love_anhgb_nt92

New Member

Download miễn phí Nội hàm và thể hiện nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam





Nếu quay trở lại những năm 60, 70 của thế kỷ trước, có thể không khó
để tìm thấy trong sách báo chính trị, pháp lý nước ta hồi ấy đã hiện diện
tinh thần “phân công, phân nhiệm” nói trên trong nhận thức của giới
chính trị và giới luật học. Trên thế giới, các học giả tư sản luôn cho rằng,
quyền lực nhà nước trong các Nhà nước XHCN là tập trung, tập quyền
dẫn đến chỗ độc đoán, không bảo đảm sự tuân thủ pháp chế từ phía chủ
thể nắm quyền lực nhà nước và không bảo đảm quyền của con người
theo tinh thần mà các nhà tư tưởng tư sản lớn như Montesquieu, Jean-Jacques Rousseau đã khẳng định.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Nội hàm và thể hiện nguyên tắc tổ chức
quyền lực nhà nước trong Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Quyền lực nhà nước là vấn đề trung tâm trong đời sống chính trị của
mỗi quốc gia, các hoạt động chính trị đều xoay quanh vấn đề cơ bản này.
Trong lập hiến Việt Nam, nếu như ở Hiến pháp 1946, vấn đề tổ chức
quyền lực nhà nước được thể hiện bằng các quy định ngắn gọn và khá
“trần trụi” với ảnh hưởng rõ rệt của nguyên tắc phân quyền thì đến các
Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980 và Hiến pháp 1992 trước khi sửa đổi,
bổ sung, vấn đề tổ chức quyền lực nhà nước chỉ thấy được qua sự phân
tích khoa học về các quy định về lập pháp, hành pháp, tư pháp và tương
quan giữa chúng, để từ đó nhận định rằng, tổ chức quyền lực nhà nước
được làm theo nguyên tắc có thể gọi là tập quyền xã hội chủ nghĩa
(XHCN).
Vào lần sửa đổi, bổ sung cuối năm 2001, Điều 2 của bản Hiến pháp
1992 từ quy định: “Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam là Nhà nước
của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước
thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai
cấp nông dân và tầng lớp trí thức” đã được thay thế bằng quy định: “Nhà
nước Cộng hoà XHCN Việt Nam là Nhà nước pháp quyền XHCN của
nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về
nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp
nông dân và đội ngũ trí thức. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự
phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện
các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.”
Như vậy, ở đoạn 2 của quy định trên đây, lần đầu tiên trong lịch sử lập
hiến nước ta, nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước đã được ghi nhận
trực diện và rõ trong bản Hiến pháp 1992 (sửa đổi). Quy định hiến pháp
về nguyên tắc này chỉ là sự thể chế hoá quan điểm về quyền lực nhà
nước ghi trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội năm 1991 của Đảng Cộng sản Việt Nam như sau: “Nhà
nước Việt Nam thống nhất ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, với
sự phân công rành mạch ba quyền đó”[1][1]. Đương nhiên, Điều 2 trên
đã cân nhắc và diễn đạt có khác ít nhiều với ghi nhận trong Cương lĩnh.
Thực tiễn tổ chức quyền lực nhà nước ở các nước cho thấy, không có
nhà nước nào có thể phân định được một cách “rành mạch” các quyền
đó. Vì thế, Hiến pháp ghi rằng: “… có sự phân công và phối hợp giữa
các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành
pháp, tư pháp” là hợp lý.
Phân tích nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước trên đây, có quan điểm
cho rằng, đó chính là một dạng thức thể hiện của nguyên tắc phân
quyền. Vấn đề chỉ là ở mức nào mà thôi, bởi vì, trong nguyên tắc trên,
cụm từ ghi: “… có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước
trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” là dấu hiệu
của phân quyền.
Nếu quay trở lại những năm 60, 70 của thế kỷ trước, có thể không khó
để tìm thấy trong sách báo chính trị, pháp lý nước ta hồi ấy đã hiện diện
tinh thần “phân công, phân nhiệm” nói trên trong nhận thức của giới
chính trị và giới luật học. Trên thế giới, các học giả tư sản luôn cho rằng,
quyền lực nhà nước trong các Nhà nước XHCN là tập trung, tập quyền
dẫn đến chỗ độc đoán, không bảo đảm sự tuân thủ pháp chế từ phía chủ
thể nắm quyền lực nhà nước và không bảo đảm quyền của con người
theo tinh thần mà các nhà tư tưởng tư sản lớn như Montesquieu, Jean-
Jacques Rousseau… đã khẳng định. Chẳng hạn, Montesquieu viết: “Khi
mà quyền lập pháp và quyền hành pháp nhập lại trong tay một người hay
một Viện Nguyên lão thì sẽ không còn gì là tự do nữa; vì sợ rằng chính
ông ta hay Viện ấy chỉ đặt ra luật độc tài để thi hành một cách độc tài.
Cũng không có gì là tự do nếu quyền tư pháp không tách khỏi quyền lập
pháp và quyền hành pháp. Nếu quyền tư pháp nhập lại với quyền lập
pháp thì người ta sẽ độc đoán với quyền sống và quyền tự do của công
dân; quan toà sẽ là người đặt ra luật. Nếu quyền tư pháp nhập lại với
quyền hành pháp thì ông quan toà sẽ có cả sức mạnh của kẻ đàn
áp”[2][2]. Những tư tưởng tiến bộ như vậy được các học giả, các nhà
chính trị tư sản thừa nhận rộng rãi như chân lý không bàn cãi.
Nhưng để chống lại nhận định trên, các nhà luật học ở nước ta (và cả ở
các nước XHCN khác) khi đó đã “phản pháo” lại chính bằng việc khẳng
định trong Nhà nước XHCN có sự phân công, phân nhiệm chứ không
tập trung hoàn toàn quyền lực nhà nước vào cơ quan nào cả. Xem đó thì
thấy, quy định của Hiến pháp 1992 (sửa đổi) không phải là điều mới
xuất hiện trong thời kỳ đổi mới.
Theo chúng tôi, nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước được ghi nhận
trong Điều 2 nói trên của bản Hiến pháp thực chất vẫn là nguyên tắc tập
quyền, nhưng là tập quyền XHCN. Tại sao lại như vậy? Tập quyền là tập
trung quyền lực. Trong Hiến pháp nước ta, tính tập quyền trong tổ chức
quyền lực nhà nước thể hiện ở trọng tâm quyền lực nhà nước rơi vào cơ
quan quyền lực nhà nước cao nhất là Quốc hội. Điều này được thể hiện
ở ba khía cạnh:
1. Xem xét chức năng của Quốc hội được ghi nhận trong Hiến pháp
1992 (sửa đổi) có thể thấy Quốc hội là cơ quan có quyền lực lớn nhất và
có khả năng chi phối các quyền hành pháp và quyền tư pháp, thể hiện ở
chỗ Quốc hội có các chức năng: lập hiến và lập pháp, quyết định các vấn
đề quan trọng nhất, thực hiện quyền giám sát tối cao, tổ chức ra các cơ
quan cao nhất của bộ máy nhà nước.
2. Điều 6 của Hiến pháp 1992 (sửa đổi) ghi rằng: “Quốc hội, Hội đồng
nhân dân và các cơ quan khác của Nhà nước đều tổ chức và hoạt động
theo nguyên tắc tập trung dân chủ”
3. Tính độc lập của quyền hành pháp và quyền tư pháp khá hạn chế.
Tuy nhiên, tập quyền nhưng dân chủ và tập quyền có sự phân công, phân
nhiệm, Quốc hội không tự mình nắm lấy tất cả quyền lực của Nhà nước.
Đó chính cơ sở lý giải sự hiện diện nguyên tắc tập quyền XHCN trong
quy định tại Điều 2 của Hiến pháp 1992 (sửa đổi), khác với tập quyền
trong các Nhà nước bóc lột trước đó.
Nếu cho rằng quy định tại Điều 2 của Hiến pháp phản ánh nguyên tắc
phân quyền thì có lẽ chẳng cần suy nghĩ nhiều và chẳng có gì phải cần
thay đổi lớn.
Nhưng, tổ chức quyền lực nhà nước theo nguyên tắc tập quyền như vậy
có gì để phân biệt tính chất giai cấp của Nhà nước XHCN nói chung,
Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam nói riêng với các Nhà nước tư
sản? Đã có lúc ở nước ta cũng như các nước XHCN khác, người ta cho
rằng tổ chức quyền lực nhà nước theo nguyên tắc tập quyền XHCN là để
phân biệt với các Nhà nước tư sản tổ chức quyền lực nhà nước theo
nguyên tắc phân quyền. Tuy nhiên, điều đó không có cơ sở khoa học nào
cả ngo...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Cách Xác định nội hàm phân tích tiêu chí trong tự đánh giá cơ sở giáo dục theo Thông tư 17 và 18/2018 Văn hóa, Xã hội 0
M Thực trạng phát triển khu công nghiệp Bắc Thăng Long Hà Nội và hàm ý chính sách Luận văn Kinh tế 0
B Xác định hàm lượng vết selen và asen trong ốc ở Hồ Tây (Hà Nội) bằng phương pháp von - ampe hòa tan Khoa học Tự nhiên 0
N Sử dụng phần mềm Maple trong dạy học nội dung "Nguyên hàm, tích phân và ứng dụng" chương trình giải Luận văn Sư phạm 0
H Nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ và nội hàm văn hóa của tục ngữ lao động sản xuất trong tiếng Hán hiện đ Ngoại ngữ 0
D Nhận xét chỉ số Lee ở sinh viên Răng Hàm Mặt năm thứ tư và năm thứ sáu trường Đại học Y Hà Nội Tài liệu chưa phân loại 0
B Khảo sát chẩn đoán và điều trị nhạy cảm ngà răng của một số bác sĩ răng hàm mặt tại Hà Nội Tài liệu chưa phân loại 0
B Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, xx--quang và đánh giá hiệu quả điều trị nội nha răng hàm sữa Tài liệu chưa phân loại 0
K "Thời đại Hồ Chí Minh" - bước đầu tìm hiểu nội hàm khái niệm này từ góc nhìn triết học Kinh tế chính trị 0
A Dạy học theo hướng tiếp cận năng lực nội dung "Nguyên hàm" ở trường trung học phổ thông : Luận văn T Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top