Gilroy

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Phần 1
MỞ ĐẦU
Trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa, càng ngày càng có nhiều nhà máy, khu công nghiệp tập trung được xây dựng và đưa vào hoạt động tạo ra một khối lượng sản phẩm công nghiệp chiếm tỉ trọng cao trong toàn bộ sản phẩm của nền kinh tế quốc dân. Bên cạnh đó sản xuất công nghiệp đã gây nên nhiều ảnh hưởng xấu đến môi trường. Đặt biệt là môi trường đất. Xử lý ô nhiễm môi trường đất luôn là vấn đề làm đau đầu các nhà quản lý môi trường.
Tại thị trấn Giang Tiên, Mỏ than Phấn Mễ là một trong những đơn vị sản xuất kinh doanh hiệu quả đóng góp rất lớn vào nguồn ngân sách chung của thị trấn. Ngoài ra nhờ hoạt động của Mỏ đã đem lại công ăn việc làm cho hàng trăm lao động của thị trấn, đảm bảo đời sống của nhõn dân. Song chúng ta cũng không thể phủ nhận những tác động tiêu cực do hoạt động khai thác than của mỏ than Phấn Mễ đem lại cho môi trường nói chung và môi trường đất nói riêng.
Xử lý ô nhiễm môi trường đất luôn là vấn đề làm đau đầu các nhà quản lý môi trường .Việc chọn công nghệ xử lý như thế nào để đạt hiệu quả cao, không gây nên những hậu quả xấu về môi trường trong tương lai và ít tốn kém chi phí luôn là nỗi bức xúc của các ngành chức năng. Xuất phát từ những yêu cầu trên cùng với những hiểu biết về cơ chế hấp thụ, chuyển hoá, chống chịu và loại bỏ kim loại nặng của một số loài thực vật, gần đây người ta đã bắt đầu chú ý đến khả năng sử dụng thực vật để xử lý môi trường như một công nghệ môi trường đặc biệt. Trên cơ sở đó em xin được đề xuất giải pháp nhằm hoàn phục môi trường và khắc phục tình trạng ô nhiễm kim loại nặng trên đất tại mỏ than Phấn Mễ thuộc huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Các khái niệm về môi trường, ô nhiễm môi trường, ô nhiễm môi trường đất
2.1.1. Các khái niệm môi trường
- Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên. Đây là khái niệm tổng quát về môi trường.
- Môi trường là tập hợp các điều kiện và hiện tượng bên ngoài có ảnh hưởng tới một vật thể hay sự kiện.
- Môi trường sống là tổng thể các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới sự sống và sự phát triển của cơ thể sống.
- Môi trường sống của con người là tổng hợp các điều kiện vật lý, hoá học, sinh học, xã hội bao quanh con người và có ảnh hưởng tới sự sống, sự phát triển của từng cá nhân và toàn bộ cộng đồng người.
- Theo Luật Môi trường Việt Nam sửa đổi năm 2005: “ Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo có liên quan mật thiết với nhau bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật.
* Một số khái niệm liên quan đến các vấn đề môi trường:
- Suy thoái môi trường là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đối với con người và sinh vật.
- Sự cố môi trường: Là tai biến hay rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hay biến đổi thất thường của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hay biếnđổi môi trường nghiêm trọng.
- Khủng hoảng môi trường: Là các suy thoái chất lượng MT sống ở quy mô toàn cầu, đe doạ cuộc sống loài người trên Trái Đất như sa mạc hoá, nguồn nước và biển bị ô nhiễm nghiêm trọng gây thủng tầng ôzone.
- Tai biến môi trường: Là quá trình gây hại vận hành trong hệ thống môi trường, phản ánh tính nhiễu loạn và tính bất ổn của hệ thống. Có 3 giai đoạn:
Nguy cơ ( hiểm hoạ ): Đã tồn tại các yếu tố gây hại nhưng chưa gây mất ổn định cho hệ thống.
Giai đoạn phát triển: Tập trung và gia tăng các yếu tố tai biến, xuất hiện trạng thái mất ổn định nhưng chưa vượt qua ngưỡng an toàn của hệ thốngMT.
Giai đoạn sự cố: Trạng thái mất ổn định đã vượt qua ngưỡng an toàn của hệ thống, gây ra các thiệt hại không mong đợi cho con người (sức khoẻ, tính mạng, sản nghiệp) dẫn đến thiên tai hay sự cố môi trường.
- An ninh môi trường: Là trạng thái mà một hệ thống MT có khả năng đảm bảo điều kiện sống an toàn cho con người và sinh vật cư trú trong hệ thống đó.
- Tị nạn môi trường: Con người và sinh vật buộc phải rời khỏi nơi cư trú truyền thống của mình tạm thời hay vĩnh viễn do sự huỷ hoại môi trường gây nguy hiểm cho cuộc sống của họ. Trên thế giới cứ khoảng 225 người lại có một người phải tị nạn môi trường(TS. Lê Văn Thiện, 2007)[10].
2.1.2. Ô nhiễm môi trường
- Ô nhiễm môi trường: Là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật.
- Nguyên nhân gây ô nhiễm chủ yếu do hoạt động của các hoạt động của con người gây ra như sản xuất công nghiệp, sinh hoạt, giao thông vận tải…Ngoài ra, ô nhiễm còn do một số hoạt động của tự nhiên: núi lửa phun nham thạch gây nhiều bụi bặm, thiên tai… tạo điều kiện cho nhiều loại vi sinh vật gây bệnh phát triển.
2.1.3. Ô nhiễm đất.
a. Khái niệm:
Ô nhiễm đất được hiểu là sự có mặt của các chất lạ trong đất làm thay đổi đặc tính lý hóa của đất ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của thực vật, động vật và sức khỏe của con người.
b. Các nguồn gây ô nhiễm đất:
* Nguồn gốc tự nhiên: Sự ô nhiễm đất sảy ra do sự mùn hóa, mặn hóa, chua hóa; do sự phân hủy của xác động vật, thực vât; sự xói mòn, rửa trôi, sa mạc hóa, hoang mạc hóa; do lắng đọng vật chất gây ô nhiễm; do hoạt động phun trào của núi lửa…
* Nguồn gốc nhân tạo: Ô nhiễm đất do con người thải ra các chất thải từ các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, khai thác khoáng sản, chất thải sinh hoạt, chiến tranh…
c. Tác nhân gây ô nhiễm đất:
* Tác nhân vật lý: Nhiệt độ (ảnh hưởng đến tốc độ phân huỷ chất thải của sinh vật), chất phóng xạ (U ran, Thori, Sr90, I131, Cs137).
* Ô nhiễm đất do tác nhân hoá học: Bao gồm phân bón N, P (dư lượng phân bón trong đất), thuốc trừ sâu (clo hữu cơ, DDT, lindan, aldrin, photpho hữu cơ v.v.), chất thải công nghiệp và sinh hoạt (kim loại nặng, độ kiềm, độ axit v.v...).
* Ô nhiễm đất do tác nhân sinh học: Trực khuẩn lỵ, thương hàn, các loại ký sinh trùng (giun, sán v.v...).
d. Tiêu chuẩn đánh giá:
Bảng 2.1 Một số tiêu chuẩn đánh giá môi trường đất (QCVN 03: 08 BTNMT)
Đơn vị tính: mg/kg đất khô
Thông số Đất nông nghiệp Đất lâm nghiệp Đất dân sinh Đất thương mại Đất công nghiệp
Asen (As) 12 12 12 12 12
Cadimi (Cd) 2 2 5 5 10
Đồng (Cu) 50 70 70 100 100
Chì (Pb) 70 100 120 200 300
Kẽm (Zn) 200 200 200 300 300

2.2. Các vấn đề môi trường liên quan đến hoạt động khai thác mỏ
2.2.1. Thay đổi cảnh quan
Không hoạt động nào cảnh quan bị thay đổi nghiêm trọng như khai thác than lộ thiên hay khai thác dải, làm tổn hại giá trị của môi trường tự nhiên của những vùng đất lân cận. Khai thác than theo dải hay lộ thiên sẽ phá hủy hoàn toàn hệ thực vật, phá hủy phẫu diện đất phát sinh, di chuyển hay phá hủy sinh cảnh động thực vật, ô nhiễm không khí, thay đổi cách sử dụng đất hiện tại và ở mức độ nào đó thay đổi vĩnh viễn địa hình tổng quan của khu vực khai mỏ. Quần xã vi sinh vật và quá trình quay vòng chất dinh dưỡng bị đảo lộn do di chuyển, tổn trữ và tái phân bố đất. Nhìn chung, nhiễu loạn đất và đất bị nén sẽ dẫn đến xói mòn. Di chuyển đất từ khu vực chuẩn bị khai mỏ sẽ làm thay đổi hay phá hủy nhiều đặc tính tự nhiên của đất và có thể giảm năng suất nông nghiệp hay đa dạng sinh học. Cấu trúc đất có thể bị nhiễu loạn do bột hóa hay vỡ vụn kết tập.
2.2.2. Phá hủy lớp vỏ thực vật
Những hoạt động làm đường chuyên chở than, tổn trữ đất mặt, di chuyển chất thải và chuyên chở đất và than làm tăng lượng bụi xung quanh vùng khai mỏ. Bụi làm giảm chất lượng không khí tại ngay khu khai mỏ, tổn hại thực vật, và sức khỏe của công nhân mỏ cũng như vùng lân cận. Hàng trăm ha đất dành cho khai mỏ bị bỏ hoang chờ đến khi được trả lại dáng cũ và cải tạo. Nếu khai mỏ được cấp phép thì cử dân phải di dời khỏi nơi này và những hoạt động kinh tế như nông nghiệp, săn bắn, thu hái thực phẩm hay cây thuốc đều phải ngừng.
2.2.3. Tác động đến môi trường nước
Khai mỏ lộ thiên cần một lượng lớn nước để rửa sạch than cũng như khắc phục bụi. Để thỏa mãn nhu cầu này, mỏ đã "chiếm" nguồn nước mặt và nước ngấm cần thiết cho nông nghiệp và sinh hoạt của người dân vùng lân cận. Khai mỏ ngầm dưới đất cũng có những đặc điểm tương tự nhưng ít tác động tiêu cực hơn do không cần nhiều nước để kiểm soát bụi nhưng vẫn cần nhiều nước để rửa than. Bên cạnh đó, việc cung cấp nước ngầm có thể bị ảnh hưởng do khai mỏ lộ thiên. Những tác động này bao gồm rút nước có thể sử dụng được từ những túi nước ngầm nông; hạ thấp mực nước ngầm của những vùng lân cận và thay đổi hướng chảy trong túi nước ngầm, ô nhiễm túi nước ngầm có thể sử dụng được nằm dưới vùng khai mỏ do lọc và thẩm nước chất lượng kém của nước mỏ, tăng hoạt động lọc và ngưng đọng của những đống đất từ khai mỏ. Ở đầu có than hay chất thải từ khai thác than, tăng hoạt động lọc có thể tăng chảy tràn của nước chất lượng kém và xói mòn của những đống phế thải, nạp nước chất lượng kém vào nước ngầm nông hay đứa nước chất lượng kém vào những suối của vùng lân cận dẫn đến ô nhiễm cả nước mặt lẫn nước ngầm của những vùng này. Những hồ được tạo ra trong quá trình khai thác than lộ thiên cũng có thể chứa nhiều axit nếu có sự hiện diện của than hay chất phế thải chứa than, đặc biệt là những chất này gần với bể mặt và chứa pi rít. Axit sunphuric được hình thành khi khoáng chất chứa sunphit và bị ôxy hóa qua tiếp xúc với không khí có thể dẫn đến mưa axít. Hóa chất còn lại sau khi nổ mìn thường là độc hại và tăng lượng muối của nước mỏ và thậm chí là ô nhiễm nước. Chất lượng nước sông, suối có thể bị giảm do axít mỏ chảy tràn, thành phần độc tố vết, hàm lượng cao của những chất rắn hòa tan trong nước thoát ra từ mỏ và lượng lớn phù sa được đứa vào sông suối. Chất thải mỏ và những đống than tổn trữ cũng có thể thải trầm tích xuống sông suối, nước rỉ từ những nơi này có thể là axít và chứa những thành phần độc tố vết.
2.2.4. Tác động đến môi trường đất
Do đặc thù của khai thác mỏ là một hoạt động phải bóc tách một khối lượng lớn đất đá ra khỏi lòng đất (khai thác lộ thiên) để khai thác khoáng sản nên đã tạo ra một khoảng trống rất lớn và rất sâu. Quá trình đào xới, vận chuyển đất đá và quặng làm địa hình khu khai trường bị hạ thấp, ngược lại, quá trình đổ chất thải rắn làm địa hình bãi thải tâng cao. Chất thải rắn, không sử dụng được cho các mục đích khác, đã tạo nên trên bề mặt đất địa hình mấp mô, xen kẽ giữa các hố sâu và các đống đất, đá. Một số diện tích đất xung quanh các bãi thải quặng có thể bị bồi lấp do sạt lở, xói mòn của đất đá từ các bãi thải, gây thoái hoá lớp đất mặt. Việc đổ bỏ đất đá thải tạo tiền đề cho mưa lũ bồi lấp các sông suối, các thung lũng và đồng ruộng phía chân bãi thải và các khu vực lân cận. Khi có mưa lớn thường gây ra các dòng bùn di chuyển xuống vùng thấp, vùng đất canh tác, gây tác hại tới hoa màu, ruộng vườn, nhà cửa, vào mùa mưa lũ thường gây ra lũ bùn đá, gây ra nhiều thiệt hại lớn. Quá trình bốc xúc, tuyển, rửa làm đất tơi xốp tạo điều kiện làm đất bị phong hóa và tách các khoáng vật nhiều kim loại có trong đó gây ra tình trạng ô nhiễm kim loại ở khu vực khai thác mỏ và các khu vực xung quanh gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của con người.
Phần 3:
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Phạm vi, đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu.
3.1.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Môi trường đất tại thị trấn Giang Tiên, Phú Lương.
- Phạm vi: Thị trấn Giang Tiên, Phú Lương.
3.1.2. Địa điểm nghiên cứu
- Địa điểm: Thị trấn Giang Tiên, Phú Lương,.
3.2. Nội dung nghiên cứu
3.2.1. Điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội thị trấn Giang Tiên.
3.2.2. Khái quát về mỏ than Phấn Mễ; chất lượng, trữ lượng và công nghệ khai thác than của Mỏ.
3.2.3. Tác động của hoạt động khai thác than đến môi trường đất của thị trấn Giang Tiên
3.2.4. Chất lượng môi trường đất trên địa bàn Thị trấn Giang Tiên.
3.2.5. Một số định hướng, giải pháp khắc phục giảm thiểu ô nhiễm môi trường đất của thị trấn Giang Tiên
3.3. Phương pháp nghiên cứu
* Nghiên cứu văn bản pháp luật, văn bản dưới luật đối với cơ sở khai thác than.


4.4.2.1 Sử lí kim loại nặng trong đất bằng các loài thực vật khác
a. Cây thơm ổi:
Gần đây, các nhà khoa học Việt Nam đã phát hiện ra một loại cây dại có tên alf thơm ổi có khả năng hấp thụ lượng kim loại cao gấp 100 lần bình thường và sinh trưởng rất nhanh. Cây thơm ổi có thể hấp thu được lượng chì cao gấp 500 – 1000 lần, thậm chí tới 5000 lần so với các loài cây bình thường. Thơm ổi được coi là loài siêu hấp thu chì và cadimi. Sau 105 ngày thí nghiệm, nhóm nghiên cứu kết luận rằng thơm ổi có khả năng hấp thu chì cao hơn 506 pPhần mềm (trong điều kiện môi trường nhiễm ô nhiễm chì ở nồng độ 1000 ppm) so với cây sống trong điều kiện bình thường và 1037 pPhần mềm (trong điều kiện môi trường nhiễm chì 2000 ppm).
Ngoài ra, kết quả thí nghiệm cũng cho thấy cây thơm ổi hấp thu chì rất nhanh: trong điều kiện môi trường chưa 1000 pPhần mềm chì, sau 24 giờ (kể từ thời điểm tăng đôth ngột nồng độ chì) rễ cây thơm ổi đã tích lũy một lượng chì hơn 470 lần so với cây đối chứng (sống trong điều kiện môi trường bình thường); trong môi trường chứa 2000 pPhần mềm chì thì rễ thơm ổi tích lũy lượng chì hơn 969 lần so với cây đối chứng; trong môi trường chứa 4000 pPhần mềm chì, rễ thơm ổi tích lũy một lượng chì hơn 4908 lần so với cây đối chứng.
Theo tính toán của nhóm nghiên cứu, cây thôm ổi có khả năng tích kuyx cao hơn 1% so với trọng lượng khô của rễ và bộ phận rễ cây được xem là kho chứa chì. Tương tự, đối với chất Cadimi, cây thơm ổi cũng có khả năng hấp thu chất này rất tốt.
b. Cây cải xoong:
Ngay từ cuối thế kỷ 19 người ta đã phát hiện ra loài cải xoong (thuộc dòng hyperaccumulators) có khả năng hấp thu kim loại trong đất. Những người nông rất phát ruộng đã tìm thấy trong thân của cây này lượng lớn chất kẽm (Zn). Sau này người ta phát hiện có khoảng 20 loài cải dại thuộc họ này cũng có khả năng hấp thụ những kim loại có độc tính cao như niken, kẽm…
c. Cây dương xỉ
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam thì có 2 loài thuộc họ dương xỉ (tên khoa học là Pteris vittata và Pityrogramma calomelanos) khả năng tích lũy kim loại nặng, hàm lượng asen lên đến 5.876pPhần mềm và trong rễ là 2.642ppm, bên cạnh đó một số loài dương xỉ còn có khả hấp thu đồng, thạc tín. Họ phát hiện ra rằng trên lá của cây dương xỉ có chứa tới 0,8 % hàm lượng thạch tín, cao hơn hàng trăm lần so với bình thường mà cây vẫn tươi tốt.
d. Cây ráng sẹo gà dải, ráng chò chanh
Hai loài này ngoài khả năng hấp thụ các kim loại nặng như: chì, kẽm, còn có khả năng hấp thụ As, Cd. Tại xã Hà Thượng, trên vùng đất bị ô nhiễm nặng do nước thải từ khu vực tuyển quặng xả ra, chỉ duy nhất có loài ráng sẹo gà dải tổn tại được, mặc dù trước thời gian mỏ hoạt động, đầy là vùng đất nông nghiệp, chuyên trồng lúa và hoa màu. Kết quả phần tích cho thấy, trong tro của hai loài kể trên có hàm lượng As và cd rất cao.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Việc đề xuất các phương án nhằm cải tạo phục hồi môi trường khu vực chế biến thiếc của mỏ than Phấ Mễ đều được tính toán dựa trên điều kiện thực tế của khu vực, có khả năng ứng dụng thực tế cao. Để có thể xác định hiệu quả của phương án được đề xuất cần có những công trình nghiên cứu đồng bộ và toàn diện hơn và cần thực hiện.
Kiến nghị Phòng tài nguyên môi trường huyện Đại Từ nói riêng, Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Thái Nguyên nói chung tăng cường giám sát và kiểm tra việc thực hiện các nội dung và biện pháp cải tạo, phục hồi môi trường của mỏ than Phấn Mễ thuộc huyện Phú Lương.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top