Download miễn phí Chẩn đoán bệnh đốm trắng (white spot syndrome virus) cho tôm sú bằng các kỹ thuật PCR





Bộkít mới tỏra rất nhạy và tin cậy. Sản phẩm PCR chỉcó một băng nên không
định lượng: bịnhiễm bệnh nặng, vừa, nhẹnhưbộkít 1. Tuy nhiên nó đơn giản, dễ
sửdụng nên rất thích hợp dùng đểkiểm tra tôm post giúp cho người nuôi trong
quy trình chọn giống, một vấn đềrất lớn và cấp thiết hiện nay. Một ưu điểm nữa
là, từbộkit này là có thểphát triển lên thành một kit có khảnăng phát hiện được
cùng lúc nhiều bệnh truyền nhiễm khác nhau trên tôm.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

(polymerase chain
reaction). Các đoạn mồi F1 và R1, TTD9b và TTD10b được tiếp tục thử nghiệm trên
phản ứng real-time PCR.. Sau nhiều thử nghiệm, kết quả chọn được dung dịch sinh tan
trích nhanh vi-rút trong tôm và 4 bộ kít (1) PCR cổ điển (2) PCR tổ (Nested PCR) (3) Bộ
kít realtime PCR, sử dụng SYBR GREEN. (4) Bộ kít Real time PCR dùng đoạn dò
TaqMan (TaqMan probe). Các bộ kít này có thể được sử dụng để chẩn đoán bệnh đốm
trắng trên tôm.
Từ khóa: vi rút gây bệnh đốm trắng, mồi, kỹ thuật PCR, tôm sú
Title: Application of PCR techniques for the detection of white spot syndrome virus in
shrimp (Penaeus monodon)
ABSTRACT
The primers such as TTD1 and TTD2, TTD3 and TTD4, TTD5 and TTD6, TTD7 and
TTD8, TTD9 and TTD10, TTD9b and TTD10b, TTD11 and TTD12, TTD13 and TTD14,
F1 and R1, F2 and R2 designed basing on DNA Club and Primer Express softwares were
used in PCR reaction to test the detection process of white spot syndrome virus of black
tiger shrimp (Penaeus monodon.) Primers F1 and R1, TTD9b and TTD10b were then
used to detect the pathogen with real time PCR reaction. A new lysis buffer for extraction
of white spot syndrome virus and 4 kits named, (1) classic PCR kit, (2) Nested PCR kit,
(3) PCR kit using SYBR and (4) PCR kit TaqMan probe were designed. These four kits
can be used to detect the white spot syndrome virus in black tiger shrimp.
Key words: PCR technology, Penaeus monodon, White Spot Syndrome Virus, primers
1 GIỚI THIỆU
Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) là nơi có tiềm năng sản xuất tôm lớn nhất cả
nước và phong trào nuôi tôm hiện đang phát triển rất nhanh. Tổng diện tích nuôi
tôm năm 2003 khoảng 518.557 ha đạt sản lượng hơn 258.034 tấn so với tổng diện
tích nuôi của cả nước là 580.464 ha và 340.719 tấn (
Ngoài ra, theo nghị quyết 09/2000/NQ-CP ngày 15/6/2000 cho phép chuyển đổi cơ
cấu sản xuất nông nghiệp ở những vùng canh tác lúa không hiệu quả sang nuôi
trồng thuỷ sản. Tuy nhiên trong những năm gần đây, bệnh đốm trắng do vi-rut gây
ra vẫn đang là một khó khắn lớn cho nghề nuôi tôm ở Việt Nam. Theo ước tính
1 Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Sinh học, Đại học Cần Thơ
Tạp chí Nghiên cứu Khoa học 2006: 207-219 Trường Đại học Cần Thơ
208
của Bộ Thuỷ sản (1996) thì bệnh tôm ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long trong
các năm 1994-1995 đã ảnh hướng tới 85.000 ha và gây thiệt hại 294 tỷ đồng. Đầu
năm 2001, tôm sú đã chết hàng loạt, trên diện rộng ở ĐBSCL. Tại các vùng mới
chuyển đổi, đã có 20.854 ha bị thiệt hại; một số vùng ở Cà Mau thiệt hại tới hơn
80% ( Năm 2003, cả nước có
546.757 ha nuôi tôm nước lợ thương phẩm, trong đó diện tích có tôm nuôi bị bệnh
và chết là 30.083 ha. Đến hết tháng 9/2003, số diện tích nhiễm bệnh ở Kiên Giang
là hơn 8.000 ha, Cà Mau bị hơn 232 ha; nhất là miền Trung thất bại nặng nề khi
Khánh Hoà, Phú Yên, Quảng Nam, Ninh Thuận có hàng nghìn ha tôm bị nhiễm
bệnh. Riêng thiệt hại của Khánh Hoà ước tính 26,6 tỷ đồng, Bình Định 40 tỷ
( Tính đến ngày 1/4/2004, tại
các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Thừa Thiên Huế, đã có 380 ha ao nuôi tôm bị
nhiễm bệnh đốm trắng với số lượng tôm chết từ 70–100%. Kể từ trung tuần tháng
3/2004, tại Long An, dịch bệnh trên tôm sú đã gây thiệt hại đến 10 tỷ đồng
( Bệnh do virut gây ra
vẫn đang là nổi lo của của người nuôi tôm và là một trở ngại lớn đối với việc phát
triển bền vững và thâm canh nghề nuôi tôm biển ở nước ta.
White spot syndrome virus (WSSV) gây bệnh trên nhiều loài thuộc nhóm tôm he
và các loài giáp xác khác trên thế giới (Lightner, 1996; Lo et al., 1996). WSSV
được phát hiện đầu tiên ở Châu Á khoảng năm 1992-1993 (Huang et al., 1994 và
Chen, 1995), và phát triển rất nhanh khoảng năm 1996 và gây bệnh ở các trang trại
nuôi tôm ở Đông Nam Á (Flegel, 1995) và các quốc gia Đông Á như Đài Loan,
Trung Quốc, Nhật bản và Hàn Quốc (Inouye et al., 1994). Bệnh do WSSV làm
tôm chết nhanh và nhiều kèm theo dấu hiệu xuất hiện những hình vòng trắng và
đốm trên biểu bì, đôi khi đi chung với màu đỏ toàn thân. Bệnh làm tôm ngừng ăn,
sau đó tôm yếu bơi lờ đờ gần mặt nước ven bờ.
Vi rút gây bệnh đốm trắng là vi rút hình que có bao chứa ADN kiến trúc sợi đôi
(Wang et al., 1995 và Wongteerasupaya et al., 1995), có kích thước 70-150 nm x 275-
380 nm, và có thể làm chết 100% tôm chỉ trong vòng 3-10 ngày (Lightner, 1996).
Trước đây WSSV được xếp vào nhóm Baculovirus ngày nay được xếp vào họ mới
Nimaviridae. Giống mới đã được chấp nhận Whispovirus (Van Hulten et al., 2001).
Ở tôm mới bị bệnh đốm trắng, rất khó phát hiện sự hiện diện của virus gây bệnh
bằng các phương pháp chẩn đoán thông thường. Trước đây, phương pháp xác định
sớm sự hiện diện của vi rút chủ yếu dựa vào kỹ thuật PCR (polymerase chain
reaction) cổ điển. Đây là kỹ thuật khuếch đại phân đoạn ADN (của vi-rút gây
bệnh) dựa trên tiến trình các chu kỳ nhiệt liên tiếp (1) biến tính đối tượng ADN;
(2) gắn mồi (primer) và (3) kéo dài đoạn ADN khuếch đại. Tiến trình nầy khuếch
đại lượng ADN tăng theo lũy thừa, sản phẩm chu kỳ trước làm khuôn của chu kỳ
sau. Sản phẩm của tiến trình là những đoạn ADN nằm giữa 2 đoạn mồi chuyên biệt
(xác định đặc tính của đối tượng). Một phản ứng tiêu biểu cần 20-30 chu kỳ để có
đủ sản phẩm cho việc phát hiện trên bảng thạch có nhuộm ethidium bromide.
Thành phần phản ứng bao gồm mồi, dung dịch đệm, magnesium, dNTP
(mononucleotide), enzim Taq ADN polymerase và khuôn ADN. Ngày nay, dựa
trên kỹ thuật PCR cổ điển, người ta đã phát triển nhiều kỹ thuật chẩn đoán nhanh
và chính xác hơn; đang được nhiều phòng thí nghiệm trên thế giới sử dụng, cụ thể:
Tạp chí Nghiên cứu Khoa học 2006: 207-219 Trường Đại học Cần Thơ
209
(a) Kỹ thuật PCR tổ (nested PCR)
Kỹ thuật này sử dụng 2 cặp mồi thay vì 1 cặp mồi như kỹ thuật PCR cổ điển, trong
đó cặp mồi thứ hai nằm giữa cặp mồi thứ nhất. Kỹ thuật này còn gọi là kỹ thuật
PCR 2 bước. Kỹ thuật này sẽ có nhiều đoạn sản phẩm DNA hơn là kỹ thuật PCR
cổ điển, số đoạn ADN được phát hiện sẽ nói lên tính định lượng tương đối của
phản ứng. Kỹ thuật nầy được Lo et al. công bố vào năm 1996.
(b) Kỹ thuật real-time PCR
Kỹ thuật này không phân tích sản phẩm PCR trên bản thạch nên không cần sử
dụng Ethidium bromide (là chất độc có thể gây đột biến). Kỹ thuật này làm giảm
thời gian đổ bảng thạch và thời gian chạy điện di. Thay vì dùng kỹ thuật điện di để
phát hiện ADN người ta thiết kế một hệ thống quang học ngay trên máy PCR để
đo cường độ ánh sáng sinh ra tương ứng với lượng sản phẩm PCR được khuếch
đại. Có nhiều cách phát hiện lượng ánh sáng (màu) sinh ra:
(i) Sử dụng SYBR GREEN
Đặc tính của chất SYBR GREEN là phát huỳnh quang khi nằm chen vào sợi DNA
đôi. Số lượng sản phẩm ADN sinh ra càng nhiều thì cường độ huỳnh quang càng
cao. Tuy nhiên phương pháp dùng SYBR GREEN gặp trở ngại vì sau phản ứng có
nhiều đoạn mồi bắt cặp với nhau thành những sợi ngắn ADN đôi dài 20-40 bp. Do
đó khi thiết kế phản ứng chúng ta phải tính toán lượng ADN vừa đủ cho các đoạn
mồi không tự bắt cặp với nhau.
(ii) Dùng đoạn dò TaqMan (TaqMan probe)
Đoạn dò TaqMan Probe là đoạn oligonucleotide có trình tự bổ xung với trình tự
của ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D nghiên cứu chẩn đoán và hiệu quả điều trị của gynoflor trong viêm âm đạo không đặc hiệu tại bệnh viện phụ sản trung ương Y dược 0
B Chẩn đoán bệnh tim thiếu máu cục bộ bằng phương pháp kích thích nhĩ qua thực quản Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu giá trị của Procalcitonin huyết tương trong chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết ở bệnh nhi Y dược 0
T Nghiên cứu áp dụng kỹ thuật di truyền phân tử để chẩn đoán bệnh di truyền phổ biến ở người Việt Nam Luận văn Sư phạm 0
N Nghiên cứu chế thử thiết bị chẩn đoán bệnh ghép nối máy tính Luận văn Sư phạm 0
P Nghiên cứu xử lý tín hiệu điện não phục vụ phân tích và chẩn đoán bệnh động kinh Luận văn Sư phạm 1
D Chẩn đoán u nang buồng trứng được phẫu thuật nội soi tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương Y dược 0
D Nghiên cứu ứng dụng các phương pháp huyết thanh học dùng trong chẩn đoán bệnh sốt Q do Coxiella burn Khoa học Tự nhiên 0
H Tổng hợp cơ chất, chế tạo kít và nghiên cứu điều kiện tối ưu để nhuộm tế bào phục vụ chẩn đoán bệnh Khoa học Tự nhiên 0
H Chẩn đoán vi khuẩn tả ở người đến xét nghiệm tại Bệnh viện Quân y 103 năm 2013 bằng kỹ thuật PCR Khoa học Tự nhiên 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top