Download miễn phí Chuyên đề Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải – chi nhánh Long Biên



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1.1. Khái quát về ngân hàng thương mại 3
1.1.1. Khái niệm về ngân hàng thương mại 3
1.1.2. Vai trò của ngân hàng thương mại 3
1.1.3. Chức năng của Ngân hàng thương mại 4
1.2. Các hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại 7
1.2.1. Hoạt động huy động vốn 7
1.2.2. Hoạt động tín dụng 9
1.2.3. Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ 13
1.2.4. Hoạt động khác 16
1.2. Hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại 17
1.2.1. Sự hình thành hoạt động cho vay tiêu dùng 17
1.2.2. Khái niệm cho vay tiêu dùng 18
1.2.3. Đặc điểm cho vay tiêu dùng 18
1.2.4. Phân loại cho vay tiêu dùng 21
1.2.5. Vai trò cho vay tiêu dùng của các Ngân hàng thương mại 26
1.3. Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng 28
1.3.1. Khái niệm mở rộng cho vay tiêu dùng 28
1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động mở rộng cho vay tiêu dùng 29
1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng mở rộng cho vay tiêu dùng 30
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI (MARITIME BANK) CHI NHÁNH LONG BIÊN 33
2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Hàng Hải 33
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Maritime Bank 33
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Maritime Bank Long Biên 34
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Maritime Bank Long Biên 35
2.2. Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Maritime Bank Long Biên 40
2.2.1. Quy trình cho vay tiêu dùng của Maritime Bank 40
2.2.2. Các sản phẩm cho vay tiêu dùng của Maritime Bank Long Biên 46
2.2.3. Phân tích thực trạng cho vay tiêu dùng của Maritime Bank Long Biên 53
2.2.4. Đánh giá thực trạng cho vay tiêu dùng Maritime Bank Long Biên 58
CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI MARITIME BANK LONG BIÊN 62
3.1. Định hướng phát triển cho vay tiêu dùng 62
3.1.1. Định hướng chung của ngân hàng TMCP Hàng Hải 62
3.1.2 Định hướng phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại Maritime Bank Long Biên 63
3.2 Giải pháp phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Ba Đình 64
3.2.1. Mở rộng mạng lưới ngân hàng 65
3.2.2. Nâng cao chất lượng tín dụng 66
3.2.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 66
3.2.4. Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng 68
3.2.5. Đa dạng hóa sản phẩm cho vay tiêu dùng 69
3.3. Kiến nghị 69
3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ và các bộ ngành liên quan 69
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 70
3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Hàng Hải ( Maritime Bank) 71
KẾT LUẬN 72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 73

CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Khái quát về ngân hàng thương mại
1.1.1. Khái niệm về ngân hàng thương mại
Ngân hàng là một trong những tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế. Ngân hàng đóng vai trò là người thủ quỹ cho toàn xã hội. Ngân hàng là trung gian tài chính cung cấp các khoản tín dụng trả góp cho người tiêu dùng với quy mô lớn nhất. Ngân hàng cũng là một trong những tổ chức tài chính cung cấp vốn lưu động quan trọng nhất cho các doanh nghiệp. Ngoài ra, các khoản tín dụng của ngân hàng cho Chính phủ là nguồn tài chính quan trọng để đầu tư phát triển. Ngân hàng thực hiện các chính sách kinh tế, đặc biệt là chính sách tiền tệ; đây là một kênh quan trọng của chính sách kinh tế của Chính phủ nhằm ổn định nền kinh tế.
Ngân hàng là loại hình tổ chức có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế nói chung và đối với từng cá nhân trong cộng đồng xã hội nói riêng.
Ngân hàng là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất - đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kì một tổ chức nào trong nền kinh tế .
Có nhiều cách định nghĩa về ngân hàng thương mại, dựa trên các cách tiếp cận khác nhau. Ở Việt Nam: theo pháp lệnh ngân hàng ngày 23/5/1990 của hội đồng Nhà nước Việt Nam xác định: Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi từ khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán.
1.1.2. Vai trò của ngân hàng thương mại
Các ngân hàng thực hiện nhiều vai trò khác nhau trong nền kinh tế mới có thể duy trì khả năng cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Ngân hàng là tổ chức trung gian tài chính, thực hiện chuyển tiết kiệm thành đầu tư. NHTM huy động và tập trung các nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế; mặt khác với số vốn này NHTM sẽ đáp ứng được nhu cầu vốn của nền kinh tế để sản xuất kinh doanh. Qua đó nó tập trung vốn cho nền kinh tế, thúc đẩy kinh tế phát triển. Hiện nay, vai trò trung gian này trở nên phong phú hơn với việc phát hành thêm cổ phiếu, trái phiếu,… NHTM có thể làm trung gian giữa công ty và các nhà đầu tư; chuyển giao mệnh lệnh trên thị trường chứng khoán; đảm nhận việc mua bán trái phiếu công ty…
- Vai trò thanh toán: Thay mặt khách hàng, ngân hàng thực hiện thanh toán cho việc mua hàng hóa, dịch vụ như bằng cách phát hành, bù trừ séc; cung cấp mạng lưới thanh toán điện tử, kết nối các quỹ và phân phối tiền.
- Vai trò người bảo lãnh: Ngân hàng cam kết trả nợ thay cho khách hàng khi khách hàng mất khả năng thanh toán
- Vai trò đại lý: thay mặt khách hàng, ngân hàng quản lý và bảo vệ tài sản của khách hàng, phát hành hay chuộc lại chứng khoán
- Vai trò thực hiện chính sách tiền tệ : thực hiện các chính sách kinh tế của Chính phủ, góp phần điều tiết sự tăng trưởng kinh tế và theo đuổi các mục tiêu xã hội.
- Đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy lùi và kiềm chế lạm phát, từng bước duy trì sự ổn định giá trị đồng tiền và tỉ giá, góp phần cải thiện kinh tế vĩ mô, môi trường đầu tư và sản xuất kinh doanh;
1.1.3. Chức năng của Ngân hàng thương mại

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời bạn xem lại bài đầu để tải nhé
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top