peheo.baby

New Member

Download miễn phí 8 kiểu quản lý cơ bản





Những người khởi xướng thường cởi mở và dễ gần. Họ sở hữu một hệ
thống mối quan hệ rộng rãi, hỗ trợ tích cực cho công việc của chính
mình. Trong cuộc sống, họ dễ dàng kết bạn và hiếm khi đối kháng với
người khác một cách có chủ ý. Là người khéo ăn khéo nói, họ giỏi bộc
lộ những ý nghĩ của mình và tạo ra sự hăng say ở người khác.
Tuy nhiên, những người này thường không đánh giá đúng về khả năng
của mình cũng như của người khác. Bình thường, nếu không bị chọc tức,
họ là người lạc quan, thậm chí lạc quan đến mức không tưởng, chỉ nhìn
thấy những khía cạnh tốt của con người và hoàn cảnh. Họ thường
chuyển sang những kết luận tán thành dù không có đầy đủ thông tin. Vì
thế, dưới con mắt của người khác, họ là người không chắc chắn. Khó
khăn lớn nhất họ có thể gặp phải là việc quản lý và hoạch định thời gian
của mình, nhất là việc phải nhớ sự cấp bách của công việc phải làm, hạn
chế việc nói quá nhiều nếu thấy không cần thiết



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

8 kiểu quản lý cơ bản.
Do tính cách và phương pháp làm việc của mỗi người khác nhau nên sẽ
sinh ra nhiều kiểu quản lý khác nhau. Làm thế nào để biết mình thuộc típ
lãnh đạo nào? Bạn có đánh giá đúng về khả năng lãnh đạo và quản lý
của mình chưa? Những lời nhận xét về quản lý của mỗi người là khác
nhau, làm sao có thể lý giải đúng những lời nhận xét đó? Hãy tìm hiểu 8
kiểu quản lý phổ biến sau đây để hiểu rõ hơn vấn đề.
1. Người dẫn dắt
Người quản lý kiểu dẫn dắt thường khó tính, quyết đoán, độc đoán, thiếu
kiên nhẫn và luôn tiến lên phía trước để đấu tranh nhằm đạt được mục
đích của mình. Mỗi khi giải quyết vấn đề, họ ngoan cố và gay gắt, rất
hay phê phán và tìm lỗi nếu các tiêu chí và đòi hỏi của mình không được
tôn trọng. Do cứ thích vơ tất cả vào mình, muốn được tự kiểm tra, giám
sát và nắm rõ mọi thứ nên họ ít nhận được sự cảm thông của những
người xung quanh.
Người quản lý kiểu dẫn dắt rất thích vai trò lãnh đạo hiện có của mình,
đối với họ, quyền lực và quyền hạn là vô cùng quan trọng.
Điều cần thay đổi: Kiên nhẫn hơn, e sợ cho người khác nhiều hơn,
nhún nhường và chấp nhận rằng mình có thể mắc sai lầm.
2. Người phát động
Người quản lý kiểu phát động thuộc típ người giao tiếp tốt và luôn tự
khẳng định mình trong công việc. Họ không thích loại công việc tỉ mẩn
nhưng vẫn có thể giải quyết được các công việc đó vì một mục đích cụ
thể. Theo họ, việc tiếp xúc và tôn trọng người khác là rất quan trọng. Do
đó, trước khi ra một quyết định nào đó không hợp lòng người, họ cân
nhắc rất kỹ đến cảm nhận của người khác và thường ra những quyết định
đúng đắn. Một số người coi họ là những nhân vật năng động, nhiệt tình,
một số khác lại xem họ là những kẻ vô ý và bốc đồng.
Những hoạt động đa dạng và cơ hội làm việc trong một môi trường tình
cảm là điều rất cần thiết đối với kiểu người này. Bởi họ thích một công
việc đòi hỏi sự linh hoạt, tạo ra cơ hội đi đây đi đó. Thách thức và cơ hội
là những yếu tố quan trọng cho sự thành công của họ.
Điều cần thay đổi: Kiểm soát, định hướng và hiểu rõ hơn các thủ tục cần
thiết trong công việc; làm giảm nhịp độ của mình xuống để xử lý công
việc tốt hơn.
3. Người khởi xướng
Những người khởi xướng thường cởi mở và dễ gần. Họ sở hữu một hệ
thống mối quan hệ rộng rãi, hỗ trợ tích cực cho công việc của chính
mình. Trong cuộc sống, họ dễ dàng kết bạn và hiếm khi đối kháng với
người khác một cách có chủ ý. Là người khéo ăn khéo nói, họ giỏi bộc
lộ những ý nghĩ của mình và tạo ra sự hăng say ở người khác.
Tuy nhiên, những người này thường không đánh giá đúng về khả năng
của mình cũng như của người khác. Bình thường, nếu không bị chọc tức,
họ là người lạc quan, thậm chí lạc quan đến mức không tưởng, chỉ nhìn
thấy những khía cạnh tốt của con người và hoàn cảnh. Họ thường
chuyển sang những kết luận tán thành dù không có đầy đủ thông tin. Vì
thế, dưới con mắt của người khác, họ là người không chắc chắn. Khó
khăn lớn nhất họ có thể gặp phải là việc quản lý và hoạch định thời gian
của mình, nhất là việc phải nhớ sự cấp bách của công việc phải làm, hạn
chế việc nói quá nhiều nếu thấy không cần thiết.
Điều cần thay đổi: Kiểm soát tốt hơn thời gian, cảm xúc, mục tiêu của
mình và giữ lời hứa.
4. Người khuyến khích
Nồng nhiệt, cảm thông và dễ gần là những tính cách thường thấy ở
người quản lý kiểu khuyến khích. Họ luôn làm hết khả năng của mình để
có được những mối quan hệ tích cực với mọi người, đồng thời mong
muốn hợp tác với người khác để hoàn thành nhiệm vụ (khả năng làm
việc theo nhóm tốt).
Tuy nhiên, họ có thể chỉ trích người khác theo cảm nhận cá nhân và gặp
khó khăn khi muốn áp đặt quyền lực lên người khác lúc cần thiết. Việc
bị buộc phải ra những quyết định mà không phải tham khảo ý kiến cũng
là áp lực đối với họ. Thực chất, những người này có xu hướng ổn định
và điều đó khiến họ khá chậm chạp.
Dạng người khuyến khích luôn cổ vũ người khác, không thích stress hay
những tình huống diễn biến quá nhanh, có nhiều biến đổi ngoài dự kiến.
Họ thích môi trường an toàn để có thể tổ chức công việc theo nhịp độ
riêng của mình. Nhờ biết lắng nghe và gợi ý những cách giải quyết nên
người khuyến khích thường được mọi người tìm đến hỏi ý kiến và chấp
nhận một cách tích cực.
Điều cần thay đổi: Học cách thu phục nhân tâm, phải quyết đoán và lý
trí hơn.
5. Người ủng hộ
Đây là kiểu người nhã nhặn, dễ thương và biết cảm thông với người
khác. Họ luôn sẵn sàng nghe theo và giúp đỡ những người họ xem là
bạn. Khi phải hoạch định công việc và chứng minh tính kiên trì trong
quá trình thực hiện, những người này luôn rất hiệu quả. Tuy nhiên, do
luôn mong chờ sự đánh giá của người khác và thích nghi chậm với
những biến đổi, họ cần chuẩn bị trước cho sự thay đổi để tiếp tục duy trì
hiệu suất làm việc ổn định. Sự giúp đỡ loại bỏ “cái cũ” để thay “cái
mới”, thu gọn công việc để hoàn thành đúng hẹn luôn cần thiết đối với
kiểu người này. Họ có thể trở nên cứng đầu và khiêu khích nếu phải chịu
áp lực, điều này khiến một số nhân viên phải thất vọng.
Điều cần thay đổi: Tự tin hơn, quyết đoán hơn và đổi mới hơn.
6. Người cộng tác
Người cộng tác là những người thận trọng, ân cần và câu nệ lễ nghi, xử
sự khôn khéo và chân thành, chính xác và có kỷ luật, có những hoài
vọng và lý tưởng rất cao. Chừng nào chưa có đủ trong tay các dữ liệu và
chi tiết cần thiết thì họ ra quyết định rất khó khăn.
Tuy hay phê phán người khác nhưng khi đứng giữa người lạ, họ sẽ im
lặng và dè dặt. Không phải lúc nào họ cũng nói ra những điều mình
nghĩ, mình cảm thấy. Họ muốn được coi là quan trọng trong một môi
trường an toàn. Họ khéo léo và có phương pháp, không ngại làm việc
nhiều nhưng đôi khi họ cần những chỉ dẫn cụ thể trước khi bắt tay vào
việc.
Họ không thích stress hay sự lộn xộn và thích tập hợp quanh mình
những người có điểm tương đồng. Tìm kiếm các hệ thống và trật tự là
điều họ muốn làm để hiểu tại sao mọi việc lại như thế. Họ không tin
tưởng người khác ngay trong lần đầu tiên và nói chung, không áp đặt
quan điểm lên người khác. Họ hoàn thành tốt các công việc đã trở thành
thói quen nhờ vào lòng kiên nhẫn và tính chăm chỉ. Mặc dù là người
cứng nhắc và trung thành nhưng chỉ cần có cảm giác bị người khác lợi
dụng, thái độ của họ sẽ khác hẳn.
Điều cần thay đổi: Phải có lòng tin, nhiệt tình hơn, dễ chấp nhận những
thay đổi và đổi mới.
7. Người đánh giá
Người quản lý kiểu đánh giá rất thận trọng, kỷ luật, chăm chỉ và có ý
thức trong những công việc đòi hỏi sự chú ý và chính xác. Họ rất có khả
năng tiếp thu phê bình, coi trọng việc rú...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top