hoangoclan20337

New Member

Download miễn phí Bài tập lớn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lênin 2





- Giải pháp kích cầu đầu tư và tiêu dùng:
Kích cầu đầu tư và kích cầu tiêu dùng là một trọng tâm của Nghị quyết số 30, trong đó Chính phủ xác định 12 giải pháp mà các bộ ngành liên quan phải triển khai.
+ Thứ nhất, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng và các cơ quan liên quan ra soát lại toàn bộ các văn bản pháp luật hiện hành về đầu tư, xây dựng để sửa đổi ngay những bất cập làm ảnh hưởng đến tiến độ các dự án đầu tư; khẩn trương xây dựng luật sửa đổi, bổ sung các luật về đầu tư, xây dựng để trình Quốc hội tại kỳ họp sắp tới.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Họ và tên: Nguyễn Xuân Quỳnh
Lớp: QTKD Thương mại 51C
Mã SV: CQ514806
Bài tập lớn
“Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lênin 2”
Câu 1: Giá trị hàng hóa là gì? Tại sao giá trị hàng hóa lại biểu hiện quan hệ sản xuất xã hội?
Trả lời:
Để hiểu được giá trị hàng hoá phải bắt đầu từ giá trị trao đổi. Giá trị trao đổi là tỷ lệ về số lượng giữa 2 giá trị sử dụng khác nhau. Thí dụ: 1m vải = 10kg thóc. Trong tỉ lệ đó, số lượng của những hàng hóa trao đổi với nhau, giá trị trao đổi của hàng hóa được biểu hiện ra.
Nếu hai vật thể khác nhau có thể trao đổi được với nhau thì giữa chúng phải có cơ sở chung nào đó. Cái chung đó không thể là công dụng, vì công dụng của chúng hoàn toàn khác nhau. Các hàng hóa khác nhau chỉ có một thuộc tính chung làm cho chúng có thể so sánh với nhau trong khi trao đổi, đó là các hàng hóa đều là các sản phẩm của lao động. Cơ sở cho hai hàng hoá trao đổi được với nhau là lao động xã hội hao phí vào việc sản xuất ra những hàng hóa đó. Thực chất của trao đổi hàng hóa cho nhau là trao đổi lao động ẩn giấu trong các hàng hóa đó.
Như vậy, lao động hao phí để tạo ra hàng hóa kết tinh trong hàng hóa là cơ sở chung của trao đổi được gọi là giá trị hàng hóa.
* Khái niệm: Giá trị hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất kết tinh trong hàng hóa.
Giá trị hàng hóa là một khái niệm trừu tượng
Giá trị là một phạm trù lịch sử gắn liền với nền sản xuất hàng hóa. Chỉ trong những nền xã hội mà người ta làm ra sản phẩm để trao đổi thì hao phí lao động đó mới mang hình thái giá trị.
Giá trị là thuộc tính xã hội của hàng hóa, là nội dung, là cơ sở của giá trị trao đổi; còn giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện của giá trị ra bên ngoài. Khi trao đổi sản phẩm cho nhau, những người sản xuất ngầm so sánh lao động ẩn giấu trong hàng hóa với nhau. Thực chất của quan hệ trao đổi là người ta trao đổi lượng lao động hao phí của mình chứa đựng trong các hàng hóa. Vì vậy, giá trị là biểu hiện quan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa, hay là biểu hiện của quan hệ sản xuất hàng hóa.
Đồng thời, giá trị hàng hóa được quyết định phần lớn bởi trình độ lực lượng sản xuất……
Xét đến sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ của lực lượng sản xuất: Chủ nghĩa duy vật lịch sử đã chứng minh vai trò quyết định của lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất.
Kết luận: Giá trị hàng hóa biểu hiện quan hệ sản xuất hàng hóa.
Câu 2: Nhà nước ta đã làm gì để chống suy thoái kinh tế hiện nay? Mặt đã làm được và hạn chế?
lời Trả
Nhà nước luôn luôn tham gia vào điều tiết quá trình kinh tế. V.I.Lênin viết: “Sự tập trung hóa và quốc tế hóa của tư bản ngày càng có quy mô rất lớn. Chủ nghĩa tư bản độc quyền biến thành chủ nghĩa tư bản độc quyền Nhà nước; do tình thế thúc bách nên trong nhiều nước đã phải thi hành việc điều tiết xã hội đối với sản xuất và phân phối”.
Hệ thống điều tiết kinh tế của Nhà nước là một tổng thể những thiết chế và thể chế kinh tế của nhà nước, bao gồm bộ máy quản lý gắn với hệ thống chính sách, công cụ có khả năng điều tiết sự vận động của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, toàn bộ quá trình tái sản xuất xã hội theo hướng có lợi. Bao gồm nhiều lĩnh vực như: chính sách chống khủng hoảng chu kỳ, chống lạm phát; chính sách tăng trưởng kinh tế, chính sách xã hội, chính sách kinh tế đối ngoại. Các công cụ chủ yếu nhà nước dùng để điều tiết nền kinh tế là: ngân sách, thuế, hệ thống tiền tệ- tín dụng, các doanh nghiệp nhà nước, kế hoạch hóa hay chương trình hóa kinh tế và các công cụ hành chính- pháp lý.
Vai trò của nhà nước trong điều tiết kinh tế vĩ mô:
+ Thứ nhất: kịp thời điều chỉnh chiến lược tổng thể phát triển kinh tế, nhằm nâng cao sức cạnh tranh tổng thể của quốc gia.
+ Thứ hai: sự lựa chọn chính sách thực dụng
+ Thứ ba: căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế khác nhau của từng thời kì, vận dụng linh hoạt chính sách tài chính và chính sách tiền tệ, kịp thời điều chỉnh mâu thuẫn cung-cầu trong xã hội và mâu thuẫn giữa các tầng lớp xã hội khác nhau.
Xét ở lĩnh vực chống suy thoái kinh tế hiện nay:
Khi lạm phát đang từng bước được khống chế cũng là lúc nền kinh tế xuất hiện dấu hiệu suy giảm: doanh nghiệp thua lỗ, lợi nhuận thấp, không ít doanh nghiệp phải đóng cửa, phá sản hay nằm im.
Với thực tế trên, việc chuẩn bị và đưa ra những quyết sách điều hành vĩ mô kịp thời, đúng đắn, vừa ngăn ngừa khả năng suy giảm, đình trệ của nền kinh tế, vừa khống chế được lạm phát và duy trì chế độ tỷ giá thích hợp đang là bài toán nan giải hiện nay.
Việt Nam đang đứng trước ngưỡng cửa thập niên thứ 2, thế kỷ 21. Thế nhưng, mốc thời gian chắc chắn sẽ không quan trọng bằng những đổi thay nhanh chóng của quá trình quốc tế hóa đời sống kinh tế, và những biến đổi sâu sắc nó mang lại. Năm 2009 là năm minh chứng rõ nhất điều này, khi kinh tế thế giới chịu sự tác động của quá trình suy thoái toàn cầu. Bằng bản lĩnh và trí tuệ, Việt Nam đã vượt qua suy thoái với những thành tích đáng tự hào, được thế giới đánh giá cao. Năm qua, dù các nước chịu tác động mạnh mẽ của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu, Việt Nam vẫn là nước phục hồi nhanh và bước đầu phát triển trở lại. Đó là kết quả vào cuộc quyết liệt của toàn xã hội, trong đó vai trò quản lý Nhà nước đóng vai trò then chốt. Chính phủ chỉ đạo triển khai ngay nhiều giải pháp tài chính, tiền tệ, đầu tư… nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế. Ngày 11/12, Chính phủ ra Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP về những giảm pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội. Theo Nghị quyết, từ tháng 10/2008 đến nay, tình hình kinh tế thế giới diễn biến nhanh, phức tạp và khó lường; khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác động trực tiếp đến kinh tế trong nước, làm cho sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu giảm sút. Trước tình hình đó, Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành, địa phương tập trung triển khai ngay các biện pháp cấp bách ngăn chặn suy giảm kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu, kích cầu đầu tư và tiêu dùng, đảm bảo an sinh xã hội và phấn đấu đạt mức tăng trưởng kinh tế năm 2009 ở khoảng 6,5%.
- Tiếp tục giảm lãi suất, hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn. Nghị quyết đưa ra 5 giải pháp chính Ngân hàng Nhà nước phải triển khai, trong đó có việc thực hiện cơ cấu lại hạn nợ cho doanh nghiệp, giảm lãi suất cơ bản, hướng dẫn cho vay theo lãi suất thỏa thuận… + Thứ nhất, Ngân hàng Nhà nước phải có các biện pháp cụ thể để tạo điều kiện tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu và doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, như tiếp tục xem xét giảm dự trữ bắt buộc, điều chỉnh giảm lãi suất cơ bản phù hợp để hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. + Thứ hai, nghiên cứu, hướng dẫ...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top