Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
An toàn vệ sinh thực phẩm là vấn đề đang được cả xã hội quan tâm, đặc biệt là ở đô thị và các khu công nghiệp, khi ngày càng có nhiều tác nhân độc hại bị phát hiện trong thực phẩm khiến dư luận lo ngại ( gần đây nhất là melamine trong sữa, bột đá trong kẹo, aldehyde trong rượu.. v.v).
2. Mục đích nghiên cứu
_ Tìm hiểu thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm ở Việt Nam hiện nay và các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.
3. Đối tượng nghiên cứu
_ Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm
4. Phạm vi nghiên cứu
_Trên cả nước

B. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Khái niệm an toàn vệ sinh thực phẩm
_ Định nghĩa vệ sinh an toàn thực phẩm: vệ sinh an toàn thực phẩm là tất cả điều kiện, biện pháp cần thiết từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản, phân phối, vận chuyển cũng như sử dụng nhằm bảo đảm cho thực phẩm sạch sẽ, an toàn, không gây hại cho sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng. Hiện nay có hai khái niệm đang đựơc sử dụng rộng rãi: vệ sinh thực phẩm (food hygiene) và an toàn thực phẩm (food safety):
• Vệ sinh thực phẩm: Là một khái niệm khoa học để nói thực phẩm không chứa vi sinh vật gây bệnh và không chứa độc tố. Khái niệm vệ sinh thực phẩm còn bao gồm khâu tổ chức vệ sinh trong chế biến bảo quản thực phẩm.
• An toàn thực phẩm : Được hiểu là khả năng không gây ngộ độc của thực phẩm đối với con người. Như vậy, có thể nói an toàn thực phẩm là khái niệm có nội dung rộng hơn do nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm không chỉ hạn chế ở vi sinh vật.
Vì vậy, vệ sinh an toàn thực phẩm là công việc đòi hỏi sự tham gia của nhiều ngành, nhiều khâu có liên quan đến thực phẩm như nông nghiệp, thú y, cơ sở chế biến thực phẩm, y tế, người tiêu dùng.
2. Tầm quan trọng của vệ sinh an toàn thực phẩm
a) Tầm quan trọng của vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sức khỏe
Thực phẩm là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển của cơ thể, đảm bảo cho sức khỏe con người nhưng đồng thời cũng có thể là nguồn gây bệnh nếu không đảm bảo vệ sinh.
Về lâu dài, thực phẩm không những có tác động thường xuyên đối với sức khỏe con người mà còn ảnh hưởng lâu dài đến nòi giống. Sử dụng các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh trước mắt có thể bị ngộ độc cấp tính với các triệu chứng dễ nhận thấy, nhưng vấn đề nguy hiểm là sự tích lũy dần các chất độc hại ở một số cơ quan trong cơ thể. Sau một thời gian, bệnh mới biểu hiện hay có thể gây các dị tật, dị dạng cho thế hệ mai sau. Những ảnh hưởng tới sức khỏe đó phụ thuộc vào các tác nhân gây bệnh.
b) Vệ sinh an toàn thực phẩm tác động đến kinh tế và xã hội
Đối với Việt Nam cũng như nhiều nước đang phát triển khác, lương thực, thực phẩm là loại sản phẩm chiến lược, ngoài ý nghĩa kinh tế còn có ý nghĩa chính trị, xã hội rất quan trọng. Để cạnh tranh trên thị trường quốc tế, thực phẩm không những cần được sản xuất, chế biến, bảo quản phòng tránh ô nhiễm các loại vi sinh vật mà còn không được chứa các chất hóa học tổng hợp hay tự nhiên vượt quá mức quy định cho phép của tiêu chuẩn quốc tế hay quốc gia, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Những thiệt hại khi không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm:
• Thiệt hại chính do các bệnh gây ra từ thực phẩm đối với cá nhân là chi phí khám bệnh, phục hồi sức khỏe, chi phí do phải chăm sóc người bệnh, sự mất thu nhập do phải nghỉ làm …
• Đối với nhà sản xuất, đó là những chi phí do phải thu hồi, lưu giữ sản phẩm, hủy hay loại bỏ sản phẩm, những thiệt hại do mất lợi nhuận do thông tin quảng cáo … và thiệt hại lớn nhất là mất lòng tin của người tiêu dùng.
• Ngoài ra còn có các thiệt hại khác như phải điều tra, khảo sát, phân tích, kiểm tra độc hại, giải quyết hậu quả
Do vậy, vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để phòng các bệnh gây ra từ thực phẩm có ý nghĩa thực tế rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế và xã hội, bảo vệ môi trường sống của các nước đã và đang phát triển, cũng như nước ta. Mục tiêu đầu tiên của vệ sinh an toàn thực phẩm là đảm bảo cho người ăn tránh bị ngộ độc do ăn phải thức ăn bị ô nhiễm hay có chất độc; thực phẩm phải đảm bảo lành và sạch.

3. Những thách thức và thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm tại Việt Nam hiện nay
a) Thách thức
_ Sự bùng nổ dân số cùng với đô thị hóa nhanh dẫn đến thay đổi thói quen ăn uống của người dân, thúc đẩy phát triển dịch vụ ăn uống trên hè phố tràn lan, khó có thể đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Thực phẩm chế biến ngày càng nhiều, các bếp ăn tập thể gia tăng … là nguy cơ dẩn đến hàng loạt vụ ngộ độc. Bên cạnh đó, sự gia tăng nhanh dân số còn làm khan hiếm tài nguyên thiên nhiên, trong đó có nước sạch sử dụng cho sinh hoạt và ăn uống cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
_ Ô nhiễm môi trường: Sự phát triển của các ngành công nghiệp dẩn đến môi trường ngày càng bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến vật nuôi và cây trồng. Mức độ thực phẩm bị nhiễm độc tăng lên, đặc biệt là các vật nuôi trong ao hồ có chứa nước thải công nghiệp, lượng tồn dư một số kim loại nặng ở các vật nuôi cao.
_ Sự phát triển của khoa học công nghệ: Việc ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật mới trong chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất, chế biến thực phẩm làm cho nguy cơ thực phẩm bị nhiễm các hóa chất độc hại ngày càng tăng do lượng tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất bảo quản trong rau, quả; tồn dư thuốc thú y trong thịt, thực phẩm sử dụng công nghệ gen, sử dụng nhiều hóa chất độc hại, phụ gia không cho phép, cũng như nhiều quy trình không đảm bảo vệ sinh gây khó khăn cho công tác quản lý, kiểm soát.
b) Thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm tại Việt Nam hiện nay
* Tình hình chung
Trong những năm gần đây, nền kinh tế của Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển sang cơ chế thị trường. Các loại thực phẩm sản xuất, chế biến trong nước và nước ngoài nhập vào Việt Nam ngày càng phong phú, đa dạng. Việc sử dụng các chất phụ gia trong sản xuất trở nên phổ biến. Các loại phẩm màu, đường hóa học đang bị lạm dụng trong pha chế nước giải khát, sản xuất bánh kẹo, chế biến thức ăn sẵn như thịt quay, giò chả, ô mai … Nhiều loại thịt bán trên thị trường không qua kiểm duyệt thú y.
Tình hình sản xuất thức ăn, đồ uống giả, không đảm bảo chất lượng và không theo đúng quy định đã đăng ký với cơ quan quản lý cũng ngày càng phổ biến. Nhãn hàng và quảng cáo không đúng sự thật vẫn xảy ra.
Ngoài ra, việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật bao gồm thuốc trừ sâu, diệt cỏ, hóa chất kích thích tăng trưởng và thuốc bảo quản không theo đúng quy định gây ô nhiễm nguồn nước cũng như tồn dư các hóa chất này trong thực phẩm. Việc bảo quản lương thực thực phẩm không đúng quy cách tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển đã dẩn đến các vụ ngộ độc thực phẩm. Các bệnh do thực phẩm gây nên không chỉ là các bệnh cấp tính do ngộ độc thức ăn mà còn là các bệnh mạn tính do nhiễm và tích lũy các chất độc hại từ môi trường bên ngoài vào thực phẩm, gây rối loạn chuyển hóa các chất trong cơ thể, trong đó có bệnh tim mạch và ung thư.
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá các chương trình hành động đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trên toàn cầu đã xác định được nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ em là các bệnh đường ruột, phổ biến là tiêu chảy. Đồng thời cũng nhận thấy nguyên nhân gây các bệnh trên là do thực phẩm bị nhiễm khuẩn. Ở Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế, trong 10 nguyên nhân gây tử vong thì nguyên nhân do vi sinh vật gây bệnh đường ruột đứng thứ 2.
* Số liệu thống kê
_ Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, năm 2007, cả nước xảy ra 248 vụ ngộ độc thực phẩm với 7.329 người mắc, trong đó 55 người tử vong. So với năm 2006, tuy số lượng tử vong giảm 3,5% nhưng tổng số người mắc lại tăng 2,7%.
_ Từ đầu năm 2008 đến hết tháng 9-2008, cả nước xảy ra 150 vụ ngộ độc thực phẩm với 6.724 người mắc, trong đó tử vong 49 người. Riêng trong tháng 10/2008, có ít nhất 12 vụ ngộ độc thực phẩm trên cả nước với khoảng 300 người mắc, trong đó đáng lưu ý nhất là tình trạng ngộ độc rượu tại TP.HCM ( 7 vụ với 12/30 bệnh nhân tử vong ).
_ Hiện có 40 tỉnh, thành phố trong nước xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm thường xuyên. Số ca ngộ độc thực phẩm phải nhập viện tập trung cao nhất ở miền Đông Nam bộ (chiếm 51,91%). Tuy nhiên, số ca tử vong do ngộ độc lại tập trung nhiều ở các vùng núi phía Bắc (55,81%).
_ Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm nước ta có tới hơn tám triệu người bị ngộ độc và tiêu chảy do ăn uống. Đáng nói là do tập quán ăn uống mất vệ sinh nên tỷ lệ nhiễm giun sán ở Việt Nam chiếm khoảng 80% dân số.

• Phòng trừ sâu bệnh.
• Thực hiện đúng quy trình của ngành nông nghiệp.
* Giai đoạn thu hoạch
_ Đảm bảo kỹ thuật thu hái, đánh bắt giết mổ.
_ Đảm bảo quy trình thu gom, bảo quản, vận chuyển.
_ Đảm bảo quá trình sơ chế an toàn.
* Giai đoạn chế biến
_ Áp dụng quy phạm và tiêu chuẩn trong chế biến:GMP, GHP, HACCP.
_ Đảm bảo đủ điều kiện Vệ sinh an toàn thực phẩm trong chế biến.
_ Áp dụng quy trình công nghệ chế biến an toàn.
* Giai đoạn lưu thông, phân phối
_ Mọi sản phẩm thực phẩm khi đưa vào lưu thông phải được công bố tiêu chuẩn hay chứng nhận an toàn.
_ Sản phẩm phải có đầy đủ nhãn mác theo quy định.
_Thực hiện đầy đủ chế độ bảo quản ( nhiệt độ, phương tiện, thời gian ), không để hư hỏng và tái nhiễm.
_Thực hiện đầy đủ chế độ vận chuyển (Phương tiện, thời gian, chế độ bảo quản khi vận chuyển)
_ Đảm bảo đủ điều kiện Vệ sinh an toàn thực phẩm các cơ sở phân phối và tiêu dùng ( siêu thị, chợ, cửa hàng bán buôn, bán lẻ, các kho hàng ).
* Giai đoạn tiêu dùng
_ Đảm bảo đủ điều kiện Vệ sinh an toàn thực phẩm của các nhà ăn, bếp ăn tập thể, các cửa hàng ăn, quán ăn uống đường phố, bếp ăn gia đình).
_ Phải đảm bảo sản phẩm thực phẩm còn hạn sử dụng, không hư hỏng biến chất, không ô nhiễm, đủ chất lượng Vệ sinh an toàn thực phẩm
_ Mỗi người tiêu dùng phải là “ người tiêu dùng thông thái”:
• Biết cách chọn mua thực phẩm an toàn.
• Biết cách chế biến thực phẩm an toàn.
• Biết cách sử dụng thực phẩm an toàn.
• Là một “ tuyên truyền viên” và “ thanh tra viên “ về Vệ sinh an toàn thực phẩm
b) Tăng cường các biện pháp giáo dục truyền thông về Vệ sinh an toàn thực phẩm
_ Nâng cao nhận thức và thực hành của chính quyền các cấp, người sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm.
_ Giáo dục tuyên truyền cho nhân dân thay đổi những phong tục tập quán lạc hậu, phổ biến những kiến thức khoa học trong trồng trọt, chăn nuôi, bảo quản và chế biến thực phẩm an toàn.
c) Kiện toàn hệ thống quản lý và kiểm nghiệm Vệ sinh an toàn thực phẩm từ Trung ương đến địa phương.
_ Tăng cường các biện pháp kiểm tra, thanh tra, xử lý thật nghiêm các vi phạm pháp luật; khắc phục ngay tình trạng buông lỏng quản lý, quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu các đơn vị khi để xảy ra ngộ độc thực phẩm trong đơn vị mình.
_ Tăng đầu tư về ngân sách, nhân lực và trang thiết bị để đáp ứng được yêu cầu cơ bản kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm từ Trung ương đến cơ sở.
_ Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm; định kỳ 6 tháng và hàng năm báo cáo kết quả thực hiện Chỉ thị về Bộ Y tế để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trang web:

2. Trang web:

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

thao tram

New Member
mình muốn tham khảo bài tiểu luận vệ sinh an toàn thực phẩm ạh, Thank add
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top