hotboy_kinhthi

New Member

Download miễn phí Luận văn Tăng cường thu hút và triển khai dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp Hà Nội





Ban quản lý các KCN và chế xuất Hà Nội được Thủ tướng chính phủ quyết định thành lập để quản lý các KCN và chế xuất trên địa bàn. Ban quản lý hoạt động theo cơ chế “Một cửa, tại chỗ”, giải quyết nhanh các thủ tục hành chính cho các nhà đầu tư vào KCN.
Nhà đầu tư đến nộp hồ sơ yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính tại bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính; Sau khi kiểm tra, đối chiếu với quy trình giải quyết thủ tục hành chính đã được niêm yết công khai.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ết năm 2007, đã có khoảng 467.000 người được đào tạo tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp và Nghề trên địa bàn Hà Nội. Nguồn lao động được đào tạo này đã góp phần giải quyết nhu cầu nhân lực cho các doanh nghiệp FDI trong các KCN Hà Nội. Nhiều nhà ĐTNN đã đánh giá người lao động Việt Nam siêng năng, nhiệt tình và sáng tạo.
Tuy nhiên, trình độ hiểu biết pháp luật nói chung, pháp luật lao động nói riêng của người lao động còn hạn chế nên vừa gây thiệt hại cho bản thân người lao động vừa gây ảnh hưởng cho doanh nghiệp và môi trường đầu tư. Người lao động còn yếu về tác phong công nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật kém vì đa số họ chưa quen với môi trường công nghiệp. Điều này cần đào tạo lao động cho phù hợp với yêu cầu.
Tóm lại, nguồn nhân lực tuy còn hạn chế về trình độ nhưng với lực lượng 64 – 65% trong độ tuổi lao động cũng như tỷ lệ lao động qua đào tạo đang đạt ở mức 50 – 55% cũng đã cao hơn rất nhiều so với các tỉnh, thành phố khác và cao hơn nhiều so với mức trung bình của cả nước. Vì vậy, nguồn nhân lực của Hà Nội hiện nay vẫn hấp dẫn các nhà ĐTNN.
2.1.4. Nhân tố dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp trong các KCN Hà Nội
Bên cạnh các hoạt động sản xuất kinh doanh của các KCN Hà Nội luôn tồn tại các loại dịch vụ nhằm phục vụ cho sản xuất kinh doanh như: Hải quan, dịch vụ ngân hàng, bưu điện, dịch vụ y tế, dịch vụ kho vận…Hoạt động của các dịch vụ này tham gia hỗ trợ vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngay từ khi tiếp nhận nguyên liệu đầu vào đến khi hoàn thiện sản phẩm cuối cùng.
Dịch vụ ngân hàng, thuế và bảo hiểm
Đến hết năm 2008, đã có dịch vụ ngân hàng tại KCN Hà Nội, ngân hàng Công thương đã có mặt tại KCN Sài Đồng B, Tại KCN Thăng Long đã có phòng giao dịch của ngân hàng Đầu tư và phát triển. Các ngân hàng đến giao dịch với các doanh nghiệp trong KCN nhằm tiến hành các hoạt động tài chính như: Trả lương cho nhân viên và nộp các khoản thuế cho Nhà nước. Tuy loại hình dịch vụ này chưa phổ biến nhưng vai trò của hoạt động tài chính ngân hàng đã phần nào được nhìn nhận như một yếu tố tạo nên sự thành công trong kinh doanh của các doanh nghiệp trong các KCN Hà Nội.
Các doanh nghiệp trong KCN ngoài việc mua bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động còn mua bảo hiểm cho máy móc, phương tiện, thiết bị sản xuất trong quá trình vận chuyển, hoạt động… Thời gian vừa qua chưa có một rủi ro đáng tiếc nào xảy ra nhưng các doanh nghiệp trong các KCN vẫn mua các loại hình dịch vụ này.
Dịch vụ kho vận, hải quan
Hiện tại, KCN Thăng Long đã có Công ty tiếp vận Thăng Long. Công ty này cung cấp các dịch vụ như: Xây dựng, vận hành trung tâm tiếp nhận, kho ngoại quan, dịch vụ vận chuyển nội địa – quốc tế, dịch vụ tư vấn xuất nhập khẩu, làm thủ tục hải quan…. Sự ra đời kho ngoại quan ngay tại KCN đã giảm được thời gian cho các doanh nghiệp khi tiến hành những thủ tục hải quan cho hàng xuất nhập khẩu. Thực tế cho thấy hoạt động của Công ty tiếp vận Thăng Long đã được sự ủng hộ của các doanh nghiệp FDI trong KCN này mà còn đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp FDI trong các KCN khác như: Công ty Sumy – Hanel, Pentax (Sài Đồng B), công ty Zamin Steel (Nội Bài).
Dịch vụ lao động trong KCN
Hiện nay, Ban quản lý các KCN và chế xuất có một bộ phận là Trung tâm dịc vụ việc làm. Trung tâm này cung cấp lực lượng lao động có tay nghề, có trình độ và được đào tạo cho hầu hết các doanh nghiệp trong các KCN Hà Nội. Trung tâm dịch vụ việc làm đã phối hợp với các đơn vị địa phương như: Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Đông Anh, trung tâm dạy nghề quận Cầu Giấy…để đào tạo lao động có tay nghề, ngoại ngữ, giao tiếp ứng sử…Trong quá trình đào tạo, học viên có thể được đưa đi dự tuyển vào làm việc ngay tại các doanh nghiệp trong các KCN đang có nhu cầu tuyển dụng lao động.
Tóm lại, các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp trong các KCN Hà Nội đã bước đầu đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp trong các KCN. Tuy nhiên các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp vẫn còn thiếu như: Nhà ở, trường học, ngân hàng…Để cung cấp các dịch vụ này nhằm đáp úng nhu cầu của các doanh nghiệp FDI trong KCN về số lượng và chất lượng, thời gian tới Thành phố và các sở, ban ngành phải có sự chỉ đạo quyết liệt hơn nữa.
2.2. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH THU HÚT CÁC DỰ ÁN FDI VÀO HÀ NỘI VÀ CÁC KCN HÀ NỘI
2.2.1. Tình hình thu hút FDI vào Hà Nội
Thực tế thu hút FDI vào Hà Nội thời gian qua đã cho thấy chủ trương đúng đắn của Thành phố về vốn cho phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội. Với việc sử dụng một khối lượng đáng kể vốn thu hút từ bên ngoài vào Hà Nội, thời gian qua đã có tác động tích cực đối với tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Hà Nội. Phần này luận văn đi vào phân tích, đánh giá tình hình thu hút FDI vào Hà Nội theo cơ cấu thu hút FDI theo: Ngành sản phẩm, hình thức đầu tư, đối tác đầu tư và địa bàn đầu tư.
2.2.1.1. Cơ cấu thu hút FDI theo ngành sản phẩm
Từ Bảng 2.1 ta thấy, đến hết năm 2007, FDI vào Hà Nội tập trung chủ yếu vào: Phát triển đô thị, KCN, bưu chính viễn thông, văn phòng, khách sạn. Trong tổng số 841 dự án đầu tư trên địa bàn Hà Nội có 120 dự án đầu tư vào các KCN tập trung chiếm 14,3% tổng số dự án với 2.099.196.781 USD chiếm 21,2% VĐK. Trong số các dự án đầu tư thì có tới 102 dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghệ thông tin chiếm 12,1% tổng số dự án nhưng lượng VĐK chỉ có 37.738.050 USD chiếm 0,4% tổng VĐK trên địa bàn Hà Nội. Lượng VĐT lớn trên 1 tỷ USD tập trung vào các lĩnh vực: Bưu chính viễn thông, khách sạn – du lịch và khu đô thị, đặc biệt trong lĩnh vực đô thị chỉ có 6 dự án với 0,7% so với tổng số dự án nhưng lượng VĐK là 2.965.481.000 USD, tương ứng với 29,9% tổng VĐK trên địa bàn Hà Nội. Điều này cho thấy các ngành này được các nhà ĐTNN đầu tư quan tâm nhất.
Nhìn chung, QMBQ 1 dự án trong ngành nông lâm nghiệp tương đối nhỏ so với các ngành khác, số liệu ở Bảng 2.1 cho thấy chỉ có 11 dự án VĐK là 15,7 triệu USD, QMBQ 1 dự án là 1,42 triệu USD.
Các ngành sản phẩm như: Khu đô thị, khách sạn – du lịch và bưu chính viễn thông có QMBQ 1 dự án lớn nhất. Khu đô thị có 6 dự án, VĐK 2.965,5 triệu USD, QMBQ 1 dự án là 494,25 triệu USD; Khách sạn – du lịch QMBQ 1 dự án khoảng 37,9 triệu USD; Bưu chính viễn thông QMBQ 1 dự án khoảng 57,07 triệu USD.
2.2.1.2. Cơ cấu thu hút FDI theo hình thức đầu tư
Trong các hình thức FDI hiện nay trên địa bàn Hà Nội, hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài chiếm đa số về số dự án. Theo Bảng 2.2 và Hình 2.1, ta
Bảng 2.1: Cơ cấu các dự án FDI theo ngành sản phẩm trên địa bàn Hà Nội,
tính đến hết năm 2007
Stt
Ngành sản phẩm
Số
dự án
Tỷ lệ %
VĐK
(tr. SD)
Tỷ lệ %
1
Mỹ nghệ - vàng bạc
19
2.3
24,4
0.2
2
Công nghệ thực phẩm
24
2.9
108,9
1.1
3
Văn hóa – xã hội
59
7.0
373,3
3.8
4
Ngân hàng, bảo hiểm và tư vấn tài chính
33
3.9
216,4
2.2
5
Tư vấn khác
51
6.1
16,8
0.2
6
Nông, lâm nghiệp
11
1.3
15,7
0.2
7
Điện tử - điện lạnh
16
...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Các giải pháp nhằm tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả của hoạt động chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI vào Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Tăng cường thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh bắc ninh Luận văn Kinh tế 0
D Các giải pháp Marketing Mix nhằm tăng cường thu hút thị trường khách sử dụng dịch vụ ăn uống của nhà hàng khách sạn quốc tế Bảo Sơn Luận văn Kinh tế 0
D Tăng cường thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên Luận văn Kinh tế 0
D Tăng cường kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng và thu tiền tại công ty cổ phần thép đà nẵng Khoa học kỹ thuật 0
C Một số biện pháp nhằm tăng cường thu hút khách du lịch tại Công ty khách sạn du lịch Kim Liên Luận văn Kinh tế 0
T Tăng cường quản lý thu thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể tại Chi cục Thuế Thị xã Cao Bằng Luận văn Kinh tế 0
J Tăng cường quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang Luận văn Kinh tế 0
M Những giài pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thứ Công nghệ thông tin 0
S tăng cường khả năng thu hút khách du lịch Hàn Quốc tại công ty khách sạn du lịch Kim Liên Luận văn Kinh tế 3

Các chủ đề có liên quan khác

Top