mbf_toji

New Member

Download miễn phí Chuyên đề Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Hà Nội SHB





MỤC LỤC
Lời Mở Đầu: 1
Chương I: Tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội 3
I. Quá trình hình thành và phát triển: 3
II. Bộ máy cơ cấu tổ chức : 4
III. Các hoạt động kinh doanh cơ bản: 5
1. Huy động vốn: 5
2. Hoạt động tín dụng : 6
3. Các hoạt động khác: 8
Chương II: Thực trạng năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội 10
I. Bản chất và các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của NHTM: 10
1. Bản chất của năng lực cạnh tranh của NHTM: 10
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của NHTM: 11
2.1. Các nhân tố bên ngoài: 11
2.1.1. Môi trường vĩ mô: 11
2.1.1.1. Môi trường kinh tế: 11
2.1.1.2. Môi trường văn hoá – xã hội – dân số: 12
2.1.1.3. Môi trường pháp luật - chính sách nhà nước: 12
2.1.2. Môi trường vi mô: 14
2.1.2.1. Đối thủ cạnh tranh hiện tại và tiềm ẩn: 14
2.1.2.2. Khách hàng: 15
2.1.2.3. Các dịch vụ mới thay thế: 17
2.2. Các nhân tố bên trong: 18
2.2.1. Năng lực tài chính: 18
2.2.2. Năng lực nhân lực: 21
2.2.3. Năng lực phát triển sản phẩm: 22
2.2.4. Năng lực công nghệ: 23
2.2.5. Năng lực quản lý: 24
2.2.6. Hệ thống mạng lưới phân phối: 24
II. Đánh giá năng lực cạnh tranh của SHB qua Ma trận SWOT: 25
1. Điểm mạnh của SHB: 25
2. Điểm yếu (Weaknesses): 26
3. Cơ hội (Opportinities): 26
4. Thách thức (Threats): 27
Chương III: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội SHB 29
I. Định hướng phát triển, phương hướng hoạt động của SHB năm 2010: 29
II. Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho SHB: 30
III. Một số kiến nghị: 34
1. Kiến nghị với NHNN: 34
2. Kiến nghị với chính phủ: 35
Kết Luận 37
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

áp luật - chính sách nhà nước:
Môi trường chính trị của Việt Nam được đánh giá cao về tính ổn định. Là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế đã được nâng cao, đặc biệt hơn khi trở thành thành viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc năm 2007. Bộ máy điều hành của chính phủ trong những chính sách kinh tế - chính trị - xã hội đối nội, đối ngoại trong những năm qua cũng được đánh giá cao.
Tuy nhiên, xét về hệ thống pháp luật kinh tế của Việt Nam tuy đã được Chính phủ cải cách nhiều lần theo hướng thông thoáng hơn nhưng vẫn còn nhiều mâu thuẫn, thủ tục hành chính phức tạp. Hoạt động của ngân hàng thương mại chịu sự điều chỉnh trực tiếp của Luật các tổ chức tín dụng 2004. Trong khi văn bản luật này còn thể hiện nhiều bất cập. Luật chỉ quy định những nội dung chủ yếu, bao quát nên phát sinh nhiều văn bản hướng dẫn dưới Luật. Việc ban hành văn bản hướng dẫn dưới Luật lại gặp nhiều khó khăn do bị chi phối bởi một số Luật liên quan khác như Luật doanh nghiệp, Luật chứng khoán, Luật đầu tư, Luật phá sản… Cho đến nay, việc ban hành các văn bản hướng dẫn Luật các tổ chức tín dụng vẫn chưa đầy đủ dẫn đến tình trạng có nhiều quy định trong Luật chưa thực hiện được. Một số quy định của Luật các tổ chức tín dụng chưa rõ ràng, minh bạch, gây nhiều khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện cho ngân hàng nói chung và SHB nói riêng như Luật không quy định rõ những nghiệp vụ nào tổ chức tín dụng đương nhiên được làm, những nghiệp vụ nào phải xin phép, nghiệp vụ nào phải thành lập công ty; việc góp vốn đầu tư thành lập công ty con và các loại hình công ty khác để thực hiện hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán và các lĩnh vực khác chưa được quy định rõ ràng, nhất là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng mẹ và công ty con; một số vấn đề như cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng, độc quyền, điều chỉnh hoạt động của các ngân hàng thương mại trên thị trường chứng khoán…chưa được quy định cụ thể… Hiện nay Nhà nước đang đưa ra các phương án sửa đổi Luật các TCTD cho phù hợp với hoạt động ngành tài chính nước ta. Bên cạnh đó cũng có một số cải cách của Chính phủ nhằm giúp ngân hàng hoạt động tốt hơn như Quy định 13/2008/QD-NHNN quy định về mạng lưới hoạt động của ngân hàng thương mại đã xử lý một số bất cập, đối xử bình đẳng giữa NHNN, NHTMCP, ngân hàng liên doanh và 100% nước ngoài. Do đó tạo được sự bình đẳng trong hoạt động ngân hàng, tạo điều kiện cho SHB mở rộng hoạt động, cạnh tranh lành mạnh.
Chính sách kinh tế của Chính phủ trong những năm qua, đặc biệt là năm 2009 được đánh giá là linh hoạt và kịp thời. 6 tháng đầu năm 2009, NHNN đã chuyển hướng điều hành từ ưu tiên kiểm soát lạm phát sang chủ động ngăn chặn suy giảm kinh tế. Và 6 tháng cuối năm 2009, trước tình hình suy giảm kinh tế đã được ngăn chặn, giá cả có xu hướng tăng lên, NHNN đã điều hành chính sách tiền tệ theo hướng nới lỏng thận trọng, rất linh hoạt và chủ động. Với những chính sách đúng đắn như: giảm lãi suất cơ bản xuống còn 7%/năm; tỉ lệ dự trữ bắt buộc giảm; ban hành cơ chế lãi suất thoả thuận đối với việc cho vay đáp ứng nhu cầu tiêu dùng; điều chỉnh nới rộng tỷ giá giữa VNĐ và USD từ ±3 - ±5, thị trường tài chính ổn định. Các chỉ tiêu đảm bảo an toàn và năng lực tài chính của hệ thống ngân hàng được nâng cao, tạo môi trường cho SHB phát triển. Dựa vào điều chỉnh của NHNN, SHB tăng giảm lãi suất huy động, cho vay phù hợp, điều tiết lượng vốn theo hướng nới lỏng thận trọng, linh hoạt. Năm 2010, mức tăng trưởng tín dụng NHNN giới hạn chỉ ở mức 25%, đây là một bài toán khó đối với các ngân hàng nói chung và SHB nói riêng: Tăng vốn và sử dụng vốn có hiệu quả.
2.1.2. Môi trường vi mô:
2.1.2.1. Đối thủ cạnh tranh hiện tại và tiềm ẩn:
Áp lực cạnh tranh của ngành ngân hàng không chỉ đến từ sự xuất hiện ngày càng nhiều ngân hàng nước ngoài, mà còn là sự cạnh tranh giữa các ngân hàng nội địa với nhau. Trong gần 20 năm qua, số lượng ngân hàng trong nước đã tăng lên đáng kể. Từ chỗ 9 ngân hàng (1991), đến tháng 10.2009, thị trường có tổng cộng 43 ngân hàng nội địa (3 NHTM quốc doanh, 40 NHTMCP). Những NHTM lớn như Ngân hàng công thương Việt Nam Incombank, Ngân hàng ngoại thương Vietcombank, Ngân hàng TMCP Á Châu ACB, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương… có thời gian hoạt động khá lâu, tiềm lực tài chính mạnh, trong khi SHB là một ngân hàng mới chuyển đổi từ ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn sang ngân hàng thương mại cổ phần đô thị, bắt đầu hoạt động như 1 ngân hàng bán lẻ từ năm 2006, khó để bắt kịp các ngân hàng lớn. Vốn điều lệ của SHB so với một số ngân hàng lớn còn rất nhỏ.
Khối các TCTD nước ngoài tại Việt Nam gồm 45 chi nhánh của 33 ngân hàng nước ngoài, 5 ngân hàng liên doanh với hơn 20 chi nhánh phụ thuộc; 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài; 8 TCTD phi ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài; ngoài ra còn có 56 văn phòng thay mặt của các TCTD nước ngoài tại Việt Nam. Dù thị phần của khối ngân hàng này còn khiêm tốn, nhưng với ưu thế về vốn, kinh nghiệm, kỹ năng quản trị, công nghệ, nhân sự, họ là những đối thủ đáng gờm.
Bên cạnh đó là 17 công ty tài chính, 13 công ty cho thuê tài chính, gần 1000 quỹ tín dụng nhân dân cơ sở.
Các ngân hàng đang không ngừng phát triển cả về quy mô tài sản lẫn vốn điều lệ. Tổng tài sản toàn ngành ngân hàng tính đến năm 2008 đã đạt 1,7 triệu tỉ đồng. Và các ngân hàng cũng đang tăng vốn điều lệ, nhằm đáp ứng số vốn tối thiểu 3.000 tỉ đồng đến cuối năm 2010 theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Với đà tăng này, chỉ riêng việc cạnh tranh giành thị phần huy động và thị phần cho vay giữa các ngân hàng nội địa cũng đã rất khốc liệt. Hiện nay, hơn 60% thị phần huy động lẫn cho vay đều nằm trong tay các ngân hàng quốc doanh. Do đó, cùng với sự gia tăng về số lượng ngân hàng, miếng bánh dành cho SHB sẽ càng bị thu nhỏ.
Cùng với rất nhiều công ty tài chính, ngân hàng kế hoạch sắp được thành lập và đi vào hoạt động với lợi thế đi sau, học hỏi từ những ngân hàng lớn đi trước, công nghệ hiện đại các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đang ngày càng đa dạng, tiếp cận trực tiếp đến mọi tầng lớp dân cư, làm cho khả năng cạnh tranh của các ngân hàng ngày càng khốc liệt. Đòi hỏi SHB phải tạo được sự khác biệt, xây dựng được lối đi riêng, cải tiến công nghệ hiện đại, nâng cao chất lượng sản phẩm… để trụ vững trong môi trường cạnh tranh khốc liệt đó.
2.1.2.2. Khách hàng:
Khách hàng là người cung cấp đồng thời là người tiêu dùng sản phẩm dịch vụ. Khách hàng với vai trò người bán sản phẩm thông qua các hình thức gửi tiền, lập tài khoản giao dịch… mong nhận lãi sất cao. Trong khi với vai trò là người vay vốn, mong trả chi phí vốn nhỏ hơn thực tế. Điều này gây ra mâu thuẫn giữa hoạt động tạo lợi nhuận và giữ chân khách hàng, gây áp lực đòi hỏi ngân hàng phải có chính sách lãi suấ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Giao hàng Tiết Kiệm Luận văn Kinh tế 0
D nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty cổ phần Dịch vụ Giao Hàng Nhanh Luận văn Kinh tế 0
D nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần dược hậu giang đến năm 2010 Văn hóa, Xã hội 0
D Sử dụng sơ đồ tư duy trong các tiết ôn tập môn toán 12 nhằm phát huy tính sáng tạo và nâng cao khả năng ghi nhớ của học sinh Luận văn Sư phạm 0
D Vị thế, yếu tố cản trở và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0
D Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần May Việt Tiến Quản trị học 0
D Nghiên cứu nâng cao chất lượng điện năng và giảm tổn thất trong lưới điện phân phối, ứng dụng vào lưới điện của công ty điện lực Lào Khoa học kỹ thuật 0
D một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp ngành thép việt nam trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho dịch vụ quảng cáo trực tuyến admicro Luận văn Kinh tế 0
D Các biện pháp nâng cao chất lượng điện năng trong lưới điện phân phối huyện phú bình Khoa học kỹ thuật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top