dinhphuonglan

New Member
Download miễn phí Giáo trình Máy nông nghiệp


a) Máy thái rau cỏPCC-6.
Là máy thái kiểu đĩa, di động được, chuyển và thu vật thái đều được
cơkhí hoá do Liên Xô (cũ) chếtạo (hình 3.7)
Theo kiểu chuyền bằng không khí gồm có 2 cánh quạt 3 được lắp vào
mặt bên của thân cánh lắp dao 24 dùng đểtạo nên luồng gió đẩy thức ăn
vào ống dẫn của bộphận thu thức ăn và ra ngoài.
Bộphận truyền động: truyền động từ động cơ điện 1,6kW tới trục
chính lắp dao 25 nhờ đai chuyền 2. Truyền động quay của trục chính được
truyền qua 3 cặp bánh răng trụ8-9, 14-15, 16-17 một cặp bánh xích 18- 19
đểtruyền chuyển động cho hai trục cuốn và băng truyền cung cấp. Để
đóng mởbộphận truyền động tới trục cuốn nhờmột khớp li hợp 13 bằng
cách thay đổi cặp bánh răng 14- 15 ta có thể được 6 độdài đoạn thái khác
nhau 6, 15, 25, 27, 40, 104

Chương I
KHO VÀ THIẾT BỊ BẢO QUẢN NÔNG SẢN

1.1. Nhiệm vụ, yêu cầu kỹ thuật và phân loại
1.1.1. Nhiệm vụ
Kho bảo quản có nhiệm vụ bảo quản và tồn trữ các sản phẩm
nông nghiệp trước và sau khi chế biến.
Kho đóng vai trò quan trọng trong bảo quản nông sản. Vì
vậy, việc xây dựng kho nhằm chủ yếu phục vụ bảo quản chứ
không đơn thuần chỉ là nơi chứa đựng. Nói một cách khác, nhà
kho là cơ sở vật chất kỹ thuật để tiến hành các quá trình bảo quản
nông sản, là yếu tố đầu tiên và quan trọng quyết định tới chất
lượng bảo quản nông sản. Đối với mỗi loại sản phẩm khác nhau,
cần có loại kho tương ứng thích hợp, nhất là các trang bị cần
thiết phục vụ cho việc sơ chế, kiểm tra theo dõi, phát hiện và xử lý
kịp thời các sự cố không bình thường trong kho. Tuy nhiên để giữ
cho sản phẩm ở trạng thái an toàn được lâu dài, ngoài việc xây
dựng kho theo đúng tiêu chuẩn, thì cũng cần quản lý tốt các
tiêu chuẩn về chất lượng từ khi thu hoạch cho tới khi nhập kho.
Muốn đảm bảo yêu cầu chất lượng, nông sản phải được thu hoạch
đúng lúc (độ chín), lựa chọn, phân loại đúng tiêu chuẩn quy định,
kiểm tra phẩm chất ban đầu trước khi nhập kho về các chỉ tiêu: độ
sạch, độ ẩm, mức độ nhiễm sâu bệnh, thành phần dinh dưỡng.
Trong vận chuyển phải lưu ý ngăn ngừa những tác động cơ học
bên ngoài làm hư hỏng hạt: gẫy vỡ, dập nát, ...
1.1.2. Yêu cầu kỹ thuật
Để bảo quản nông sản được lâu với tỷ lệ hao hụt thấp nhất,
khi xây dựng kho cần đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật sau:


- Có đủ dung tích để chứa hết khối lượng sản phẩm cần lưu
trữ.
- Kho phải được xây dựng dựa trên địa hình cao ráo, dễ thoát
nước, không ngập úng khi trời mưa kéo dài.
- Hướng bố trí trục dọc của kho là hướng Đông - Tây, giảm
đáng kể ảnh hưởng của bức xạ mặt trời.
- Kết cấu kho phải đáp ứng được các yêu cầu trong bảo quản
như: cách nhiệt, cách ẩm, tránh tạo điều kiện cho côn trùng phát
triển và loài gặm nhấm (chuột) đục khoét, đồng thời phải tạo điều
kiện thuận lợi cho công tác kiểm tra và xử lý sự cố, tiện lợi cho tiêu
diệt vi sinh vật có hại và côn trùng.
- Phải có trang thiết bị để sơ chế trước khi nhập kho hay xử
lý các sự cố không bình thường xảy ra trong kho: thiết bị làm
sạch, sấy, thông gió, ... Đặc biệt là phải có các phương tiện vận
chuyển để cơ khí hoá việc bốc dỡ, xuất nhập kho.
1.1.3. Phân loại
Dựa trên cơ sở loại nông sản cần bảo quản ta chia ra: kho bảo
quản hạt, kho bảo quản củ, kho bảo quản rau quả, kho bảo quản
sữa, thịt, cá, ...
Dựa trên mức độ cơ khí hoá có: kho đơn giản, kho cơ giới,
kho silô.
Kho đơn giản là loại kho hầu như không có trang thiết bị kèm
theo, mọi công việc trong kho chủ yếu dùng sức lao động của con
người. Kho cơ giới có trang bị các phương tiện vận chuyển để cơ
khí hoá toàn bộ công việc xuất nhập kho. Việc thông gió, điều
chỉnh nhiệt độ và độ ẩm đều giải quyết bằng cơ khí hoạc tự động
hoá.
Kho silô là loại kho hiện đại, tiên tiến nhất hiện nay. Ngoài
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top