Download miễn phí Bài giảng Địa chất công trình & địa chất thủy văn





Nước ngầm vận động dưới tác dụng của chênh lệch mực nước, nó chảy từ nơi có mực nước ngầm cao hơn đến nơi có mực nước ngầm thấp hơn.
Do không có tầng cách nước phía trên nên nước mưa, nước mặt ở trên có thể dễ dàng tấm qua đới thông khí cuống cung cấp cho nước ngầm trên toàn bộ diện tích miền phân bố của nó. Chính đặc điểm này làm cho động thái nước ngầm (tức là sự biến đổi mực nước, lưu lượng, nhiệt độ, thành phần của nước theo thời gian) biến đổi mạnh mẽ theo các yếu tố khí tượng thuỷ văn
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

u vực có ảnh hưởng rất lớn đến chế độ dòng chảy. Những lưu vực kéo dài, các nhánh sông phân bố đều làm cho dòng chảy ổn định và điều hòa hơn. Khi nghiên cứu ảnh hưởng của hình thái lưu vực đến chế độ dòng chảy người ta quan tâm đến mật độ dòng chảy (là tỉ số giữa km dòng chảy trên một đơn vị diện tích lưu vực.
Trong đó: L- tổng chiều dài lưu vực(km); Fn- diện tích tiết diện lưu vực (km2).
Độ dốc của thung lũng sông cũng ảnh hưởng đố chố độ của dòng chảy. Những sông dốc nước thường thoát nhanh và hay gây lũ, những sông có độ dốc nhỏ nước thường điều hòa hơn.
Các nhân tố địa chất, địa chất thủy văn ảnh hưởng đến dòng chảy phải kể đến tính chất của đất đá và cấu trúc địa chất của lưu vực sông. Ở những vùng phát triển đá nứt nẻ, dễ thấm nước, hay các đá phát triển Kacstơ thường dòng mặt kém phát triển.
Lớp phủ thực vật ngoài tác dụng ngăn cản dòng nước, nó còn tạo điều kiện cho nước ngấm xuống đất. Cho nên các vùng thảm thực vật phát triển dòng chảy điều hòa hơn, hệ số dòng chảy nhỏ hơn ở những vùng không có thảm thực vật che phủ.
Hoạt động của con người có ý nghĩa rất quan trọng trong cải tạo dòng chảy. Con người có thể bắt dòng chảy hoạt động theo ý mình. Ở những vùng địa hình dốc người ta làm ruộng bậc thang cản trở dòng chảy, chống xói mòn. Các hệ thống đê điều bắt dòng chảy chảy theo hướng qui định. Những hệ thống thủy lợi, hệ thống kênh mương ngoài việc sử dụng nước để tưới, để phát điện, còn có tác dụng quan trọng là điều hòa dòng chảy, phân phối chúng phục vụ lợi ích cho con người.
§3. CÁC KIỂU NGUỒN GỐC CHỦ YẾU CỦA NƯỚC DƯỚI ĐẤT
Khái niêm cơ bản về nước dưới đất:
Nước dưới đất bao gồm các loại nước có trong lỗ rỗng, khe nứt và các hang hốc của các lớp đất đá. Nước còn tham gia vào thành phần cấu tạo mạng tinh thể của khoáng vật tạo ra các đá.
Lượng nước ngấm dưới đất nhiều hay ít tuỳ từng trường hợp vào điều kiện cụ thể của từng nơi (địa hình, thành phần đất đá, lượng mưa …)
Nước dưới đất có ảnh hưởng rất mạnh đến tính chất vật lý và cơ học của đất đá :
Chúng làm thay đổi trạng thái, độ bền và tính biến dạng, tính ổn định của khối đất
Gây ra các tác dụng hoà tan, ăn mòn hay cuốn trôi các hạt đất theo dòng thấm
Là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra hiện tượng lún, trượt đất đá ở mái dốc, hiện tượng cát chảy hay xói ngầm…
Gây khó khăn cho việc thi công hố móng, làm mất ổn định nền móng công trình.
Nước dưới đất là nguồn tài nguyên rất quý giá, phục vụ đời sống cho con người, cho sự tồn tại và phát triển nền công nghiệp và nông lâm nghiệp…
Theo nguồn gốc và điều kiện hình thành nước dưới đất được chia thành những loại sau tạo
Nước có nguồn gốc khí quyển (nước thấm)
Được thành tạo do nước khí quyển ngấm vào trong đất đá, do nước sông hồ…, chảy theo các khe nứt, lỗ hổng của đất đá hay hơi nước xâm nhập từ không khí rồi ngưng tụ lại
Nước được thành tạo trong quá trình trầm đọng các trầm tích trong các bồn chứa nước ngọt cũng đươc xếp vào nguồn gốc này. Tuy nhiên sự thấm của nước mưa và nước mặt có ý nghĩa quan trọng nhất trong việc thành tạo nước có nguồn gốc khí quyển vì vậy người ta gọi nước có nguồn gốc khí quyển còn gọi là nước thấm.
Quá trình cơ bản quyết định thành phần hoá học của nước có nguồn gốc thấm là sự hoà tan và rửa lũa đất đá, sự hoà lẫn với nước có nguồn gốc khác nhau, sự trầm đọng muối; sự cô đặc do bốc hơi, quá trình hoá lí hoá keo và hoạt động của vi sinh vật
Nước có nguồn gốc biển (nước trầm tích)
Nước được hình thành trong quá trình thành tạo đất đá trầm tích ở đại dương, biển, vũng vịnh. Khác với nước mưa, nước sông, nước đại dương hiện đại có thành phần clorua natri, chứa một hàm lượng ion sunfat và magie cao. Hiện nay trong nước các đại dương người ta tìm thấy 75 nguyên tố hóa học. Vì vậy, thành phần hoá học rất phức tạp.
Sự biến đổi thành phần hóa học của nước đại dương bắt đầu trong các loại bùn ở đáy. Do sự vận động kiến tạo, sự thành tạo các tầng trầm tích ở bên trên, quá trình biến đổi của nước có nguồn gốc biển xâm nhập từ đại dương, biển, vũng vịnh vào các đá đã được thành tạo hay nước bị ép đẩy ra từ các đá bị nén chặt (sét kết, cát kết) thúc đẩy quá trình thay thế nước có nguồn gốc thấm đã có từ trước, sự pha trộn và trao đổi cation…
Nước có nguồn gốc macma (nước nguyên sinh)
Là nước nguyên sinh được tách ra từ các thể nóng chảy macma trong quá trình hoạt động núi lửa hay quá trình hoạt động của thể macma xâm nhập và phun trào
Nước được thành tạo do kết hợp giữa oxy và hydro dưới nhiệt độ cao và áp suất lớn trong quá trình phun trào hay phun nghẹn của núi lửa dưới dạng hơi và ngưng đọng, được tàng trữ trong các đới nứt nẻ, hang, hốc. Thành phần NNNGNS bao gồm nước nhạt tinh khiết, hay nước khoáng và hay nước nóng, nhưng luôn không bị hiễm khuẩn. Loại nước ngầm này phân bố ở khắp nơi có hoạt động núi lửa: miền núi, trung du, ven biển, đáy biển, trong hang, trên sa mạc, thảo nguyên và ở cả các đồng bằng ( các vùng nước khoáng nóng ở Thái Bình, Thanh Hoá,.v.v.). NNNGNS cung cấp nước cho mọi sông, suối, cho các cao nguyên ở cao hơn mực nước biển nhiều ngàn mét thông qua các điểm lộ của miệng núi lửa hay các đứt gẫy, khe nứt liên quan. Ở miền núi, NNNGNS cung cấp nước cho các khe suối trên mặt đất thông qua các họng núi lửa, các đứt gẫy sâu có lấp đầy đá mạch bị phong hoá. Khái niệm " Nước ngầm nguồn gốc nội sinh" cho phép tìm nước cho sinh hoạt và sản xuất ở các vùng núi cao ( như ở Pêru, Mexico, các cao nguyên), vùng đá vôi ( Cao nguyên đá vôi Đồng Văn, ...) , vùng sa mạc ( Xa mạc Trắng, Xahara, ...) bằng việc tìm các họng núi lửa trẻ phân bố tại giao điểm của các đứt gẫy sâu; Với các cao nguyên đá vôi ở Việt Nam ( Lục Khu, Đồng Văn, Mèo Vạc) còn đòi hỏi thêm một số điều kiện biên nữa: Các khối xâm nhập nông, các họng núi lửa phải đủ lớn để có nhiều nước,và lấp đầy các khe nứt trong đá vôi để nước đã được tạo ra khỏi bị ngấm hết xuống dưới. Vì vậy, việc tìm nước ngầm cho các cao nguyên đá vôi ( Lục Khu - Cao Bằng, Đồng Văn, Mèo Vạc, Quản Bạ - Hà Giang) khó và rủi ro cao hơn tìm vàng.
Trong giai đoạn đầu tạo thành quả đất nước nguyên sinh được thành tạo với một lượng lớn. Hiện nay, sự thành tạo nước nguyên sinh được tác ra từ đá mác ma là không đáng kể, chỉ chiếm khoảng 5-10% nước dưới đất
Nước có nguồn gốc biến chất (nước thứ sinh)
Là nước tái sinh hay tách được ra từ vỏ hydrat của hạt đất, khoáng vật, trong quá trình biến chất nhiệt hay biến chất động lực (do áp suất lớn). Trước khi trở thành thành phần của các mạng tinh thể hay đất đá chúng tham gia vào vòng tuần hoàn chung của nước và theo nguồn gốc có thể là nước có nguồn gốc thấm hay nguồn gốc trầm tích.
Nước thứ sinh thành tạo mãnh liệt nhất trong qu
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top