sosof_solo

New Member

Download miễn phí Thực hành làm hambuger





- Trong quá trình chuẩn bị bột nhào có thể vận dụng các yếu tố nhiệt độ, nồng độ muối ăn, cường độ bột nhào để cải thiện tính chất vật lí của gluten thông thường nhiệt độ khoảng 300C. Nếu giảm nhiệt độ nhào thì gluten trở nên chặt hơn và ngược lại. Nếu tăng nhiệt độ nhào thì gluten nở nhanh nhưng khả năng giữ khí kém và bánh ít nở.
- Dextrin ít liên kết với nước, do đó khi nhào bột có hàm lượng dextrin cao thì ruột bánh chặt và kém đàn hồi.
- Trong bột có đủ đường thì vỏ bánh vàng, ruột thơm ngon, bánh nở to và đều.
- Nếu độ ẩm không khí hay buồng nướng cao thì độ ẩm bề mặt cục bột cao do đó sự tạo vỏ càng chậm, vỏ bánh bóng láng, giữ khí tốt nên sự giảm khối lượng ít. Nếu quá trình nướng tạo vỏ bánh mỏng thì ít giảm khối lượng, nếu tôc độ đối lưu không khí trong buồng nướng cao thì sự giảm khối lượng tăng
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Tóm tắt nội dung bài thực hành
Bánh hambuger là bánh mì tròn kẹp nhân thịt bò với lá rau diếp, một lát cà chua và vài vòng hành tây. Hamburger nóng hổi vừa thổi vừa ăn ra lò, ngon tuyệt luôn.
Nguyên liệu dùng để sản xuất bánh mì là bột mì, men nâu, sữa tươi, đường, trứng, bơ,... với các công đoạn chính là nhào bột, ủ, tạo hình và nướng ở nhiệt độ 180 - 2000C trong vòng 25 - 30 phút. Bánh mì hambuger nhóm làm có hình dáng đồng đều, không cong mốp, nở đều, không rạn nứt, vàng đều, không cháy. Ruột bánh nở đều, không có bột sống, không có chỗ quá dính, quá ướt. Nhưng bề mặt bánh giòn quá, có mùi khai. Nhân thịt bò được tẩm ướp và rán lên có mùi thơm bốc lên, nhưng chưa đúng mùi của bánh humbuger.
1. Giới thiệu:
1.1. Nguyên liệu:
Nguyên liệu làm vỏ bánh:
- Bột mì: Có các thành phần hóa học là protid, glucid, lipid, các vitamin, các enzym. Là một trong những nguyên liệu chủ yếu sản xuất bánh mì. Bột mì đóng góp rất lớn vào tạo khung gluten, tạo cấu trúc nướng, ruột bánh xốp có tính đàn hồi, và tạo bề mặt của bánh. Trong đó enzym thuỷ phân protid chia làm hai loại: proteinaz và polipeptidaz tác dụng của chúng là thuỷ phân protid có cấu trúc phức tạp thành những hợp chất đơn giản, chúng cắt đứt mối liên kết giữa protid với nước, giai đoạn này rất cần thiết cho sự giấm chín của bột nhào. Trong công đoạn nhào bột một số protid không tan trong nước sẽ liên kết với nước làm cho khối bột trở nên dẻo và đàn hồi.
- Trứng: Trứng giúp giữ ẩm, tạo nhủ tương (Lecithin), đông tụ, tạo bọt cho bánh lúc nướng và tạo hương vị cho sản phẩm. Nếu thích vỏ bánh mềm thì phết lên bánh một lớp trứng đã đánh tan. Làm tăng chất lượng của bánh mì thành phẩm (ngon, bổ).
- Đường xay: Đường có ảnh hưởng đến độ dai của bột nhào và quá trình lên men của bột nhào. Đường nhiều làm cho bột nhào bị chảy và làm giảm chất lượng nước liên kết trong bột nhào. Nếu cho một lượng đường nhỏ vào bột nhào thì tốc độ của quá trình lên men sẽ tăng nhưng quá trình lên men và ủ bột nhào sẽ bị ức chế nếu sử dụng đường quá nhiều.Đường cũng ảnh hưởng đến màu sắc của vỏ bánh.Trong quá trình nướng bánh ở nhiệt độ cao đường bị chuyển hoá thành các hợp chất màu làm cho màu sắc của vỏ bánh đẹp hơn (Vũ TrườngSơn, Nhan Minh Trí, 2000).
- Muối: Muối có tác dụng làm cho vị của bánh ngon hơn, gluten chặt lại. Muối còn có tác dụng kìm hãm hoạt độ của E.protease - là enzym có trong bột mì. Emzym này phân giải protein bậc 3 do đó gluten bị vụn nát, làm giảm chất lượng bột nhào và ảnh hưởng đến trạng thái hoạt động của các vi sinh vật trong bột nhào.
- Men nâu: Chủng loại nấm men dùng để sản xuất bánh mì thuộc họ Saccharomyces cerevisiae. Ưu điểm nấm men khô bảo quản lâu và vận chuyển dễ, tuy nhiện hoạt tính thấp hơn so với nấm men ép. Nhiệt độ thích hợp cho nấm men thích hợp sinh sản là 29-31oC, độ pH thích hợp 5-5,8 (Lê Bạch Tuyết, 1994). Trong công nghệ sản xuất bánh mì giai đoạn lên men bột mì đóng vai trò quyết định đến chất lượng bánh mì.Quá trình lên men được thực hiện bởi nấm men. Khi đó nấm men sẽ chuyển hoá đường có trong bột mì thành cồn và CO2 theo phương trình phản ứng sau:
C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2
Chính CO2 sẽ là tác nhân làm bánh mì nở, khí CO2 được tạo thành sẽ bị giữ lại trong các mạng gluten. Gluten trong bột mì lại là protein rất đặc biệt chúng có tính chất đàn hồi và tạo mạng. Khi nướng bánh mì ở nhiệt độ cao CO2 sẽ tăng thể tích, mạng gluten sẽ căng ra và tạo thành những túi chứa CO2. Khi nhiệt cao hơn CO2 sẽ thoát ra khỏi túi chứa nó và tạo ra những lỗ xốp trong bánh. Kết quả là bánh có độ xốp, khả năng lên men càng mạnh, độ xốp của bánh càng nhiều bánh càng nở và thể tích bánh càng tăng (Nguyễn Đức Lượng,2002).
- Bơ: Bơ là huyền phù gồm nước và chất béo của sữa, có lẫn một lượng nhỏ cazein, lactoza và natri clorua. Bơ là loại chất béo lấy từ sữa bò (Phạm Văn Sổ,1975). Bơ được sử dụng trong bánh mì với mục đích tăng hương thơm, vị béo và làm cho cấu trúc của bánh mềm, mịn do bơ là chất béo có tính giữ nước.
- Sữa tươi: tăng mùi vị, tạo cấu trúc mềm, xốp mịn, tăng giá trị dinh dưỡng.
- Mè: Tăng giá trị cảm quan, giảm sự thoát hơi nước một phần nhỏ.
Nguyên liệu làm nhân:
- Thịt bò: là nguyên liệu nhân chính trong bánh hambuger. Làm tăng giá trị dinh dưỡng, tăng giá trị cảm quan, tăng mùi, vị đặc trưng của sản phẩm . Nhờ nhân thịt bò rán mà ta nhận ra được đó làm bánh hambuger.
- Các nguyên liệu phụ khác tạo mùi, vị đặc trưng, tăng giá trị cảm quan, tạo sự ngon miệng.
1.2. Đặc điểm nguyên liệu:
- Bột mì màu trắng hay trắng ngà, mùi bình thường của bột, không có mùi hôi mốc, không đóng cục, không sâu mọt, vị hơi ngọt bình thường. Độ ẩm không quá 14%.
- Gluten của bột mì có chất lượng cao thường có độ đàn hồi tốt, độ chịu kéo vừa phải. Nếu gluten có độ chịu kéo lớn thì thời gian lên men dài và ngược lại, nếu gluten có độ kéo nhỏ thì bột nhào thường dễ bị chảy, bánh ít nở, độ xốp của bánh kém.
- Theo thành phần protid, gluten có các axit amin chứa nhóm -SH (sistein) tạo giữa các nhánh và cuộn lại thành cấu trúc hình cầu, protein chặt lại làm cho bột mạnh. Nếu trong phân tử càng ít nhóm -SH và càng nhiều nhóm -S-S- thì chất lượng gluten tốt. Như vậy chất oxi hoá sẽ chuyển liên kết -SH thành liên kết -S-S- .
R-SH RS
+ O ____________ + H2O
R-SH RS
- Hạt tinh bột nhỏ, hạt tinh bột vỡ sẽ bị đường hoá nhanh hơn trong quá trình sản xuất bánh mì.
- Muối có màu trắng, không có mùi, không lẫn tạp chất.
- Sữa tươi: không có tạp chất.
- Bơ: Sử dụng bơ dạng đặc, có cấu trúc tinh thể nhỏ mịn.
- Trứng nguyên vẹn không hư hỏng, không quá hạn sử dụng.
1.3. Biến đổi trong quá trình xử lý:
1.3.1 Nhào bột:
- Quá trình nhào bột với đường, muối, sữa và nấm men để tạo điều kiện cho khối bột nở, thu được một khối bột nhào đồng nhất (Lê Ngọc Tú, 2000).
1.3.2. Sự hình thành khối bột nhào:
- Các protein của gluten sẽ hấp thụ nước, định hướng, sắp xếp lại thành hàng và giãn mạch từng phần nên sẽ làm phát sinh các tương tác ưa béo và hình thành các cầu đisufua mới. Một mạng protein ba chiều có tính nhớt đàn hồi được thiết lập, dần dần những tiểu phần gluten ban đầu biến thành những màng mỏng bao lấy xung quanh các hạt tinh bột và những hợp phần khác có trong bột mì. Khối bột trở
thành đàn hồi và dễ chảy gọi là bột nhão (Lê Ngọc Tú,2001).
1.3.4. Những biến đổi xảy ra trong bột nhào:
- Từ khi nhào bột đến khi nướng trong bột nhào đã xảy ra nhiều biến đổi và các biến đổi này có liên quan đến quá trình lên men. Quá trình lên men xảy ra từ khi bắt đầu đến khi kết thúc chia làm hai giai đoạn chính :
Giai đoạn 1: từ lúc đầu đến lúc chia bột. Mục đích của giai đoạn này là tích tụ hương vị và làm thay đổi tính chất bột nhào cho phù hợp với quá trình sản xuất bánh, giai đoạn này bánh chưa nở.
Giai đoạn 2: từ lúc chia bánh đến khi lên men kết thúc quá trình lên men mạnh, nhanh mục đích tích tụ hương vị và tạo nở.
- Toàn bộ các quá trình này liên quan đến hoạt đ
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Hướng dẫn làm bài thực hành kỹ thuật xung số Khoa học kỹ thuật 0
K Hướng dẫn học sinh làm bài tập thực hành trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 7 trường trung học cơ sở Luận văn Sư phạm 2
S Nghiên cứu kiến thức, thực hành và các yếu tố ảnh hưởng đến làm mẹ an toàn của nam giới có vợ 15 – 4 Tài liệu chưa phân loại 0
V Dự án Quy hoạch phòng tư vấn và thực hành các kĩ năng làm mẹ Tài liệu chưa phân loại 0
K Giáo án Tin - Thực hành Làm quen với word Tài liệu chưa phân loại 0
P Kiến thức, thực hành về làm mẹ an toàn của phụ nữ có con dưới 2 tuổi và hiệu quả can thiệp truyền t Luận văn Kinh tế 0
M [Free] Phương pháp hướng dẫn làm các bài thực hành phần Địa lý tự nhiên lớp 10 THPT tỉnh Thái Nguyên Tài liệu chưa phân loại 0
P [Free] Đề tài Rèn luyện khả năng làm thí nghiệm thực hành vật lí cho học sinh lớp 6 Tài liệu chưa phân loại 0
T Bài giảng Tin học 7 - Bài thực hành 2: Làm quen với các kiểu dữ liệu trên trang tính Tài liệu chưa phân loại 0
T Bài giảng Tin học 7 - Bài thực hành 1: Làm quen với chương trình bảng tính Excel Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top