Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Mục Lục
Stt Nội dung Số trang
Phần I. Các hình thức đào tạo công nhân kỹ thuật . 3
I. Đào tạo công nhân kỹ thuật . 3
II. Các hình thức đào tạo công nhân kỹ thuật . . 7
1. Kèm cặp trong sản xuất . 7
2. Các lớp cạnh doanh nghiệp . .8
3. Các trường dạy nghề . .8
Phần II. Các hình thức( phương pháp)đào tạo cán bộ . . 9
chuyên môn
I. Đào tạo trong công việc . 9
1. Đào tạo theo kiểu chỉ dẫn, dìu dắt trong công việc . 10
2. Phương pháp kèm cặp .11
3. Luân chuyển và thuyên chuyển trong công việc . .12
4. Ưu nhược điểm của công tác đào tạo trong doanh nghiệp .14
II. Đào tạo ngoài công việc .15
1. Cử đi học các trường chính quy 15
2. Các bài giảng các hội nghị hay hội thảo . .15
3. Đào tạo theo chương trình hoá với sự giúp đỡ của máy tính . .15
4. Đào tạo theo cách từ xa . .15
5. Đào tạo theo tình huống .16
6. Đào tạo theo kỹ năng xử lý công văn giấy tờ . .17
Phần III. Thực trạng đào tạo công nhân kỹ thuật và cán bộ chuyên
môn ở Việt Nam thời gian qua 17
I. Thực trạng đào tạo công nhân kỹ thuật và cán bộ chuyên môn ở
Việt Nam .18
1. Cơ cấu lực lượng lao động qua đào tạo ở Việt Nam .18
2. Lao động ở Việt Nam đông về số lượng, thấp về chất lượng 19
3. Lao động rẻ đang dần không còn là lợi thế của Việt Nam 19
4. Sự thiếu hụt lao động có trình độ, tay nghề đang diễn ra ở . 20
nhiều ngành
5. Các hình thức đào tạo mang nặng tính bao cấp, chưa theo
kịp thế giới 20
6. Đang dần xuất hiện nhiều mô hình đào tạo tiên tiến .20
7. Hệ thống đào tạo phần nào tiếp cận được với nhu cầu của doanh
nghiệp, có sự bắt tay của 3 nhà: Nhà nước, nhà trường và nhà doanh nghiệp 21
II. Phương hướng đào tạo công nhân kỹ thuật .23
III. Tình hình nhân lực tại một số ngành ở Việt Nam hiện nay .24
Phần IV. Một số giải pháp cải thiện tình hình đào tạo công nhân kỹ thuật và cán bộ chuyên môn hiện nay .24
1. Các giải pháp đối với đào tạo nghề .24
2. Giải pháp đối với đào tạo cán bộ chuyên môn .26
Phần I. Các hình thức đào tạo công nhân kỹ thuật
I. Đào tạo công nhân kỹ thuật
- Định nghĩa: Công nhân kỹ thuật là người đào tạo và được cấp bằng (đối với những tốt nghiệp các chương trình dạy nghề dài hạn từ 1 đến 3 năm) hay chứng chỉ (đối với những người tốt nghiệp các chương trình ngắn hạn dưới 1 năm) của bậc giáo dục nghề nghiệp trong hệ thống giáo dục để có năng lực thực hành thực hiện các công việc phức tạp do sản xuất yêu cầu.
- Đào tạo công nhân kỹ thuật được thực hiện bởi mạnh lưới dạy nghề. Mạng lưới đào tạo nghề bao gồm:
+các trường dạy nghề thuộc các Bộ, ngành địa phương
+các trường trung học chuyên nghiệp và cao đẳng kỹ thuật có chức năng và nhiệm vụ dạy nghề
+các trung tâm dạy nghề; các lớp dạy nghề
+các cơ sở dạy nghề tại doanh nghiệp, ngoài công lập, các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài
+các chương trình dạy nghề trong các trung tâm giáo dục cộng đồng.
Do đặc điểm của đào tạo, để đào tạo nguồn nhân lực cho mình các tổ chức phải xây dựng được kế hoạch đào tạo. Trong kế hoạch đào tạo công nhân kỹ thuật thể hiện được đoán về phát triển khoa học công nghệ, xu hướng phát triển các ngành nghề. Nhu cầu về số lượng, chất lượng công nhân kỹ thuật. Những mặt cân đối đó được phản ánh trong bảng sau đây.

Nhu cầu bổ sung CNKT Thời gian Các hình thức đào tạo
Nghề Số lượng CNKT (người) Cần bổ sung Đào tạo Bắt đầu đào tạo kèm cặp trong SX Các lớp cạnh DN Trường chính quy


a. Xác định nhu cầu đào tạo công nhân kỹ thuật
-Để xác định nhu cầu đào tạo, cần tiến hành phân tích tổ chức, phân tích con người và phân tích nhiệm vụ. Phân tích tổ chức xem xét sự hợp lý của hoạt động đào tạo trong mối quan hệ với chiến lượng kinh doanh, nguồn lực sẵn có (thời gian, tài chính, chuyên gia) của tổ chức, cũng như sự ủng hộ của những người lãnh đạo đối với lao động đào tạo trong tổ chức.
-Nhu cầu đào tạo công nhân kỹ thuật là số công nhân kỹ thuật cần được đào tạo trong thời gian tới nhằm đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp về loại công nhân đó.
-Nhu cầu bổ sung công nhân kỹ thuật là số công nhân kỹ thuật cần tăng thêm để hoàn thành kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp hay để thay thế do tăng thêm nhiện vụ hay do về hưu, mất sức lao động, thuyên chuyển công tác hay các lý do khác.
-Thông thường, nhu cầu đào tạo và nhu cầu bổ sung không khác biệt nhau. Tuy nhiên, không phải mọi công nhân cần bổ sung đều phải được đào tạo vì một số không cần qua đào tạo hay đã được đào tạo.

-Việc xác định nhu cầu đào tạo được thực hiện qia các bước sau:
+Bước 1: Xác định số công nhân kỹ thuật cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ sản xuất:
Để xác định số công nhân kỹ thuật cần thiết có thể sử dụng một trong các phương pháp sau.
Phương pháp1: Tính theo lượng lao động hao phí:
Phương pháp này căn cứ vào tổng hao phí thời gian lao động cần thiết để sản xuất từng loại sản phẩm và quỹ thời gian làm việc bình quân của một công nhân kỳ kế hoạch, hệ số hoàn thành mức lao động năm kế hoạch.
CNKT ct =
Trong đó:
CNKT ct: Số công nhân kỹ thuật cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kỳ kế hoạch.
ti: Lượng lao động hao phí để sản xuất ra một sản phẩm loại i
qi: Số lượng sản phẩm i kỳ kế hoạch.
tiqi: Toàn bộ lượng lao độgn hao phí để hoàn thành nhiệm vụ sản xuất
Tn: Quỹ thời gian làm việc bình quân của một công nhân kỹ thuật kế hoạch.
Km: Hệ số hoàn thành mức lao động dự tính kỳ kế hoạch.
Để tính tiqi phải dựa vào kế hoạch sản xuất sản phẩm và mức lao động (Xem ví dụ sau) còn để tính Tn- quỹ thời gian làm việc bình quân năm kế hoạch của một công nhân cần dựa vào bảng cân đối thời gian lao động bình quân một công nhân năm kế hoạch. Số ngày và số giờ làmviệc bình quân năm của một công nhân dựa vào phân tích các số liệu năm báo cáo và những quy định về thời giờ nghỉ ngơi, từ điều 68 đến điều 81). Km¬ được tính dựa vào tình hình hoàn thành mức lao động của công nhân báo cáo có tính đến những nhân tố tác động đến tình hình hoàn thành mức của công nhân năm kế hoạch.
Ví dụ: Xác định nhu cầu công nhân kỹ thuật cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ sản xuất của doanh nghiệp năm 2008, biết kế hoạch sản xuất san phẩm và lượng lao động hao phí cho 1 đơn vị sản phẩm như sau:




Tên sản phẩm KHSX sản phẩm (chiếc) (qi) Lượng lao động hao phí cho 1 sản phẩm (giờ -mức) (ti¬) Tổng lượng lao động hao phí để sản xuất sản phẩm (giờ - mức) (tiqi)
T-shirt 500.000 1,3 650.000
Polo-shirt 400.000 1,5 600.000
Quần dài 200.000 3,0 600.000
Tổng cộng 1.850.000

Năm 2007: dự tính Km = 1,10
Tn = 270 ngày x 8giờ = 2160 giờ
CNKTct năm 2007 = 779 người
Phương pháp này có những ưu điểm là cho kết quả chính xác nhưng tính toán phức tạp và mất thời gian và được áp dụng để xác định nhu cầu công nhân kỹ thuật cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ sản xuất cho những công việc, những sản phẩm được định mức lao động khoa học, thường là những nghề cơ khí, dệt may..
Phương pháp 2: Dựa vào số lượng máy móc trang thiết bị, mức phục vụ của một công nhân kỹ thuật và hệ số ca làm việc của máy móc thiết bị.
CNKTct = M x P x K
Trong đó:
CNKTct: số công nhân kỹ thuật cần thiết kỳ kế hoạch
M: Số lượng máy móc thiết bị cần phục vụ
P: Mức phục vụ của 1 công nhân kỹ thuật
K: Số ca làm việc của thiết bị trong một ngày đêm kỳ kế hoạch
Phương pháp 3: Phương pháp chỉ số
Theo phương pháp này, nhu cầu công nhân kỹ thuật cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ sản xuất được xác định căn cứ vào số công nhân kỹ thuật hiện có; chỉ số máy móc thiết bị; chỉ số ca làm việc và chỉ số năng suất lao động kỳ kế hoạch.
CNKTct =
Trong đó:
CNKTct: số công nhân kỹ thuật cần thiết của một nghề nào đó năm kế hoạch.
CNKThc: số công nhân kỹ thuật hiện có của nghề đó được xác định theo số liệu báo cáo thống kê của doanh nghiệp.
Im: Chỉ số máy móc thiết bị năm kế hoạch
Ik: Chỉ số ca làm việc của thiết bị năm kế hoạch
Iw: Chỉ số năng suất lao động của công nhân kỹ thuật năm kế hoạch
Sau khi xác định được CNKTct và CNKThc tính được số công nhân kỹ thuật cần bổ sung để hoàn thành những nhiệm vụ sản xuất năm kế hoạch.
+Bước 2: Xác định nhu cầu bổ sung công nhân kỹ thuật để hoàn thành nhiệm vụ sản xuất, có hai loại bổ sung:
- Bổ sung do thay đổi nhiệm vụ sản xuất
NCbssx = CNKTct - CNKThc
Trong đó:
NCbssx: Nhu cầu bổ sung công nhân kỹ thuật của một nghề nào đó
CNKTct¬: Số công nhân kỹ thuật cần thiết của ngành để hoàn thành nhiệm vụ sản xuất.
CNKThc: Số công nhân kỹ thuật hiện có của nghề đó
- Bổ sung công nhân kỹ thuật để thay thế vì các lý do khác nhau như về hưu mất,sức lao động, thuyên chuyển ... cũng cần được tính dựa vào hồ sơ của công nhân và tình hình thực tế của năm báo cáo.
+Bước 3: Xác định nhu cầu đào tạo công nhân kỹ thuật kỳ kế hoạch (NCđt)
NCđt = Bổ sung thay đổi nhiệm vụ sản xuất + Bổ sung công nhân kỹ thuật để thay thế -Số người bổ sung không cần đào tạo

Ngoài các phương pháp đã nêu trên, hiện nay nhiều nước sử dụng phương pháp xây dựng khung năng lực để xác định nhu cầu đào tạo công nhân kỹ thuật của ngành, của doanh nghiệp.
II. Các hình thức đào tạo công nhân kỹ thuật


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

longtran1221

New Member
Re: [Free] Phân tích các hình thức (Phương pháp) đào tạo nguồn nhân lực gồm có công nhân kỹ thuật và cán bộ chuyên môn. Liên hệ thực tiễn Việt Nam

Ad cho em xin bài này với
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top