bo_lilkendy

New Member

Download miễn phí Nhân cách người lãnh đạo quản lý





Uy tín là sức mạnh tinh thần mà cá nhân, tổ chức có được nhờ sự tin cậy, tín nhiệm
của mọi người. Đó phải là uy tín thật sự được tạo ra từ bản thân người lãnh đạo –
quản lý bằng nhân phẩm, tài năng, đức độ; chớ không phải thứ uy tín giả tạo có
được do sợ hãi (dùng quyền lực được giao gây áp lực, khống chế, đe dọa ), do gia
trưởng (coi thường mọi người, các biểu hiện thái độ lộng quyền ), do khoảng
cách (tự tạo khoảng cách với mọi người, tạo vẻ bí ẩn, sợ người khác gần gũi sẽ
phát hiện nhược điểm), do dân chủ giả hiệu (luôn hứa hẹn những điều có lợi cho
người thừa hành, lâu ngày tạo ra sự “móc ngoặc” giữa người lãnh đạo – quản lý
và thuộc cấp), do công thần (luôn lấy thành tích cũ để phô trương, tự ca ngợi
mình, bảo thủ, hoài cổ, không chịu đổi mới nên không đáp ứng được yêu cầu,
nhiệm vụ trong tình hình mới nhưng lấy thành tích cũ để che đậy nhược điểm), do
lý luận khó hiểu (còn gọi là kiểu “dạy khôn”, luôn tỏ ra am hiểu nhất, thông minh
nhất, “dạy khôn” người khác bằng hàng loạt lý luận dài dòng, vô nghĩa hay
không ai hiểu nổi, gây ra sự ngộ nhận ở người nghe), do ô dù (mượn lời cấp trên,
mượn lời người có uy tín khác để trấn áp cấp dưới hay chứng tỏ cho người khác
thấy mình có “quan hệ mật thiết” với cấp trên, đây còn gọi là kiểu “cáo mượn oai
hùm”), v.v



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

NHÂN CÁCH NGƯỜI LÃNH ĐẠO
QUẢN LÝ
Từ lý luận
Các Mác cho rằng con người tồn tại như một thực thể tự nhiên – xã hội, sống hiện
thực và có tư duy, ngôn ngữ, có mối quan hệ biện chứng với các sự vật, hiện
tượng; là hoạt động sống có ý thức, là mức độ cao nhất của giống loài, là một tồn
tại lịch sử và sáng tạo ra lịch sử; đặc biệt, con người là một tồn tại tích cực, tác
động vào thế giới, cải tạo và sáng tạo thế giới…
Nhân cách là con người có ý thức, là một chỉnh thể và được hình thành thông qua
hoạt động tích cực của bản thân con người trong quá trình sáng tạo xã hội. Nói
cách khác, nhân cách là toàn bộ những đặc điểm, những phẩm chất tâm lý, nó quy
định hành vi xã hội và giá trị xã hội của một cá nhân; là hệ thống những phẩm chất
và những giá trị xã hội của cá nhân có được bởi sự đánh giá của xã hội (gọi là
phẩm giá) thông qua hệ thống hành vi xã hội của cá nhân.
Lãnh đạo là đề ra đường lối, chủ trương và tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương
đó trong từng giai đoạn cụ thể. Quản lý là tổ chức, thực hiện đường lối, chủ trương
đó.
Lãnh đạo quản lý là quá trình chỉ huy và điều khiển trong một hệ thống xã hội nhất
định. Chỉ huy là xác định mục tiêu và truyền đạt mục tiêu, tìm ra biện pháp thực
hiện mục tiêu, đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu. Mục tiêu đó chính là xây dựng
một nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”,
lúc nào đặt quyền lợi của nhân dân lên hàng đầu. Đó chính là cái “TÂM” của
người lãnh đạo quản lý.
Vì vậy, lãnh đạo mà không quản lý thì không đi đến mục tiêu, quản lý mà không
có lãnh đạo thì không đi đến một mục tiêu nào hết.
Hoạt động lãnh đạo quản lý vừa có tính khoa học vừa có tính nghệ thuật, cần học
tập kinh nghiệm người đi trước nhưng phải có tính sáng tạo, không rập khuôn, máy
móc, không có công thức chung cho hoạt động lãnh đạo quản lý.
Nhân cách người lãnh đạo – quản lý là bộ mặt xã hội đặc thù của những cá nhân
đóng vai trò chỉ huy, điều khiển trong hệ thống xã hội nhất định.
Năng lực điều hành, quản lý xã hội phát triển, thực hiện mục tiêu đề ra là cái
“TÀI” của nhà lãnh đạo quản lý.
Thế giới quan của người lãnh đạo quản lý là hệ thống các khái niệm của con người
về tự nhiên, về xã hội và tư duy được hình thành ở mỗi người và xác định phương
châm hành động cho người đó. Thế giới quan quyết định thái độ của con người đối
với hiện thực xung quanh. Hoạt động lãnh đạo quản lý nhất định phải tuân theo
nguyên tắc khách quan, khoa học, không bị ảnh hưởng bởi một hệ tư tưởng nào
kìm hãm sự phát triển. Vì hệ tư tưởng là ý thức chủ quan, còn xã hội thì luôn tuân
theo quy luật vận động khách quan (quan hệ biện chứng).
Đây cũng chính là TẦM nhìn xa của người lãnh đạo – quản lý. Căn cứ vào các quy
luật vận động khách quan mà thấy trước được hướng phát triển của xã hội ít nhất
10 năm, 20 năm, 30 năm. Tầm nhìn của người lãnh đạo quản lý càng xa thì việc
hoạnh định kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội càng có tính thống nhất, chuẩn, chặt
chẽ mà không lạc hậu với tình hình xã hội trong nước và thế giới, đáp ứng được sự
phát triển tự nhiên của đời sống xã hội, đỡ gây lãng phí tiền của xã hội.
Trong giai đoạn hiện nay, người lãnh đạo quản lý phải có tầm nhìn xa, trông rộng,
có quan điểm đúng đắn hướng tới sự sáng tạo, năng động, chất lượng, hiệu quả,
xây dựng cuộc sống và môi trường xã hội trong sáng, lành mạnh trên nền tảng thế
giới quan khoa học. Loại trừ tư tưởng cục bộ, địa phương, bè phái, thực dụng, hẹp
hòi, ích kỷ, chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, đặc quyền, đặc lợi…
Uy tín là sức mạnh tinh thần mà cá nhân, tổ chức có được nhờ sự tin cậy, tín nhiệm
của mọi người. Đó phải là uy tín thật sự được tạo ra từ bản thân người lãnh đạo –
quản lý bằng nhân phẩm, tài năng, đức độ; chớ không phải thứ uy tín giả tạo có
được do sợ hãi (dùng quyền lực được giao gây áp lực, khống chế, đe dọa…), do gia
trưởng (coi thường mọi người, các biểu hiện thái độ lộng quyền…), do khoảng
cách (tự tạo khoảng cách với mọi người, tạo vẻ bí ẩn, sợ người khác gần gũi sẽ
phát hiện nhược điểm), do dân chủ giả hiệu (luôn hứa hẹn những điều có lợi cho
người thừa hành, lâu ngày tạo ra sự “móc ngoặc” giữa người lãnh đạo – quản lý
và thuộc cấp), do công thần (luôn lấy thành tích cũ để phô trương, tự ca ngợi
mình, bảo thủ, hoài cổ, không chịu đổi mới nên không đáp ứng được yêu cầu,
nhiệm vụ trong tình hình mới nhưng lấy thành tích cũ để che đậy nhược điểm), do
lý luận khó hiểu (còn gọi là kiểu “dạy khôn”, luôn tỏ ra am hiểu nhất, thông minh
nhất, “dạy khôn” người khác bằng hàng loạt lý luận dài dòng, vô nghĩa hay
không ai hiểu nổi, gây ra sự ngộ nhận ở người nghe), do ô dù (mượn lời cấp trên,
mượn lời người có uy tín khác để trấn áp cấp dưới hay chứng tỏ cho người khác
thấy mình có “quan hệ mật thiết” với cấp trên, đây còn gọi là kiểu “cáo mượn oai
hùm”), v.v…
Con đường hiệu quả nhất nhất giúp người lãnh đạo quản lý hoàn thiện nhân cách là
tự mình nhận thức và tự bồi dưỡng, trang bị cho mình những tri thức khoa học, kỹ
năng lãnh đạo quản lý và tự rèn luyện những phẩm chất nhân cách của mình.
Xin đừng hiểu lầm “tự học”, “tự nhận thức” là không cần đến trường, học ở trường
qua loa cho có hình thức, kiếm mảnh bằng bằng cách “chạy trường, mua điểm”, cứ
cố gắng dùng mọi biện pháp “leo cao, chui sâu” để có vị trí lãnh đạo – quản lý
trước đã, rồi từ từ “tự nhận thức” sau, là kiểu “nhận thức” hoàn toàn sai lạc. Tri
thức khoa học được ghi chép lại thành công trình khoa học, tài liệu, sách vở… chỉ
đúng ở thời diểm nhà khoa học viết ra công trình khoa học, tài liệu, sách vở ấy, có
thể chưa lạc hậu vào thời điểm nó được đem ra giảng dạy cho người khác nhưng có
thể đã lạc hậu vào thời diểm đem ra áp dụng vào thực tiễn. Quy luật xã hội là vận
động và phát triển, khi một cá nhân từ giai đoạn mới rời ghế nhà trường đến giai
đoạn trở thành người lãnh đạo – quản lý là một khoảng thời gian dài, để bù đắp
kiến thức cho khoảng thời gian này cá nhân lãnh đạo – quản lý cần tiếp tục tự
học thêm những kiến thức mới, vận dụng kiến thức cũ trên nguyên tắc khách quan,
khoa học. Còn chỉ biết ứng dụng kiến thức cũ một cách máy móc, cứng nhắc thì
cũng có nghĩa là cá nhân đó tự đặt mình đứng bên lề vòng quay bánh xe tiến hóa
xã hội. Nếu cá nhân này lại dùng quyền lực áp đặt kiến thức cũ của mình, cố gắng
điều khiển xã hội một cách duy ý chí theo ý muốn chủ quan của mình, khăng
khăng cho rằng kiến thức cũ của mình là luôn luôn đúng, bất di bất dịch… thì cá
nhân lãnh đạo – quản lý đó đã gây nên tác hại là kềm hãm s...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
K Quản trị nhân lực là các cách thức quản lý người lao động trong một công ty dựa vào các chính sách h Luận văn Kinh tế 0
D đọc sách giúp con người trưởng thành cả về trí tuệ và nhân cách Văn học 0
D An sinh xã hội với gia đình người có công với cách mạng và nạn nhân chiến tranh (nghiên cứu trường h Văn hóa, Xã hội 0
D Thực trạng pháp luật về các cách giải quyết tranh chấp giữa thương nhân với người tiêu dùng Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
N An sinh xã hội với gia đình người có công với cách mạng và nạn nhân chiến tranh (nghiên cứu trường h Văn hóa, Xã hội 0
T Nhân vật người nông dân trong các sáng tác của Nam Cao trước cách mạng với việc đọc hiểu các tác phẩ Văn học 0
O Nhận thức về nhân cách người cha của trẻ chưa thành niên phạm pháp Trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình Tâm lý học đại cương 0
T Đạo đức phật giáo và ảnh hưởng của nó đến việc xây dựng nhân cách con người Việt Nam hiện nay Kinh tế chính trị 0
N Nhân tố con người trong cải cách hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay Kinh tế chính trị 0
K Xây dựng nhân cách con người Việt nam trong điều kiện hiện nay Kinh tế chính trị 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top