aclass_cn

New Member

Download miễn phí Tiểu luận Phân tích: Người là hiện thân sáng chói của tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với CNXH; là mẫu mực của tinh thần độc lập tự chủ, tự lực tự cường, đổi mới và sáng tạo





 Thế kỷ XXI mở đầu thiên niên kỷ thứ ba của một thế giới đầy biến động, cũng đồng thời mở ra một kỷ nguyên hội nhập, đua tranh gay gắt của cộng đồng quốc tế. Dù thời cuộc biến đổi xoay vần ra sao, dù phải đối mặt với xu thế toàn cầu hóa, với tất cả mặt tích cực và tiêu cực, bất trắc; dù cho ai đó bị lóa mắt bởi những bộ áo cánh sặc sỡ của chủ nghĩa tư bản thì hệ giá trị ấy - độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, trong ý thức và trong hành động vẫn là mục tiêu, lư tưởng, là quốc bảo phù hợp xu thế thời đại. Mãi mãi giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, bước vào thế kỷ XXI, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta tiếp tục giành thêm nhiều thắng lợi to lớn hơn nữa trong sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, đưa đất nước ta sánh vai cùng các nước trong khu vực và trên thế giới. Muốn thực hiện được mục tiêu đó, đòi hỏi Đảng ta phải vận dụng sáng tạo, bổ sung và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn cách mạng mới; kiên định con đường độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

̣nh: “muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không còn con đường nào khác là con đường giải phóng cách mạng vô sản”.- Đó chính là con đường “độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội”.
Con đường “Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội” của Hồ Chí Minh khác về cơ bản với con đường giải phóng dân tộc của nhưng người đi trước. Con đường giải phóng dân tộc của phong trào Cần Vương, của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Thái Học đều dựa trên hệ tư tưởng phong kiến hoặc tư sản (nhưng hệ tư tưởng này đã lỗi thời, lạc hậu), không gắn với tiến bộ xã hội nên đã thất bại. Còn con đường giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh phản ánh đúng yêu cầu tất yếu của cách mạng và dựa trên chủ nghĩa Mác – Lênin (trực tiếp là tư tưởng cách mạng triệt để, không ngừng), gắn liền với tiến bộ xã hội nên nó là con đường đúng đắn và tất yếu dành được thắng lợi.
Tư tưởng của Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội xuất hiện vào năm 1920, khi Người gặp chủ nghĩa Mác – Lênin.Tháng 7-1920 Hồ Chí Minh đọc được bản sơ thảo lần thứ nhất “Đề cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của Lênin .Bản đề cương của Lênin đã chỉ cho Hồ Chí Minh thấy con đường giành độc lập cho Tổ quốc, tự do cho đồng bào mình. Từ những nhận thức về cách mạng Tháng Mười, về Leenin vĩ đại và Quốc tế Cộng sản, tại Đại hội Đảng xã hội Pháp lần thứ XVIII (1920) Họp ở Tua, Hồ Chí Minh đứng về đa số bỏ phiếu tán thành gia nhâp Quốc tế Cộng sản và thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Sự kiện Hồ Chí Minh tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp đánh đấu bước ngoặt từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa cộng sản của Hồ Chí Minh; tư một chiến sĩ giải phong đân tộc chưa có khuy hướng rõ ràng trở thành một người Cộng sản với tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Mùa xuân năm 1930, chấp thành chỉ thị và chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản, Hồ Chí Minh xác định Việt Nam “ chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Nhưng Hồ Chí Minh phân tích nội hàm các cuộc cách mạng này thì đó là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc để đi tới xã hội cộng sản. Tháng 1-1941, Hồ Chí Minh về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Tháng 5-1941, Người triệu tập và chủ trì hội nghị lần thứ Tám của Đảng. Hội nghị khẳng định: “ Cách mạng Đông Dương trong giai đoạn hiện tại là một cuộc cách mạng đân tộc giải phóng” nhưng “Làm cách mạng giải phóng dân tộc rồi không phải ngừng lại, mà phải tiến lên làm tròn nhiệm vụ tư sản dân quyền và chinh phục chính quyền vô sản”. Sau cách mạng tháng Tám, thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta. Do vậy cách mạng Việt Nam “lúc này vẫn là cuộc cách mạng giải phóng”, tức là toàn dân Việt Nam phải thực hiện cuộc kháng chiên chống Pháp, bảo vệ nền độc lập vừa mới dành được. Mục tiêu của cuộc kháng chiến chống Pháp được Hồ Chí Minh nêu rõ trong Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng (2-1951) là: “Đảng lao động Việt Nam đoàn kết và lãnh đạo toàn dân kháng chiến cho đến ngày thăng lợi hoàn toàn; tranh lại thông nhất và độc lập hoàn toàn; lãnh đạo toàn đân thực hiện dân chủ mới, xây dựng điều kiện để tiến lên chủ nghĩa xã hội”. Tháng 7-1954, ta chiến thắng thực đân Pháp, miền Bắc được giải phóng, nhưng đế quốc Mỹ lại nhảy vào miền Nam với âm mưu chia cắt lâu dài nước ta, thực hiện chiến lược toàn cầu của chúng. Trước tình hình đó, Hồ Chí Minh xác định: “Cách mạng Việt Nam chuyển sang một giai đoạn mới. Miền Bắc nước ta hoàn toàn giải phóng dưới chế độ dân chủ nhân dân, đã bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Nhưng miền Nam còn tạm thời sống dưới ách thông trị của đế quốc và phong kiến thì nhân đân ta cần phải tiếp tục cuộc cách mạng dân tôc dân chủ trong điều kiện mới của nước ta”. Như vậy chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương cùng một lúc Đảng ta lãnh đạo hai chiến lược cách mạng khác nhau ở hai miền của đất nước nhưng đều có mục đích chung trước mắt là hòa bình thống nhất nước nhà để cả nước cùng tiến lên chủ nghĩa xã hội.Vào năm 1959 Người đã tổng kết là: “Cách mạng Việt Nam trải qua hai giai đoạn: Cách mạng đân tộc đân chủ và cách mạng xã hội chủ nghĩa”. Chỉ có con đường đó thì Việt Nam mới có độc lập thật sự và nhân dân ta mới có tự do hạnh phúc hoàn hảo. Điều đó không chỉ là chân lý cách mạng Việt Nam mà còn là ý nghĩa của thời đại, như Hồ Chí Minh đã khẳng định: “ Trong thời đại ngày nay, cách mạng giải phóng dân tộc là môt bộ phân khăn khít của cách mạng vô sản trong phạm vi thế giới; cách mạng giải phóng đân tộc phải phát triển thành cách mạng xã hội chủ nghĩa thì mới dành được thắng lợi hoàn toàn”.
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là con đường giải phong duy nhất đúng đắn phù hợp với sự phát triển của xã hội. Các ngả đường cứu nước xuất hiện trước Hồ Chí Minh, từ văn thân sĩ phu, hai cụ Phan đến Việt Nam Quốc dân Đảng mới chỉ nói đến độc lập dân tộc, chưa có sự gắn bó giữa Độc lập dân tộc với tiến bộ xã hội. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự thất bại, bế tắc của các xu hướng các ngả đường cứu nước trước Hồ Chí Minh chính là sự tách rời độc lập đân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Con đường cưu nước gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội của Hồ Chí Minh đã khắc phục được thiêu sót lớn nhất của các thế hệ đi trước. Con đường cứu nước của chủ tịch Hồ Chí Minh trở nên duy nhất đúng đắn và dành thắng lợi trong thực tế chính là vì có sự gắn bó chặt chẽ giữa độc lập đân tộc với chủ nghĩa xã hội. Ở Việt Nam, Hồ Chí Minh không phải là người đầu tiên nói tới và đấu tranh cho độc lập đân tộc. Nhưng chắc chắn ở Việt Nam, Hồ Chí Minh là người đầu tiên đề cập tới con đường độc lập đân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Hơn thế nữa Hồ Chí Minh là người đi tiên phong đóng góp lớn nhất cho cuộc đấu tranh dành con đường đó.
Độc lập dân tộc là mục tiêu trước mắt, là tiền đề và điều kiện tiên quyết để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Theo Hồ Chí Minh độc lập dân tộc là sự tồn tại, phát triển của dân tộc; trong đó bảo đảm sự thống nhất chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top