Download miễn phí Tiểu luận Quặng đồng và quặng đồng ở Việt Nam Phương pháp chế biến để thu CuSO4 tinh thể và Cu kim loại





Mục lục
I. Quặng đồng
1. Sơ lược về kim loại đồng
2. Sơ lược về quặng đồng
3. Quặng đồng ở Việt Nam
a. Vùng tụ khoáng Sinh Quyền (Lào Cai)
b. Vùng tụ khoáng Bản Phúc (Sơn La)
c. Vùng tụ khoáng Vạn Sài (Sơn La)
d. Hai điểm quặng Hồng Thu và Quang Tân Trai (Lai Châu)
e. Điểm quặng Bản Giàng (Sơn La)
f. Vùng tụ khoáng đồng Suối Nùng (Quảng Ngãi)
4. Tình hình khai thác và sản xuất các sản phẩm đồng tại Việt Nam
a. Mỏ đồng Sinh Quyền
b. Mỏ đồng Bản Phúc
5. Vấn đề quặng thải và sản phẩm đi kèm
6. Vấn đề thuốc tuyển
7. Tình hình thị trường
II. Phương pháp điều chế đồng từ quặng đồng
1. Nguyên liệu
a. Quặng và tinh quặng đồng
b. Quặng và tinh quặng đồng ở Việt Nam
c. Phế liệu chứa đồng
2. Thực trạng khai thác và chế biến đồng
a. Công nghệ chế biến quặng đồng
b. Tình hình khai thác và sản xuất tại Việt Nam
3. Phương pháp thủy luyện đồng
a. Cơ sở lý thuyết
b. Thiết bị và công nghệ thủy luyện đồng
c. Các chỉ tiêu kinh tế và kĩ thuật
d. Phương hướng phát triển thủy luyện đồng
4. Các phương pháp tinh luyện đồng
a. Hỏa tinh luyện đồng
b. Điện phân luyện đồng
c. Phương hướng phát triển tinh luyện đồng
 
III. Phương pháp điều chế CuSO4 tinh thể.
1. Sơ lược về đồng sulfat
2. Phương pháp điều chế đồng sulfat tinh thể
 
IV. Kết luận
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

huyển bằng tàu thuyền theo Sông Đà, từ Tà Khoa qua đập thuỷ điện Hoà Bình đến Hải Phòng (khoảng 400 km).Khối núi quặng Bản Phúc là một trong những khối núi quặng hình elip lớn nhất, dài 940 m, rộng 440 m, có tổng diện tích 0,248 km2.
Các nghiên cứu địa chất cho thấy, thân quặng chính của mỏ Bản Phúc gồm chủ yếu là pyrhotit, pentlandit và chalcopyrite.Quặng phân tán rải rác xung quanh thân quặng chính, ngoài đồng còn chứa các khoáng với thành phần Fe, Zn, Pb, Co, Ni,... như sau: pyrit, sphalerit, galen, nicolit, skuterudit, ramebergit, violarite, thạch anh,...
Tổng trữ lượng vùng tụ khoáng Bản Phúc ước đạt 3 triệu tấn quặng, với trữ lượng kim loại trong quặng khoảng 200.000 tấn Ni-Cu. Trữ lượng đã khảo sát và chứng minh được là : 115.000 tấn Ni, 41.000 tấn Cu, 161.000 tấn lưu huỳnh, 3.400 tấn Co, 14 tấn Te , 67 tấn Se.
Vùng tụ khoáng Vạn Sài (Sơn La)
Vùng tụ khoáng Vạn Sài thuộc Sơn La, trữ lượng ước tính khoảng 811 tấn, hàm lượng Cu đạt 1,53%.
Hai điểm quặng Hồng Thu và Quang Tân Trai (Lai Châu)
Hai điểm quặng Hồng Thu và Quang Tân Trai thuộc tỉnh Lai Châu, đã được khai thác từ thời xa xưa. từ những năm 1990 trở lại đây, dân địa phương vẫn khai thác tự do để lấy quặng đồng chất lượng cao.
Điểm quặng Bản Giàng (Sơn La)
Điểm quặng Bản Giàng thuộc Sơn La có quặng đồng tự sinh.
Vùng tụ khoáng đồng Suối Nùng (Quảng Ngãi)
Vùng tụ khoáng đồng Suối Nùng thuộc tỉnh Quảng Ngãi mới được phát hiện. Thành phần khoáng vật chủ yếu là chalcopyrit với hàm lượng Cu đạt 1,04%, ngoài ra còn có bạc, vàng, arsen, thiếc, vonfram. Ước tính, trữ lượng đồng khu vực này có thể lên đến vài trăm ngàn tấn.
Ngoài các vùng quặng chính như trên, còn có rất nhiều điểm quặng khác phân bố rải rác ở các tỉnh Thanh Hóa, Lạng Sơn, Lào Cai.
4. Tình hình khai thác và sản xuất tại Việt Nam
Hiện nay, các mỏ trữ lượng nhỏ dạng khoáng cacbonat đã được các địa phương khai thác và chế biến theo phương pháp thủ công, đơn giản. Sản phẩm là các loại muối đồng phục vụ trực tiếp cho ngành nông nghiệp.
Mỏ đồng Sinh Quyền
Trước đây, mỏ đồng Sinh Quyền Xí nghiệp liên doanh giữa công ty kim loại màu Thái Nguyên và công ty khoáng sản Lào Cai khai thác quặng và tuyển thành tinh quặng đồng có hàm lượng 18-20% Cu nhằm mục đích xuất khẩu. Xí nghiệp liên doanh được nhà nước cho phép khai thác một khối lượng quặng nguyên sinh là 615.000 tấn, tương ứng 9.796 tấn đồng kim loại, chiếm khoảng 1,8% trữ lượng toàn mỏ. Xí nghiệp liên doanh này được xây dựng năm 1982, năm 1994 bắt đầu đi vào hoạt động. Mỗi năm Xí nghiệp sản xuất khoảng 3.200 tấn tinh quặng với hàm lượng trung bình 18% Cu. Do xí nghiệp liên doanh có quy mô nhỏ, thiết bị nhỏ lẻ nên khó đầu tư chiều sâu hay mở rộng. Vì vậy,cuối năm 2000 chính phủ đã có quyết định thực hiện dự án đầu tư tổ hợp đồng Sinh Quyền.
Sáng 17-9-2003 tại huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, Tổng công ty Khoáng sản VN đã khởi công xây dựng dự án tổ hợp đồng Sin Quyền, dự án kim loại màu lớn nhất nước ta từ trước đến nay.
Mỏ đồng Sin Quyền được phát hiện năm 1961. Theo kết quả khảo sát, thăm dò trữ lượng quặng đồng tại mỏ là trên 50 triệu tấn, đủ khai thác trong vòng 50 năm.
Tổ hợp đồng Sinh Quyền được xây dựng với sự giúp đỡ kỹ thuật của Trung Quốc, đã di vào hoạt động năm 2006. Các thông số chủ yếu của dự án đồng như sau: - Địa điểm: Mỏ và xưởng tuyển tại xã Cốc Mì, huyện Bát Xát, Lào Cai. Nhà máy luyện đồng tại khu vực xã Tà Loỏng, huyện Cam Đường. - Công nghệ khai thác: lộ thiên kết hợp với hầm lò. Nếu mỏ khai thác với sản lượng 1,0 - 1,5 triệu tấn quặng /năm thì thời gian khai thác là 40 năm, trong đó 16 năm khai thác lộ thiên và 24 năm khai thác hầm lò. - Công nghệ tuyển khoáng bao gồm các bước sau: đập nghiền - tuyển nổi lấy tinh quặng thô - nghiền lại tinh quặng thô - tuyển nổi chọn riêng tinh quặng đồng, tinh quặng pyrit, tinh quặng đất hiếm. Quặng đuôi cho qua tuyển từ để thu hồi tinh quặng sắt. Công nghệ khử nước được thực hiện theo hai giai đoạn cô đặc và lọc. Tinh quặng đồng được làm khô bằng máy lọc sứ. - Công nghệ luyện kim: áp dụng phương pháp Thuỷ Khẩu Sơn (luyện bể) của Trung Quốc, thổi luyện sten đồng trong lò để chuyển ra đồng thô rồi tinh luyện bằng điện phân, xử lý bùn dương cực để thu hồi vàng bạc. Thu hồi khí lò luyện kim có chứa khí SO2 để sản xuất axit sunfuric. Nhà máy luyện đồng đặt tại Tằng Loỏng cách mỏ 65km, được trang bị các thiết bị luyện đồng theo công nghệ mới nhất của Trung Quốc. Mỗi năm nhà máy luyện 420.000 tấn tinhquặng đồng để ra được 10.200 tấn kim loại đồng với hàm lượng 99,95%; 340kg vàng (99,95%), 113.200 tấn tinh quặng sắt, 145kg bạc và 40.000 tấn sulfuric acid. Dự án có số vốn đầu tư 987,2 tỉ đồng (trong đó có 40,5 triệu USD) vay vốn ưu đãi của Trung Quốc, thông qua việc mua thiết bị và công nghệ .
- Sản lượng khai thác của tổ hợp đồng Sinh Quyền dự kiến là 1,0 đến 1,2 triệu tấn quặng nguyên khai. - Sản lượng hàng năm của nhà máy tuyển dự kiến sẽ là:
+ Tinh quặng đồng 25,6% Cu: 42.900 tấn
+ Tinh quặng pyrit 40% S: 17.600 tấn
+ Tinh quặng manhêtit 65% Fe: 89.300 tấn
+ Tinh quặng đất hiếm 60% ReO: 2740 tấn
- Sản lượng hàng năm của nhà máy luyện kim dự kiến là:
+ Đồng điện phân 99,95%: 10.571 tấn
+ Vàng thỏi 99,95% Au: 367 kg
+ Bạc thỏi 99,95% Ag: 206 kg
+ Axit sunfuric 98%: 39.943 tấn
Mỏ đồng Bản Phúc
Mỏ Bản Phúc có trữ lượng đồng chỉ bằng 1/10 so với mỏ Sinh Quyền. Tại đây, có thể cân đối đầu tư nhà máy khai thác-tuyển để sản xuất tinh quặng đồng đạt hàm lượng 25% Cu, với công suất tuyển quặng nguyên khai khoảng 150.000 tấn /năm, tương đương 6.000 tấn tinh quặng đồng /năm. Cuối năm 2002, Quốc hội và Chính phủ đã xem xét phê duyệt dự án thuỷ điện Sơn La. Nếu dự án thủy điện Sơn La được hoàn thành (theo kế hoạch vào năm 2006) thì tại mỏ đồng Bản Phúc có thể xây dựng nhà máy luyện đồng với công suất khoảng 1.000 tấn /năm.
5. Vấn đề quặng thải và sản phẩm đi kèm
Trong các sản phẩm của nhà máy tuyển quặng đồng, một số sản phẩm đi kèm như tinh quặng pyrit, tinh quặng sắt và tinh quặng đất hiếm hiện còn khó khăn về đầu ra: tiêu thụ trong nước tương đối khó, còn thị trường xuất khẩu chưa có. Nhưng nếu không tận dụng các loại tinh quặng này thì hiệu quả kinh tế của dự án có thể giảm. Vì vậy, có những ý kiến cho rằng nên có phương án tạm trữ số tinh quặng pyrit và tinh quặng sắt cho đến khi đạt khối lượng đủ lớn thì sẽ tận dụng để sản xuất gang thép và axit sunfuric.
Hiện tại có một vài phương án tận dụng quặng thải quy mô nhỏ. Ví dụ, năm 1999, Viện khoa học công nghệ mỏ đã nghiên cứu phát triển dây chuyền sản xuất bột manhêtit siêu mịn làm chất tạo huyền phù tuyển than, sử dụng quặng thải đồng Sinh Quyền.
Trong những năm qua, dây chuyền trên đã sản xuất được hàng trăm tấn quặng manhêtit siêu mịn từ quặng thải đồng Sinh Quyền, chủ động cung cấp cho hai nhà máy tuyển than Hòn Gai và Cửa Ông, chất lượng tương đương manhêtit nhập từ CHLB Nga, giá thành thấp. Trên thực tế, manhêtit siêu mịn sản xuất từ nguồn quặng Sin...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Dự án nghiên cứu khai thác tuyển tinh quặng và sản xuất khoáng sản đồng thương phẩm Tài liệu chưa phân loại 0
C Nghiên cứu khả năng giải phóng kim loại nặng từ các bãi thải, đuôi quặng nghèo đồng sunfua Khoa học Tự nhiên 0
D Tìm hiểu quy trình làm giàu và tách quặng Monazite từ sa khoáng ở Thừa Thiên Huế và tách tổng oxit đất hiếm từ quặng Monazite Khoa học Tự nhiên 0
D Sản xuất H2SO4 từ quặng PYRIT Khoa học kỹ thuật 0
N Tính toán thiết kế cải tiến dây chuyền tuyển quặng Apatit ở công ty Apatit Việt Nam Kiến trúc, xây dựng 2
D Nghiên cứu quá trình hấp phụ asen và một số chất ô nhiễm trong nước trên quặng laterit biến tính với Luận văn Sư phạm 0
Q Một số nghiên cứu về chế biến quặng và xử lý thải của Viện công nghệ xạ hiểm Luận văn Kinh tế 0
C Tìm hiểu về dây chuyền công nghệ sản xuất thuốc Tuyển Quặng Luận văn Kinh tế 0
S Các yếu tố cấu trúc khống chế quặng hóa thiếc và VOLFRAM nội sinh khu vực Đại Từ - Tam Đảo Luận văn Sư phạm 2
T Điều chế mangan điôxit điện giải phục vụ cho sản xuất pin từ quặng pyroluzit Tuyên Quang Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top