truyền hình màu NTSC 14
2.2.2. Hệ truyền hình màu PAL 14
2.2.3.Hệ truyền hình màu SECAM 15
CHƯƠNG III: TRUYỀN HÌNH SỐ 16
3.1 Khái niệm truyền hình số 16
3.2. Đặc điểm của thiết bị truyền hình số. 18
PHẦN II: CÁC VẤN ĐỀ SỐ HOÁ TÍN HIỆU TRUYỀN HÌNH 21
CHƯƠNG I: CÁC VẤN ĐỀ SỐ HOÁ TÍN HIỆU VIDEO 21
1.1. Số hoá tín hiệu video. 21
1.1.1. Biến đổi tương tự sang số. 21
1.1.2. Tín hiệu video và biến đổi tín hiệu video. 23
1.2. Lấy mẫu tín hiệu video. 24
1.2.1. Quan hệ toán học. 24
1.2.2 Chọn tần số lấy mẫu: 27
1.2.3. Cấu trúc lấy mẫu. 30
1.2.4. Các thông số lấy mẫu tối ưu. 32
1.3. Lượng tử hoá tín hiệu video. 33
1.3.1. Lượng tử hoá tín hiệu . 33
1.3.2.Nhiễu do lượng tử hoá tín hiệu. 34
1.4. Mã hoá tín hiệu video . 35
1.4.1. Mã hoá tín hiệu rời rạc. 35
1.4.2. Các loại mã. 35
CHƯƠNG II: CÁC VẤN ĐỀ SỐ HOÁ TÍN HIỆU AUDIO. 38
2.1. Số hoá tín hiệu audio. 38
2.1.1. Số hoá tín hiệu audio. 38
2.1.2. Truyền tín hiệu âm thanh trong tín hiệu video. 39
PHẦN III: NÉN TÍN HIỆU TRONG TRUYỀN HÌNH SỐ 41
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NÉN. 41
1.1. Mở đầu. 41
1.2. Mô hình nén ảnh. 42
1.3. Các đặc điểm của nén tín hiệu số. 43
1.3.1.Xác định hiệu quả của quá trình nén tín hiệu số. 43
1.3.2. Độ dư thừa số liệu. 43
1.3.3. Sai lệch bình phương trung bình 44
1.4. Lí thuyết thông tin Entropy . 44
1.5. Các phương pháp nén. 45
1.5.1. Nén không tổn hao. 46
1.5.2. Nén có tổn hao 47
CHƯƠNG II: CÁC DẠNG MÃ HOÁ SỬ DỤNG TRONG CÔNG NGHỆ NÉN 48
2.1. Mã RLC (Run Length coding). 48
2.2. Mã shannon. 48
2.3. Mã huffman. 48
2.4. Phương pháp mã đoán (DPCM). 48
2.5. Phương pháp chuyển vị. 49
CHƯƠNG III: MỘT SỐ CÔNG NGHỆ NÉN VIDEO. 50
3.1. Nén Video công nghệ điều xung mã vi sai – DPCM. 50
3.1.1. Xử lý giải tương hỗ trong công nghệ DPCM. 50
3.1.2. Kỹ thuật tạo dự báo. 51
3.1.3. Lượng tử hoá sai số dự báo. 51
3.1.4. Khái niệm bù chuyển động (motion compensatio) và vecto chuyển động (motion vector). 52
3.1.5. Ước lượng chuyển động bằng phương pháp tìm kiếm khối tương đồng (Block matching). 53
3.1.6. Hệ thống DPCM có bù chuyển động. 54
3.2. Nén video công nghệ: Mã hoá chuyển đổi. 55
3.2.1. Xử lý tương hỗ trong công nghệ TC. 55
3.2.2. Biến đổi cosin rời rạc (discrete cosin transform-DCT). 56
3.2.3. Lượng tử hoá các hệ số DCT. 56
3.2.4. Quét các hệ số DCT. 58
3.2.5. Mã hoá các hệ số DCT. 59
3.2.6. Hệ thống nén video công nghệ mã hoá chuyển đổi. 59
3.3. Sự kết hợp các công nghệ nén. 61
CHƯƠNG IV: NÉN VIDEO THEO TIÊU CHUẨN MPEG. 63
4.1. Khái quát về các tiêu chuẩn nén. 63
4.2. Nén video theo MPEG -1. 64
4.2.1. Các thành phần ảnh cơ bản trong chuẩn nén MPEG. 66
4.2.2. Sự phân loại ảnh MPEG. 70
4.2.3. Tiêu chuẩn MPEG –1. 73
4.2.4. Hệ thống nén MPEG –1. 75
4.3. Nén tín hiệu video theo MPEG –2. 77
4.3.1. Cấu trúc dòng bit video MPEG –2. 79
4.3.2. Khả năng co dãn của MPEG –2. 80
4.3.3. Đặc tính và định mức (profile and level). 81
4.3.4. MPEG-2 4:2:2P@ML. 84
4.3.5. MPEG –2 đối với phát sóng và SXCT. 85
CHƯƠNG V: NÉN TÍN HIỆU AUDIO. 86
5.1. Cơ sở của nén tín hiệu audio. 86
5.1.1. Mô hình tâm lý thính giác. 86
5.1.2. Sự che lấp tín hiệu audio. 87
5.2. Công nghệ giảm tốc độ nguồn dữ liệu audio số. 89
5.3. Tiêu chuẩn nén Audio MPEG. 93
MPEG –2 94
KẾT LUẬN CHUNG. 95
THUẬT NGỮ TIẾNG ANH. 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO 103





























LỜI NÓI ĐẦU

Truyền hình đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống con người. Ngay từ khi ra đời truyền hình đã nhanh chóng và thực sự trở thành một ngành công nghiệp. Nền công nghiệp truyền hình yêu cầu những kĩ thuật rất cao, việc nghiên cứu áp dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật đã tao ra những thay đổi lớn. Truyền hình mầu ra đời vào những năm 50, 60 của thế kỷ XX cho phép người xem cảm nhận được hình ảnh với các mầu sắc trung thực. Trong các hệ truyền hình phân giải cao-HDTV (high definition television) chất lượng âm thanh và hình ảnh được cải thiện rất nhiều so với các hệ truyền hình thông thường, góc nhìn cũng bao quát hơn… Tóm lại, tất cả các kĩ thuật được sử dụng nhằm phục vụ mục đích tối đa của con người.
Tuy nhiên, khi mà các hệ thống truyền hình còn đang dựa trên cơ sở tín hiệu tương tự thì việc giải quyết các vấn đề trên cũng như việc phát triển các chương trình truyền hình gặp phải những giới hạn khó có thể vượt qua, cho dù đã khai thác hết tất cả các khả năng của nó. Trong khi đó kĩ thuật số với sự ứng dụng trong các ngành công nghiệp truyền thông, máy tính đã thu được những thành công to lớn, không ngừng phát triển và khẳng định ưu thế cũng như chỗ đứng trong các kĩ thuật mới. Truyền hình số bắt đầu được nghiên cứu và các kết quả thu được là khá khả quan. Với kĩ thuật số, các hệ thống truyền hình có thể giải quyết được hầu hết các vấn đề mà kĩ thuật tương tự hầu như không giải quyết được. Truyền hình số thực sự là một cuộc cách mạng, từ đó mở ra cho nền công nghiệp này một giai đoạn mới đầy triển vọng.
Cùng với việc tăng độ phân giải và chất lượng hình ảnh số là những yêu cầu rất lớn về dải thông của thiết bị truyền hình. Do vậy, trong truyền hình số nén tín hiệu Video là một công đoạn không thể thiếu. Với khả năng của thiết bị hiện nay đây là một trong những kĩ thuật chủ chốt cần thực hiện. Ngay từ những thời điểm ban đầu của truyền hình số, các tổ chức Quốc tế đã tập chung nghiên cứu các công nghệ nén tối ưu cũng như chuẩn hoá nó nhằm đạt được sự dễ dàng trong giao tiếp các hệ thống khác nhau.
Quá trình số hoá tín hiệu là tất yếu. Ở nước ta hiện nay đã và đang có sự chuyển hoá dần dần từ truyền hình tương tự sang truyền hình số. Tại các studio, các camera chuyên dụng,…của đài truyền hình Việt Nam đã sử dụng kĩ thuật số.

PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ TRUYỀN HÌNH

CHƯƠNG I: TRUYỀN HÌNH ĐEN TRẮNG
1.1.Sơ đồ tổng quát của hệ thống truyền hình đen- trắng
Hệ thống truyền hình là một tập hợp các thiết bị cần thiết để đảm bảo các quá trình phát và thu các hình ảnh trông thấy. Truyền hình được dùng vào nhiều mục đích khác nhau. Tuỳ theo mục đích của truyền hình mà xác định chỉ tiêu kỹ thuật của hệ thống cho phù hợp. Yêu cầu chung là ảnh nhận được trên màn hình máy thu hình phải phản ánh trung thực vật cần truyền đi. Nhưng chất lượng ảnh càng cao, thì thiết bị của hệ thống truyền hình càng phức tạp, cồng kềnh, đắt tiền. Do đó, khi thiết kế các hệ thống truyền hình phải dung hoà các chỉ tiêu về chất lượng ảnh, về kích thước,về kinh tế v.v… Song, dù với bất kỳ hệ thống truyền hình nào cũng phải có sơ đồ khối tổng quát như sau:
có thể đạt được tỷ số nén rất thấp (từ 4:1 đến 8:1) do những ràng buộc riêng của từng loại dữ liệu.
Hy vọng trong tương lai sẽ có thêm những tiêu chuẩn nén nữa được quốc tế hóa, vừa cho tỷ số nén cao, vừa cho chất lượng tốt.
Quay trở lại vấn đề về nền công nghiệp truyền hình hiện nay. Truyền hình hiện nay là môi trường thụ động (medium) truyền hình ảnh và âm thanh. Máy thu hình có thể chọn kênh truyền hình mà mình mong muốn nhưng giới hạn khả năng cải tạo nội dung chương trình truyền hình. Sự phát triển của công nghệ thông tin, với công nghệ truyền hình số cho phép thực hiện truyền hình tương tác (Intreactive Television), có nghĩa là có sự tham gia tích cực của người xem vào chương trình truyền hình. Mọi người có thể xem truyền hình theo yêu cầu. Đó là truyền hình tương tác hay truyền hình hai chiều giữa người xem và trung tâm phát chương trình truyền hình và các đối tượng.
Mỗi dự án truyền hình tương tác phải xem xét đến 3 phần tử cơ bản sau đây:
-)Máy thu hình “thông minh” (Inteligence) với máy tính cá nhân đặc biệt, nhờ đó người xem truyền hình có thể tiến hành đàm thợi (dialog).
-)Trung tâm phát sóng có khả năng phục vụ trong thời gian thực theo yêu cầu của người xem (có thể truyền cho mỗi người xem chương trình truyền hình riêng).
-)Đường truyền viễn thông phải truyền một dung lượng cực lớn.
Ngày nay, một số nước đang thử nghiệm hệ thống truyền hình hoàn chỉnh (bao gồm3 phần tử cơ bản trên) nhưng chưa thực hiện được với giá thành rẻ.
Dĩ nhiên, muốn thực hiện truyền hình tương tác, phải sử dụng truyền hình số cùng với mạng máy tính cục bộ và các phương pháp nén ảnh.
Nhiều hội thảo quốc tế về truyền hình tương tác đã được tổ chức thông qua ITU-R, EBU và SMPTE.
• Mục đích trong tương lai gần là thiết kế dạng truyền hình tương tác đơn giản như Video theo yêu cầu (Video on Deman-VoD) cho từng người thu riêng, phục vụ mua hàng tại nhà (Home


Shopping-HS) thông qua điện thoại, các dịch vụ thông tin (vídụ teleteskt ) qua màn hình.
• Mục đích trong giai đoạn tiếp theo là thực hiện hoàn chỉnh truyền hình tương tác. Có nghĩa là dùng hình ảnh và âm thanh kèm theo như là môi trường thông tin giữa con người với con người.
Hiện nay có nhiều chương trình hướng dẫn và dự án truyền hình tương tác đơn giản. Tham gia trong công việc bao gồm các hãng viễn thông và truyền hình lớn như Slicon Graphics and Time Wanner, Intel, Microsoft and General Intrument, Hewlett-Packard and TV Anwner, AT&T…
Mỹ có dự án xây dựng đường cao tốc truyền số liệu cực nhanh cho cả nước và năm châu, phục vụ tổng hợp về truyền hình, điện thoại, số liệu máy tính. Các hệ thống tin học có khả năng truyền thông tin trong các đường số liệu cao tốc ở mức độ phức tạp và độ lớn thông tin.
Điều kiện để thực hiện các hệ thống như vậy là hàng loạt, giá thành cho mỗi đầu thuê bao thấp (bằng với truyền hình cáp), xác định tiêu chuẩn thống nhất. Để thực hiện dự án đường cao tốc như vậy cần sự đầu tư lớn và sự liên kết của nhiều hãng.
Vấn đề có tính mấu chốt là mạng sử dụng ATM (Asychronous Transfer Mode). Đó là phương pháp truyền số liệu ISDN băng rộng. Để truyền hình ảnh, có thể sử dụng mạng điện thoại. Công nghệ ADSL (Asymmetrical Digital Subsriber Line) cho phép truyền tín hiệu video (có nén) qua cáp điện thoại thông thường với tốc độ 1.54Mbps.
Như vậy, từ chỗ có vẻ không khả thi, truyền hình số và sự số hóa truyền hình đã trở nên tất yếu. Tại Việt Nam, quá trình này cũng đã và đang được thực hiện. Tại một số trung tâm truyền hình lớn như Đài truyền hình Việt Nam, Đài truyền hình Hà Nội, Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh, đã có sự số hóa thiết bị truyền hình và những hiệu quả của chúng đem lại trong quá trình sản xuất các sản phẩm truyền hình là thật tuyệt vời.
Sự số hóa thiết bị truyền hình cũng đồng nghĩa với việc toàn bộ thiết bị của hệ thống truyền hình trở thành một mạng thống nhất. Tại trung tâm phát thanh và truyền hình Hà Nội, tín hiệu của tất cả các phòng được nối dạng

ma trận. Tại một phòng bất kỳ, có thể lấy dữ liệu từ các phong khác thông qua sự điều khiển của một thiết bị số là Nodal. Sự đấu nối vô cùng gọn nhẹ do sự phân phối, điều khiển địa chỉ trong bộ nhớ chứ không phải là một tổ hợp dây nối phức tạp đối với truyền hình tương tự trước kia. Toàn bộ hệ thống hoạt động nhịp nhàng, hiện đại và hiệu quả.
Hy vọng trong thời gian tới, tại Việt Nam có thể thực hiện được các hội nghị truyền hình phục vụ cho đào tạo trên các kênh số truyền tốc độ thấp. Việc nghiên cứu khả năng sử dụng truyền hình số là vấn đề cần thiết cho tương lai của truyền hình Việt Nam để khi truyền số trở nên phổ cập trên thế giới thì Việt Nam sẽ không còn phải phân vân trong việc lựa chọn một hệ thống truyền hình số cho mình.
Đến đây, em xin kết thúc bản đồ án “Nghiên cứu về số hoá trong kỹ thuật truyền hình”. Một lần nữa, em xin trân thành Thank thạc sĩ Nguyễn Ngọc trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành bản đồ án tốt nghiệp này, các thầy cô giáo trong khoa Điện Tử-Viễn Thông, Viện đại học Mở Hà Nội đã giúp em rất nhiều trong thời gian học tập và chuẩn bị cho đề tài.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện,nhưng bản đồ án chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và bạn đọc. Em xin chân thành cảm ơn!!

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top