nik.gialai

New Member

Download miễn phí Tiểu luận Nguồn gốc và quá trình phát triển của kiến trúc nhà ở dân gian truyền thống người Việt





Khi phân tích cấu tạo kiến trúc liên kết của cột giữa, kèo và đòn đông
của 373 trường hợp vì kèo loại 1 cho thấy cấu trúc với một thanh gỗ tròn ngắn đặt
vuông góc với đầu cột giữa rồi gác kèo lên trên (ảnh 1) là kỹ thuật nguyên thủy cổ
điển nhất. Tại đây, các cấu kiện được liên kết với nhau mà hoàn toàn không sử
dụng đến kỹ thuật lắp ráp mộng. Về sau, một tấm gỗ hình tam giác bản dầy từ 3 -4cm (cánh dơi) đã thay thế cho vai trò của thanh gỗ tròn nêu trên đã được lắp
mộng trực tiếp vào đầu cột giữa tạo nên một điểm tựa thật chắc chắn để gác kèo
(ảnh 2). Trong một số trường hợp cả xà nối các cột giữa của các vì kèo với nhau
cũng được lắp mộng vào đầu cột. Nhờ kỹ thuật này mà chiều rộng của bước cột và
bước gian ngày càng được mở rộng. Có thể cho rằng, người Việt đã đem kỹ thuật
xẻ mộng đầu cột - một kỹ thuật truyền thống lâu đời từ miền bắc du nhập vào miền
trung và miền nam. Nhờ việc áp dụng những kỹ thuật này mà nhà ở dân gian tại
đây được xây dựng với qui mô lớn hơn trước, và đặc biệt lớn hơn cả nhà ở dân
gian tại miền bắc. Dần dần, ngay cả tấm gỗ hình tam giác cũng được lược bỏ và
liên kết của hai thanh kèo ở nóc mái, cũng như cả đòn đông đều được lắp mộng
vào đầu cột (ảnh 3)



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

trùng tu và bảo tồn.
4
tiên6. Không gian hai bên và phía trước của bàn thờ được đặt các bộ phản hay bàn
ghế là nơi tiếp khách và chỗ ngủ của chủ nhà.
Vì kèo là yếu tố cơ bản để tạo nên cấu trúc của một ngôi nhà. Mỗi bước cột
có hai vì kèo nằm theo chiều sâu của nhà với cột được đặt trực tiếp lên chân đá
tảng. Thông thường trong một vì kèo, câu đầu là ranh giới phân chia vì thân và vì
nóc. Đối với vì thân có thể chia thành năm loại hình cơ bản dựa trên bố cục của
các cột trong một vì kèo (hình 1). Bên cạnh đó, vì nóc cũng được chia thành bốn
loại hình chính (hình 2).
Sau khi phân tích tư lệu điền dã của 1700 ngôi nhà tại bốn tỉnh miền bắc
(Bắc Ninh, Hà Tây, Nam Định và Thanh Hoá) có thể nêu lên một số đặc trưng
kiến trúc của các hình thức vì kèo như sau:
Nhìn chung, vì thân loại 1 thường được xây dựng tại những ngôi nhà có qui
mô lớn, với kích thước cột lớn (đường kính cột cái nằm trong khoảng từ
270~360mm), bước cột và bước gian rộng (chiều rộng giữa hai cột cái trong một
vì kèo lớn hơn 2600mm). Vì thân loại này thường sử dụng những kỹ thuật kết cấu
gỗ đơn giản, các thành phần cấu kiện có kích thước mập mạp với hình dáng ít cách
điệu và điêu khắc trang trí. Cấu tạo kiến trúc liên kết giữa cột cái, kẻ ngồi và câu
đầu được sử dụng kỹ thuật chồng đè, ít sử dụng đến kỹ thuật xẻ mộng. Vì thân loại
này có số lượng hiếm (dưới 10%), chỉ xuất hiện chủ yếu ở Bắc Ninh và một số ít
tại Hà Tây. Có thể nói đây là hình thức ít phổ biến. Một số ngôi nhà có hình thức
này có thể đã được xây dựng vào cuối thế kỷ 17 hay đầu thế kỷ 18 nhưng cho đến
nay vẫn chưa tìm thấy những cơ sở xác thực để chứng minh năm xây dựng này.
Tuy nhiên, dựa trên những đánh giá về hiện trạng cũng như kỹ thuật kết cấu vẫn
có thể kết luận đây là hình thức vì kèo cổ điển nhất của nhà ở dân gian miền bắc.
Khác với loại 1, vì thân loại 2 được xuất hiện khá phổ biến tại Bắc Ninh và
Hà Tây. Hình thức này xuất hiện ở cả những ngôi nhà với qui mô lớn, vừa và nhỏ.
Xét dưới góc độ kết cấu, loại hình này có cấu trúc ổn định hơn nhiều so với vì thân
loại 1. Trên thực tế, vì thân loại 2 đã sử dụng cột có đường kính nhỏ hơn và dài
hơn. Kể cả các thành phần cấu kiện khác (kẻ ngồi, xà) cũng có kích thước mảnh
mai hơn so với loại 1. Ngoài ra, ở đầu các cột đã sử dụng kỹ thuật xẻ mộng để liên
kết câu đầu, xà và kẻ ngồi. Mặc dù số liệu điều tra cho thấy một vài ngôi nhà được
xây dựng trong thế kỷ 18, nhưng đa số chúng được xây dựng trong thế kỷ 19, và
còn tồn tại cả đến nửa đầu thế kỷ 20. Rõ ràng, vì kèo loại 2 mang tính phổ cập và
6
Tại một số nhà bàn thờ được đặt ở cả ba gian của gian giữa.
5
được duy trì lâu hơn loại 1. Kết hợp những yếu tố trên và việc loại 2 đã sử dụng
những kỹ thuật tiên tiến hơn loại 1 có thể kết luận rằng loại hình này đã được ra
đời sau loại 1 và được phổ cập trong một khoảng thời gian dài.
Hình 1: Các loại vì thân của nhà ở dân gian miền bắc
Vì thân loại 3, là hình thức vì kèo trốn cột, được xuất hiện phổ biến ở cả
bốn tỉnh. Nhìn chung, vì thân loại này được xuất hiện trong những ngôi nhà với
qui mô nhỏ. Việc trốn đi một hay hai cột trong một vì kèo, cũng như lược bớt
một vài thanh xà đã thể hiện một bước tiến vượt bậc về mặt kỹ thuật kết cấu so với
các hình thức loại 1 và loại 2. Dựa trên những số liệu điều tra về năm xây dựng, có
thể cho rằng loại hình này bắt đầu được xây dựng phổ biến từ khoảng đầu thế kỷ
19.
Thông qua việc bỏ đi một số cột tại các vị trí khác nhau trong vì kèo loại 3,
đã tạo nên những không gian phong phú. Cụ thể là, vì thân loại 3(1) với cấu trúc
trốn một cột cái phía trước đã tạo nên một không gian rộng nằm trước bàn thờ tổ
tiên ở gian giữa, tạo nên một không gian sinh hoạt và không gian tiến hành các
nghi lễ gia đình được tiến hành thuận tiện hơn. Ngược lại, với cấu trúc trốn một
cột cái phía sau, vì thân loại 3(2) đã mở rộng cho không gian đặt bàn thờ và nơi
tiến hành nghi lễ. Trong trường hợp này xuất hiện sự ngăn cách rõ ràng giữa
6
không gian sinh hoạt và không gian thờ cúng, nghi lễ bằng hệ thống cửa bức bàn
nằm ở hàng cột cái phía trước. Vì thân loại 3(3) với cấu trúc trốn một cột quân
phía trước là hình thức chuyển tiếp trong quá trình hình thành khái niệm không
gian của hai hình thức 3(1) và 3(2) nêu trên. Vì thân loại 3(4) với cấu trúc trốn
một cột quân phía trước và một cột cái phía sau được xem như là hình thức hoàn
thiện cuối cùng của quá trình phát triển này. Bên cạnh những yếu tố truyền thống,
vì thân loại 3 cũng được xem như là đại biểu của những hình thức kiến trúc mới.
Cũng cần lưu ý rằng, tất cả những trường hợp có vì thân loại này đều được xây
dựng với qui mô nhỏ, cũng như sử dụng nhiều chi tiết trang trí có niên đại muộn,
đôi khi còn đơn giản hóa các chi tiết cấu kiện.
Vì thân loại 4 cũng được xuất hiện ở cả bốn tỉnh điều tra, nhưng tại nơi nào
cũng đều có số lượng ít hơn 5%. Nó thường được xây dựng tại những ngôi nhà có
qui mô vừa phải. Việc lược bỏ xà lòng liên kết giữa hai cột cái trong vì kèo đã làm
cho hình thức này có nét đặc trưng tương đồng với kiến trúc được sử dụng phổ
biến trong các công trình tín ngưỡng công cộng như đình, đền, chùa. Trên thực tế,
một số các ngôi nhà ban đầu được xây dựng với hình thức vì thân loại 2 về sau khi
chuyển đổi chức năng sử dụng từ nhà ở sang nhà thờ họ, hay khi trong nhà có
người thi đỗ trạng nguyên họ đã tháo bỏ đi xà lòng. Cũng có không ít những ngôi
nhà được xây dựng với vì thân loại 4 ngay từ ban đầu, và được gọi là nhà lòng
thuyền7. Cho đến nay chưa tìm thấy ngôi nhà nào thuộc loại này được xây dựng
trước thế kỷ 19, đa số trường hợp sử dụng vì thân loại này ngay từ thời điểm ban
đầu đều là những ngôi nhà được xây dựng trong khoảng cuối thế kỷ 19 đến nửa
đầu thế kỷ 20. Do đó, mặc dù hình thức này đã được phổ biến trong các công trình
công cộng từ trước đó rất lâu, nhưng nó mới được du nhập và phổ cập trong kiến
trúc nhà ở dân gian từ khoảng nửa sau thế kỷ 19, khi chế độ phong kiến cuối cùng
ở nước ta bước vào giai đoạn suy thoái.
7
Theo những lời lưu truyền trong dân gian thì trước kia chỉ có vua và các quan triều đình mới được
xây dựng nhà lòng thuyền.
7
Hình 2: Các hình thức vì nóc của nhà ở dân gian miền bắc
Tại Bắc Ninh và Hà Tây, vì thân loại 5 đa số được sử dụng để xây dựng
nhà tiền tế8 hay nhà thờ. Thông thường chúng đều có qui mô nhỏ ba gian. Ngược
lại, tại Nam Định và Thanh Hóa nó được xây dựng như những ngôi nhà ở năm
gian thông thường. Điều này cho thấy, hình thức vì thân này đã được sử dụng để
xây dựng những công trình có chức năng sử dụng khác nhau. Tuy nhiên, cho đến
nay chưa tìm thấy trường hợp ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Giáo trình kiểm định và truy xuất nguồn gốc thực phẩm Nông Lâm Thủy sản 0
D Những quá trình sản xuất cơ bản CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT PHÂN ĐẠM URE VÀ CÁC CHẤT THẢI ĐẶC TRƯNG, NGUỒN GỐC CỦA CHẤT THẢI Khoa học Tự nhiên 0
N Nguồn gốc lợi nhuận và vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn hiệ Công nghệ thông tin 0
S Nguồn gốc và bản chất của lợi nhuận là gì và lợi nhuận đóng vai trò như thế nào trong sự phát triển Luận văn Kinh tế 0
D Khảo sát quy trình sản xuất tôm sú cấp đông IQF và truy xuất nguồn gốc nguyên liệu tại Công ty Cafat Công nghệ thông tin 0
N Nghiên cứu sử dụng các vật liệu có nguồn gốc tự nhiên của Việt Nam để xử lý kim loại nặng và Amoni t Luận văn Sư phạm 0
Y Nghiên cứu và sử dụng một số vật liệu hấp phụ có nguồn gốc tự nhiên để hấp phụ kim loại nặng trong c Luận văn Sư phạm 0
C Tìm hiểu nguồn gốc và tái hiện lịch sử ô nhiễm của các độc chất hữu cơ đa vòng thơm ngưng tụ trên cơ Luận văn Sư phạm 0
C Truyện thơ một số nước ở Đông Nam Á nguồn gốc và đặc trưng thể loại Luận văn Sư phạm 2
C Quan hệ xã hội giữa nhà quản lý và nhóm công nhân có nguồn gốc từ nông thôn Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top