myself_122

New Member

Download miễn phí Chuyên đề Đánh giá hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàng Mai





MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4. Phương pháp nghiên cứu 2
5. Những đóng góp của chuyên đề 2
NỘI DUNG 3
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH HOÀNG MAI 3
1. Khái quát về Ngân hàng TMCPCTVN - Chi nhánh Hoàng Mai 3
1.1. Sự ra đời và phát triển của Ngân hàng TMCPCTVN - Chi nhánh Hoàng Mai 3
1.2. Bộ máy tổ chức, chức năng, nhiệm vụ 3
1.2.1. Bộ máy tổ chức 3
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ 5
1.3. Kết quả hoạt động của Ngân hàng trong những năm vừa qua 6
1.3.1. Huy động vốn 6
1.3.2. Hoạt động tín dụng 9
1.3.3. Dịch vụ thanh toán ngân quỹ 11
1.3.4. Các hoạt động khác 12
1.3.4.1. Hoạt động dịch vụ 12
1.3.4.2. Hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ 14
1.3.5. Kết quả kinh doanh của Ngân hàng TMCPCTVN – Chi nhánh Hoàng Mai giai đoạn 2007 – 2009 16
2. Phân tích thực trạng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCPCTVN - Chi nhánh Hoành Mai 17
2.1. Doanh số cho vay khách hàng doanh nghiệp 18
2.1.1. Cho vay khách hàng doanh nghiệp theo khu vực kinh tế 19
2.1.1.1. Khu vực kinh tế quốc doanh 19
2.1.1.2. Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh 19
2.1.2. Cơ cấu cho vay khách hàng doanh nghiệp theo thời hạn cho vay 20
2.2. Doanh số thu nợ khách hàng doanh nghiệp 21
2.2.1. Doanh số thu nợ khách hàng doanh nghiệp theo khu vực kinh tế 22
2.2.2. Doanh số thu nợ khách hàng doanh nghiệp theo thời hạn cho vay 24
2.3. Dư nợ khách hàng doanh nghiệp 25
2.3.1. Dư nợ khách hàng doanh nghiệp phân theo khu vực kinh tế 26
2.3.2. Dư nợ khách hàng doanh nghiệp theo thời hạn cho vay 27
2.4. Nợ quá hạn của doanh nghiệp 28
2.4.1. Nợ quá hạn của doanh nghiệp theo khu vực kinh tế 29
2.4.2. Nợ quá hạn của doanh nghiệp theo thời hạn cho vay 30
2.5. Hệ số sử dụng vốn huy động 31
3. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp của Ngân hàng TMCPCTVN – Chi nhánh Hoàng Mai 32
3.1. Các nhân tố thuộc về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 32
3.2. Các nhân tố thuộc về Ngân hàng Công thương Việt Nam 33
4. Đánh giá hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCPCTVN – Chi nhánh Hoàng Mai 34
4.1. Những thành tựu 34
4.2. Những hạn chế 36
4.3. Những nguyên nhân 37
4.3.1. Về phía Nhà nước 37
4.3.2. Về phía doanh nghiệp 37
4.3.3. Về phía ngân hàng 38
CHƯƠNG II: GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCPCTVN - CHI NHÁNH HOÀNG MAI 39
1. Định hướng phát triển hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCPCTVN - Chi nhánh Hoàng Mai 39
2. Giải pháp tăng cường hoạt động cho vay Ngân hàng TMCPCTVN - Chi nhánh Hoàng Mai 40
2.1. Đẩy mạnh công tác huy động vốn 40
2.2. Xây dựng cơ chế cho vay phù hợp,linh hoạt vói các doanh nghiệp 41
2.3. Nâng cao chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp 44
2.3.1. Nâng cao hiệu quả khâu thẩm định 44
2.3.2. Công tác giám sát quá trình sử dụng vốn vay 45
2.3.3. Công tác xử lý nợ tồn đọng 45
2.3.4. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tín dụng 45
3. Điều kiện thực hiện giải pháp 46
KẾT LUẬN 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO 49
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

tỷ đồng tăng 1,666 tỷ đồng so với năm 2007 tương ứng với tốc độ tăng là 11,95 %; năm 2009 đạt 20,835 tỷ đồng, tăng 5,224 tỷ đồng so với năm 2008 tương ứng với tốc độ tăng là 33,46 %. Ngân hàng cần phát huy lợi thế này để tăng sức cạnh tranh với các Chi nhánh khác trên địa bàn.
2. Phân tích thực trạng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCPCTVN - Chi nhánh Hoành Mai
Hoạt động cho vay vốn luôn được xem là một trong những hoạt động quan trọng nhất của các Ngân hàng, đặc biệt là các Ngân hàng Thương mại (NHTM). Nó là nguồn mang lại lợi nhuận lớn nhất cho Ngân hàng. Nếu xét về thời hạn thì nghiệp vụ cho vay chủ yếu trong các NHTM là cho vay ngắn hạn. Loại cho vay này giúp cho Ngân hàng giữ được khả năng thanh toán. Tuy nhiên đối với các Ngân hàng lớn thì khi tỷ trọng các loại tiền gửi dài hạn tăng lên, họ sẽ mở rộng các khoản tín dụng trung và dài hạn .
Bằng những khoản cho vay, Ngân hàng tạo lợi nhuận cho mình là những khoản tiền lãi thu được từ các đối tượng đi vay là các doanh nghiệp, dân cư. Các doanh nghiệp sẽ sử dụng khoản tiền đi vay tùy theo mục đích của mình, chủ yếu là : thực hiện các khoản thanh toán và dự trữ hàng hóa.
Nghiệp vụ cho vay mang lại phần lớn lợi nhuận cho Ngân hàng nhưng lại là nghiệp vụ dễ phát sinh rủi ro. Do đó Ngân hàng TMCPCTVN – Chi nhánh Hoàng Mai hết sức chú trọng vào công tác này nhằm đảm bảo đem lại những lợi nhuận và cho Chi nhánh và hạn chế tối thiểu những rủi ro trong quá trình thực hiện nghiệp vụ. Phân tích dưới đây nhằm làm sáng rõ về thực trạng hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCPCTVN – Chi nhánh Hoàng Mai.
2.1. Doanh số cho vay khách hàng doanh nghiệp
Như đã phân tích trong mục 1.3.2, doanh số cho vay của Ngân hàng chiếm tỷ trọng chủ yếu là doanh số cho vay khách hàng doanh nghiệp. Qua các năm doanh số cho vay khách hàng doanh nghiệp tăng lên cả về đối tượng cho vay và thời hạn cho vay. Điều này cho thấy Ngân hàng đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vốn của doanh nghiệp về: lượng vốn vay, hình thức cho vay.
Bảng 7.1: Doanh số cho vay khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng TMCPCTVN -Chi nhánh Hoàng Mai giai đoạn 2007 - 2009
Đơn vị : Tỷ đồng
Chỉ tiêu
QD
NQD
NH
TDH
Doanh số cho vay
Năm 2007
160,5
82,5
219
24
243
Tỷ lệ (%)
66,05
33,95
90,1
9,9
100
Năm 2008
181,5
109,5
229,5
61,5
291
Tỷ lệ (%)
62,37
37,63
78,9
21,2
100
Năm 2009
361,5
138
327
172,5
499,5
Tỷ lệ (%)
72,37
27,63
65,5
34,5
100
2008
so với 2007
Chênh lệch (tỷ đồng)
21
27
10,5
37,5
48
Tốc độ tăng (%)
13,08
32,73
4,79
156,25
19,75
2009
so với 2008
Chênh lệch (tỷ đồng)
180
28,5
97,5
111
208,5
Tốc độ tăng (%)
99,17
26,03
42,48
180,49
71,65
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh giai đoạn 2007 - 2009 Ngân hàng TMCPCTVN - Chi nhánh Hoàng Mai
Ngân hàng cho vay quốc doanh nhiều hơn so với cho vay ngoài quốc doanh, biểu hiện là tỷ trọng cho vay tại khu vực quốc doanh trong từng năm luôn lớn hơn so với tỷ trọng cho vay tại khu vực ngoài quốc doanh. Cụ thể, tỷ trọng cho vay khu vực quốc doanh và ngoài quốc doanh lần lượt là: năm 2007: 66,65 % và 33,95 %; năm 2008: 62,37 % và 37,63 %; năm 2009: 72,37 % và 27,63 %. Tỷ trọng cho vay khu vực quốc doanh năm 2007 đến năm 2008 giảm nhẹ từ 66,65 % giảm xuống còn 62,37 % song sang năm 2009 tỷ trọng này lại tăng lên đến 72,37 % và đạt mức cao nhất trong ba năm. Điều này phần nào cho thấy các doanh nghiệp quốc doanh vẫn nhận được sự quan tâm nhiều hơn từ phía Ngân hàng. Cho vay ngắn hạn chiếm ưu thế hơn cho vay trung, dài hạn khi chiếm tỷ trọng cao hơn trong từng năm song qua từng năm tỷ trọng này giảm dần, thay vào đó là sự tăng dần tỷ trọng trong cho vay trung, dài hạn. Tỷ trọng cho vay ngắn hạn và trung, dài hạn lần lượt trong các năm: năm 2007: 90,1 % và 9,9 %; năm 2008: 78,9 % và 21,2 %; năm 2009: 65,5 % và 34,5%. Như vậy đã có sự thay đổi dần trong cơ cấu cho vay, tăng cường hơn vào cho vay trung và dài hạn để doanh nghiệp cải tiến kỹ thuật, xây dựng kết cấu hạ tầng.
2.1.1. Cho vay khách hàng doanh nghiệp theo khu vực kinh tế
2.1.1.1. Khu vực kinh tế quốc doanh
Cho vay doanh nghiệp quốc doanh chiếm tỷ trọng lớn hơn so với cho vay ngoài quốc doanh. Tỷ trọng này giảm đi trong năm 2008 song lại tăng lên trong năm 2009
Doanh số cho vay quốc doanh không những chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay mà còn có sự gia tăng vượt bậc qua các năm tăng. Về số tuyệt đối: năm 2008 so với năm 2007 tăng 21 tỷ đồng, đến năm 2009 sự chênh lệch so với năm 2008 lên đến 180 tỷ đồng, tương ứng với sự gia tăng về số tương đối từ 13,08% lên 99,17%.
2.1.1.2. Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh
Trong khi doanh số cho vay ngoài quốc doanh vừa chiếm tỷ trọng nhỏ hơn, mặc dù đã tăng lên ở những năm sau nhưng tốc độ tăng lại giảm dần: năm 2008 so với 2007 tăng 32,73 % nhưng đến năm 2009 so với năm 2008 tốc độ tăng này này giảm xuống chỉ còn 26,03%. Tuy vậy, sự giảm sút về tốc độ tăng của doanh số cho vay ngoài quốc doanh là không đáng kể so với sự tăng lên của tốc độ tăng doanh số cho vay quốc doanh. Do đó doanh số cho vay qua các năm vẫn tăng lên với tốc độ tăng là khá cao. Giá trị chênh lệch của năm sau so với năm trước tăng lên từ 48 tỷ đồng (năm 2008 so với năm 2007) lên đến 208,5 tỷ đồng (năm 2009 so với năm 2008) tương ứng với sự tăng lên của tốc độ tăng từ 19,75% lên 71.65%.
Tóm lại, Ngân hàng chủ yếu và đã đáp ứng hiệu quả nhu cầu vốn của các doanh nghiệp quốc doanh. Đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh mặc dù đã có sự chú trọng song vẫn chưa khai thác hết tiềm năng của đối tượng này.
2.1.2. Cơ cấu cho vay khách hàng doanh nghiệp theo thời hạn cho vay
Theo cách này, phân loại cho vay tại Ngân hàng TMCPCTVN – Chi nhánh Hoàng Mai chia thành :
Cho vay ngắn hạn : Là hình thức cho vay trong đó thời hạn của các khoản vay là từ một năm trở xuống. Hình thức vay này nhằm tài trợ cho tài sản lưu động hay nhu cầu sử dụng vốn ngắn hạn của doanh nghiệp. Phần lớn các khoản vay này có thế chấp hay cầm cố tài sản. Các doanh nghiệp bán lẻ, chế biến thực phẩm, sản xuất hàng theo thời vụ là khách hàng chủ yếu của Ngân hàng.
Cho vay trung và dài hạn : Là hình thức vay trong đó thời hạn cho vay lớn hơn một năm. Doanh nghiệp có nhu cầu vay trung và dài hạn để mua trang thiết bị, xây dựng, cải tiến kỹ thuật, công nghệ. Để tồn tại nhu cầu vốn trung và dài hạn ngày càng cao. Một trong những yêu cầu cho vay của Ngân hàng là người vay phải xây dựng dự án, thể hiện mục đích, kế hoạch đầu tư, cũng như quy trình thực hiện dự án. Thẩm định dự án là điều kiện để Ngân hàng quyết định phần vốn cho vay và xác định khả năng hoàn trả của doanh nghiệp.
Phân tích trong mục 1.2.3 và mục 2.1 nêu trên cho thấy cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn so với cho vay trung và dài hạn, điều này thể hiện rõ rệt nhất trong năm 2007: cho vay ngắn hạn đạt 219 tỷ đồng chiếm 90,1%; trung, dài hạn đạt 24 tỷ đồng chiếm 9,9 % trong tổng doanh số cho vay. Tuy nhiên trong các năm 2008, 2009 thì tỷ trọng này giảm dần: cho vay ngắn hạn năm 2008 và năm 2009 lần lượt đạt 229,5 tỷ đồng và 327 tỷ đồng, tỷ trọng tương ứng với doanh số giảm dần từ 78,9% xuống 65,5 %; trung, dài hạn năm 2008...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D đánh giá trữ lượng và hoạt tính sinh học của cây xạ đen Y dược 0
D Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Xây dựng Công nghiệp Mỏ Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam bằng mô hình DEA Luận văn Kinh tế 0
D Ứng dụng mô hình DEA đánh giá hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thạc sĩ kinh tế Luận văn Kinh tế 0
D Ứng dụng mô hình DEA đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá hoạt động của văn phòng đăng ký đất đai hà nội chi nhánh huyện mỹ đức Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá hoạt động Marketing bất động sản của Công ty Cổ phần đầu tư địa ốc Thắng Lợi Miền Trung Marketing 0
D Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Long An Nông Lâm Thủy sản 0
D Đánh Giá Khả Năng Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Bằng Công Nghệ Aao Trong Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Khoa học kỹ thuật 0
D Hoạt động thu thập và đánh giá chứng cứ của Tòa án trong tố tụng dân sự và thực tiễn áp dụng tại các Tòa án nhân dân ở tỉnh Lạng Sơn Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top