Phillip

New Member

Download miễn phí Đồ án Nghiên cứu, chế tạo mạch đếm sản phẩm





MỤC LỤC
 
ĐỒ ÁN MÔN HỌC 1
BẢNG NHẬN XÉT 2
LỜI MỞ ĐẦU 3
MỤC LỤC 4
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ MẠCH ỨNG DỤNG VÀ Ý TƯỞNG THỰC HIỆN 6
1.1Tổng quan về mạch. 6
1.2 Ý tưởng thực hiện. 7
PHẦN 2: GIỚI THIỆU CÁC LINH KIỆN DÙNG TRONG MẠCH 7
2.1.Các Triger số. 7
2.1.1. Định nghĩa và phân loại: 7
2.1.2 Các loại triger và điều kiện đồng bộ 10
2.1.3. Đầu vào bất đồng bộ . 11
2.1.4. Triger RS: 12
2.1.5 Triger RS đồng bộ 13
2.2. IC74LS90 14
Hình 2.1: Cấu tạo bên trong 74LS90 14
Hình 2.2: Sơ đồ chân IC 74LS90 15
2.3.IC74LS47. 16
Hình 2.3: Sơ đồ chân 74LS47 16
2.4.IC 7400 (tích hợp 4 cổng NAND) 17
Hình 2.4: Cấu tạo cổng NAND 17
Hình 2.5: Sơ đồ chân IC 7400 18
Hình 2.6: Hình dạng thực tế IC 7400 18
2.5.IC 7432 (tích hợp 4 cổng OR) 19
Hình 2.7: Sơ đồ chân IC 7432 19
2.6. Led 7 thanh 20
Hình 2.8: Sơ đồ chân Led 7 thanh 20
2.7.Led thu phát hồng ngoại. 21
PHẦN 3: THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MẠCH ĐẾM SẢN PHẨM 22
I.SƠ ĐỒ KHỐI 22
1.1.Cấu trúc sơ đồ khối. 22
Hình 3.1: Sơ đồ khối của mạch 22
1.2.Chức năng của các khối. 22
1.2.1.Khối nguồn 22
1.2.2.khối tạo tín hiệu 22
Hình 3.2: Bộ phát 22
Hình 3.3: Bộ thu 23
1.2.3.Khối đếm,giải mã 24
Hình 3.4: Bộ đếm, giải mã 24
1.2.4.Khối hiển thị 25
II.SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA MẠCH ĐẾM 27
2.1. Sơ đồ nguyên lý 27
Hình 3.5: Sơ đồ nguyên lý 27
2.2.Nguyên lý hoạt động 27
KẾT LUẬN 28
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ĐỒ ÁN MÔN HỌC
(Mạch và thiết bị điện,điện tử)
Sinh viên thực hiện: Đoàn Thị Thảo
Đào Thị Ngọc
Lớp: Đ – ĐTK8.5
1.Tên đề tài:Nghiên cứu, chế tạo mạch đếm sản phẩm.
2.Số liệu cho trước:
Nguồn cấp 5v DC.
Hiển thị led 7 thanh báo trạng thái số sản phẩm.
Số sản phẩm đóng gói 24SP.
3. Nội dung cần hoàn thành:
Thiết kế, chế tạo mô hình .
Sản phẩm đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật.
Quyển thuyết minh đề tài, các bản vẽ, sơ đồ, … mô tả đầy đủ nội dung đề tài.
Giáo viên hướng dẫn Ngày giao đề tài: / /2010.
Ngày hoàn thành: / /2010.
Chủ tịch hội đồng
LỜI MỞ ĐẦU
N
gày nay cùng với sự phát triển của các ngành khoa học kỹ thuật,kỹ thuật điện tử mà trong đó là kỹ thuật số đóng vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực khoa học kỹ thuật,quản lý, tự động hóa...do đó chúng ta phải nắm bắt và vận dụng nó một cách có hiệu quả nhằm góp phần vào sự phát triển của khoa học kỹ thuật thế giới nói chung và sự phát triển kỹ thuật điện tử nói riêng.
Xuất phát từ những đợt đi thực hành ,thăm quan các xí nghiệp sản xuất và các nhà máy,chúng em đã thấy được nhiều khâu tự động hóa trong quá trình sản xuất.Một trong những khâu đơn giản trong dây chuyền sản xuất tự động hóa đó là số lượng sản phẩm làm ra được đếm một cách tự động.tuy nhiên đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ thì việc tự động hóa chưa được áp dụng trong những khâu đếm sản phẩm,đóng bao bì mà vẫn còn sử dụng nhân công.
Chúng em là nhhững sinh viên năm thứ 2 của trường ĐH SPKT Hưng Yên.Từ những điều đã được thấy đó và những kiến thức đã được thầy cô dạy bảo,tìm tòi học hỏi trong thực tế...chúng em muốn làm một điều gì đó để góp phần giúp người lao động bớt mệt nhọc chân tay mà lại cho phép tăng hiệu suất lao động lên nhiều lần,đồng thời đảm bảo độ chính xác cao.Nên chúng em quyết định thiết kế một mạch đếm sản phẩm vì nó rất gần gũi với thực tế đồng thời cũng là một lần chúng em thực tập,vận dụng kiến thức đã được học để thiết kế và chế tạo ra một sản phẩm có thể được đem ứng dụng rộng rãi,đóng góp một phần nhỏ cho xã hội.
Dưới sự hướng dẫn của thầy NGUYỄN VŨ THẮNG nhóm sinh viên chúng em thực hiện đề tài: nghiên cứu, thiết kế, chế tạo mạch đếm sản phẩm. Trong quá trình hoàn thành đề tài này chúng em xin chân thành Thank thầy cô trong khoa Điện – Điện tử và đặc biệt là thầy NGUYỄN VŨ THẮNG đã giúp đỡ chúng em. Do thời gian hoàn thành và kiến thức còn hạn chế nên chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót và chưa hợp lý, chúng em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô và bạn bè để đề tài này được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin trân thành Thank !
MỤC LỤC
MỤC LỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1: Cấu tạo bên trong 74LS90 14
Hình 2.2: Sơ đồ chân IC 74LS90 15
Hình 2.3: Sơ đồ chân 74LS47 16
Hình 2.4: Cấu tạo cổng NAND 17
Hình 2.5: Sơ đồ chân IC 7400 18
Hình 2.6: Hình dạng thực tế IC 7400 18
Hình 2.7: Sơ đồ chân IC 7432 19
Hình 2.8: Sơ đồ chân Led 7 thanh 20
Hình 3.1: Sơ đồ khối của mạch 22
Hình 3.2: Bộ phát 22
Hình 3.3: Bộ thu 23
Hình 3.4: Bộ đếm, giải mã 24
Hình 3.5: Sơ đồ nguyên lý 27
PHẦN 1
TỔNG QUAN VỀ MẠCH ỨNG DỤNG VÀ Ý TƯỞNG THỰC HIỆN
1.1Tổng quan về mạch.
Với yêu cầu của đề tài chúng em đã nghiên cứu,tính toán và đưa ra linh kiện cần dùng trong mạch đó là:led thu phát hồng ngoại; 2 bộ mã hoá BCD dùng IC74LS90; 2 bộ giải mã BCD sang mã led 7 thanh dùng IC7447; 2 led 7 thanh có anot chung để hiển thị; các IC lôgic: IC 7400(cổng NAND 2 đầu vào),IC 7432(cổng OR 2 đầu vào). Với những linh kiện này chúng em đã dược sự chấp nhận của giáo viên hướng dẫn thiết kế và chế tạo thành công mạch “ Mạch đếm số sản phẩm được hiển thị led 7 thanh”.
1.2 Ý tưởng thực hiện.
Trong thời đại hiện nay,dưới sự bùng nổ và phát triển của công nghệ. Đặc biệt là ngành công nghệ điện tử kỹ thuật số thì những mạch ứng dụng vào thực tế càng nhiều. Các thiết bị điện tử số dù đơn giản hay là hiện đại đến đâu đi nữa thì đều hướng tới sự tiện lợi cho người sử dụng. Trước những yêu cầu đòi hỏi cấp thiết của cuộc sống. Nhóm đồ án chúng em đã bắt tay vào tìm hiểu và thiết kế “mạch đếm số sản phẩm hiển thị led 7thanh”.
Dưới sự hướng dẫn của thầy NGUYỄN VŨ THẮNG và các thầy cô giáo trong khoa đã giúp đỡ chúng em thực hiện ý tưởng này.
PHẦN 2
GIỚI THIỆU CÁC LINH KIỆN DÙNG TRONG MẠCH
2.1.Các Triger số.
2.1.1. Định nghĩa và phân loại:
Định nghĩa:
Triger trong tiếng anh gọi là Flip - Flop viết tắt là FF. Nó là một phần tử nhớ hai trạng thái cân bằng ổn định tương ứng với hai mức logic 0 và 1. Dưới tác dụng của các tín hiệu điều khiển ở lối vào, triger có thể chuyển về một trong hai trạng thái cân bằng, và giữ nguyên trạng thái đó chừng nào chưa có tín hiệu điều khiển làm thay đổi trạng thái của nó. Trạng thái tiếp theo của triger phụ thuộc không những vào tín hiệu lối vào mà còn phụ thuộc vào trạng thái hiện hành của nó.
Đang chạy, nếu ngừng các tín hiệu điều khiển ở lối vào vẫn có khả năng giữ trạng thái hiện hành của mình trong thời gian dài, chừng nào mà còn điện nuôi mạch triger không bị ngắt thì thông tin dưới dạng nhị phân lưu giữ trong triger vẫn được duy trì. Như vây, nó được sử dụng như một phần tử nhớ.
Triger được cấu thành từ một nhóm các cổng logic, mặc dù các cổng logic tự thân nó không có khả năng lưu trữ, nhưng có thể nối nhiều cổng với nhau theo cách thức cho phép lưu trữ được thông tin. Mỗi sự sắp xếp cổng khác nhau sẽ cho ra các triger khác nhau.
Triger có nhiều đầu vào điều khiển và chỉ hai đầu ra luôn luôn ngược nhau là Q và .
Sơ đồ khối tổng quát của một triger:
Q : Đầu ra thường : Đầu ra đảo.
+ Khi Q =1, =0 ta nói FF ở trạng thái 1 hay trạng thái cao; trạng thái này còn được gọi là trạng thái Set (Thiết lập).
+Khi Q =0, =1 ta nói FF ở trạng thái 0 hay trạng thái thấp; trạng thái nay còn gọi là trạng thái Reset (tái thiết lập)
· Các ký hiệu về tính tích cực của tín hiệu.
Ký hiệu
Tính tích cực của tín hiệu
Tích cực là mức thấp “ L”
Tích cực là mức cao “H”
Tích cực là sườn dương của xung nhịp
Tích cực là sườn âm của xung nhịp
Phân loại:
Có nhiều cách phân loại triger :
Phân loại theo chức năng làm việc của các đầu vào điều khiển. Hiện nay thường sử dụng loại triger 1 đầu vào (triger D, triger T) và loại hai đầu vào (triger RS, triger JK ) ngoài ra đôi khi còn gặp loại triger nhiều đầu vào.
Phân loại theo cách làm việc ta có loại triger đồng bộ và không đồng bộ. Loại đồng bộ lại được chia ra làm hai loại, đó là loại đồng bộ thường và loại đồng bộ chủ tớ.
· Sơ đồ khối cho sự phân loại triger như sau:
Flip - Flop
Theo chức năng Theo cách làm việc
JK-FF
Asvnchronous
Avnchronous
RS-FF
T-FF
D - FF
Master-Slave
Normal
Biểu diễn FF.
Để mô tả một FF người ta có thể dùng:
+ Bảng chân lý
+ Đồ hình chuyển đổi trạng thái
+ Phương trình đặc trưng
2.1.2 Các loại triger và điều kiện đồng bộ
Các triger đều có thể xây dựng ...
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top