metal_NS

New Member

Download miễn phí Giáo trình Sinh lý học vật nuôi - Sinh lý hệ thần kinh cấp cao





Phả n x ạ có đi ều kiện giúp động vậ t thích ứ ng m ột cách k ị p thời, linh ho ạt v ới s ự thay
đổi của môi trường ngoài và trong cơ th ể. Kích thích có đi ều kiện là tín hiệ u c ủa kích thích
không đi ều kiện nên ho ạ t động phản x ạ có đi ều ki ện là hoạ t động tín hiệ u. Sau khi thành
l ập phả n x ạ có đi ều kiện, động vật ch ỉ cầ n nhậ n được. tín hiệ u là đã bắ t đầu đáp ứ ng khi
kích thích không đi ều kiện chưa tác động vào c ơ th ể, nh ờ đó sẽ có l ợi nhất cho động vậ t v ề
m ặt dinh d ưỡ ng, sinh sả n c ũng như t ự vệ.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

. Thí dụ: sau đây chứng minh điều đó:
một con chó nhìn thấy miếng thịt nó vồ lấy, ngoạm vào mồm và tiết nước bọt. Nhưng
Sitôvit, bằng thí nghiệm chứng minh, đó là phản xạ có điều kiện có thể thiết lập nhân tạo.
ông nuôi những con chó toàn bằng sữa từ lúc chó mới lọt lòng. Khi chó lớn lên, Sitovit
mổ làm lỗ dò nước bọt. ông nhận thấy các con chó chỉ tiết nước bọt (giỏ qua lỗ rò mà ra
ngoài) khi nhìn thấy sữa. Đưa thịt cho chúng, chúng chỉ nhìn, ngửi mà không an, không tiết
nước bọt. Sau đó ông nhét thịt vào mồm chó ít lần. Về sau nhìn thấy thịt, chó mới ngoạm
lấy và tiết nước bọt.
Do sự bắt chước lẫn nhau và do nhu cầu sinh sống bản thân qua thời gian dài va
chạm với ngoại cảnh thay đổi, động vật tự mình thiết lập nên nhiều phản xạ có điều kiện
tự nhiên.
Phản xạ có điều kiện nhân tạo do người tạo ra cho động vật, có tính chất tạm thời,
để phục vụ cho con người một mục đích nhất định. Tuỳ theo mục đích sản xuất, con người
đã huấn luyện động vật thành lập những phản xạ có điều kiện nhân tạo có lợi như: tập
ngùn đua, tập chó săn thú, tập bồ câu đưa thư...
3.2.3.2. Phản xạ có điều kiện một cấp và nhiều cấp
Phản xạ có điều kiện được thành lập từ một phản xạ không điều kiện làm nền kết hợp
với một kích thích tín hiệu gọi là phản xạ không điều kiện cấp 1. Ví dụ: phản xạ có điều
kiện tiết nước bọt ở chó đã nêu rõ ở trên).
Một phản xạ có điều kiện khi được củng cố vững chắc có thể sử dụng làm nền để
xây dựng phản xạ có điều kiện thứ 2 gọi là phản xạ có điều kiện cấp 2. Như vậy phản
xạ có diều kiện mới được xây dựng nên trên cơ sở những phản xạ có điều kiện đã lập
được trước đó gọi là phản xạ có điều kiện nhiều cấp. Ở động vật có vỏ não phát triển,
quá lắm cũng chỉ hình thành được phản xạ có diều kiện cấp 3, nhưng ở người nhờ có
hệ thống tín hiệu phát triển là lời nói, chữ viết tạo ra các dạng tín hiệu đặc trưng mà
động vật khác không thể có được. Vì thế, ở người có thể hình thành các phản xạ nhiều
cấp rất phức tạp, mà ta gọi là lĩnh vực hoạt động tinh thần của con người.
3.2.4. Phân biệt phản xạ không điều kiện và có điều kiện
3.2.4.1 Phản xạ không điều kiện có tính chất chủng loại
Thí dụ: con mèo thấy con chó liền cong lưng, nhe răng và kêu lên một thứ tiếng đặc
biệt.
Con nhím khi gặp nguy hiểm thì cong vòng thân lại, dựng lông chôm chôm. Đó
là những phản xạ có tính chất chủng loại, chung cho cả loài, truyền từ đời này sang đời
khác
Còn phản xạ có điều kiện có tính chất cá thể:
Nghĩa là nó chỉ thiết lập nên trong đời sống cá thể của môi con người, mỗi động
vật.
325
Thí dụ: một em bé sờ vào ấm nước sôi, giật tay và khóc, lần sau thấy ấm nước em
bé không dám sờ nữa, trong lúc em bé khác vẫn thản nhiên sờ vào mà không biết sợ vì em
bé thứ 2 này chưa bị nóng bỏng khi sờ tay vào bao giờ. Đó là những phản xạ mà trong đời
sống cá thể mỗi người, mỗi động vật, qua kinh nghiệm đời sống bản thân mà tự thiết lập
nên, không do giống hay loài.
3.2.4.2. Phản xạ không điều kiện có tính chất bẩm sinh
Nghĩa là mới sinh ra đã cổ, không cần qua kinh nghiệm hay luyện tập. Thí dụ trẻ
con hay súc vật mới sinh ra hễ đưa một vật gì rắn chạm khẽ vào mồm là tức khắc nó trả
lời bằng một phản xạ mút, bú. Một hạt bụi rơi vào cổ họng làm ta ho, một ánh sáng chói loé
làm mắt nhắm lại... Đó là những phản xạ bẩm sinh không điều kiện.
Phản xạ có điều kiện ngược lại, chỉ được hình thành trong quá trình sinh sống.
3.2.4.3. Phản xạ không điều kiện thường vững bền, không thay đổi và di truyền
được
Phản xạ không điều kiện bền vững nên khi khám bệnh người thầy thuốc thường lợi
dụng một số phản xạ không điều kiện điển hình như gõ vào gân đầu gối để xem chân
duỗi bật ra đằng trước như thế nào; chiếu đèn ánh sáng vào mắt để xem đồng tử co lại như
thế nào.
Phản xạ có điều kiện, ngược lại không bền vững và dễ mất vì chỉ được hình
thành khi đường liên hệ tạm thời trên vỏ não được thiết lập, nếu sau đó không tiếp tục
củng cố thì đường liên hệ đó sẽ mờ và mất đi. Thí dụ trong chăn nuôi khi đã thành lập
được phản xạ có điều kiện nhảy giá cho đực giống (để lấy tinh dịch), nếu sau đó không
tiếp tục củng cố, nghĩa là hàng ngày không tiếp tục cho nhảy giá, đưa dương vật vào
âm hộ giả để lấy tinh vào những giờ nhất định thì dần dần con vật gặp giá gỗ không
chịu nhảy qua.
3.2.4.4. Phản xạ không điều kiện chỉ cần có sự tham gia của tuỷ sông là thực hiện
được
Tuỷ sống có tính độc lập tương đối, hoạt động hưng phấn của tuỷ sống phụ thuộc vào
vỏ não nhiều hay ít phụ thuộc lớn vào mức độ tiến hóa của hệ thần kinh.
Thí dụ: dùng một con ếch đã cát mất não, chỉ còn tuỷ sống, treo lên giá, đoạn lấy
cặp kẹp vào chân hay lấy bông tẩm acid đắp vào da nó đều đáp ứng bằng những phản
xạ co duỗi chân hay giãy dựa thân mình. Ở người khi bị đánh thuốc mê trong các
trường hợp mổ xẻ, khi bị ngất, hay khi đang ngủ, vỏ não tạm thời nghỉ hoạt động, chỉ
còn tuỷ sống hoạt động, nhưng mọi phản xạ không điều kiện vẫn còn. Thí dụ: nếu ta
gãi vào gan bàn chân một người đang ngủ thì ngón chân người ấy sẽ ngọ ngoạy và gập
vào. Nếu lấy lông ngoáy vào mũi thì cánh mũi sẽ quặp lại, có khi hắt hơi mà không
tỉnh dậy.
Trái lại, phản xạ có điều kiện phải có vỏ não mới thực hiện được, nếu vỏ não bị
tổn thương thì không thể thành lập được. Thí nghiệm của Goltz đã chứng minh là chó
bị mất vỏ não sẽ không tập luyện thêm được gì và quên hết mọi điều đã tập được,
326
nghĩa là mất các phản xạ có điều kiện đã đạt được trong đời sống cá thể và mất luôn khả
năng thành lập phản xạ có điều kiện mới.
3.2.4.5. Phản xạ không điều kiện chỉ xảy ra khi có tác nhân kích thích hợp tác dụng
vào cơ quan nhận cảm nhất định
Thí dụ: chiếu ánh sáng vào mắt thì đồng tử co lại, ngoáy lông gà vào cổ họng có thể
gây nôn, nhưng chiếu ánh sáng vào mũi thì không làm mũi sặc, hay ngoáy lông gà vào tai
thì không gây nôn. Phản xạ có điều kiện, ngược lại có thể xảy ra với tác nhân kích thích
nào, tác dụng bất cứ ở đâu và lúc nào.
Thí dụ: khi cho miếng thịt vào mồm con chó thì nó tiết nước bọt bằng một phản xạ
không điều kiện. Nhưng khi đã phối hợp kích thích của miếng thịt với một tác nhân gián
tiếp khác để thành lập phản xạ có điều kiện thì có thể dùng bất cứ một tác nhân nào (ánh
đèn, tiếng chuông, hồi còi hay tiếng máy gõ nhịp) tác dụng vào mắt hay vào tai cũng
có thể gây cho con vật tiết nước bọt.
3.3. Tính thống nhất giữa phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện
3.3.1. Phản xạ có điều kiện được xây dựng trên cơ sở phản xạ không điều kiện
Nếu không dựa trên những phản xạ không điều kiện nhất định thì phản xạ c
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top