Download miễn phí Nhu cầu quản lý tri thức trong doanh nghiệp vừa và nhỏ





Ngày nay, DNVVN (DN có dưới 300 nhân viên) chiếm tỷ lệ rất lớn
trong tổng số các doanh nghiệp trên thế giới (#95% tổng số doanh
nghiệp). Ở Việt Nam, số lượng DNVVN là 98% và đóng góp hơn 50%
vào tổng GDP. Vì vậy, DNVVN ngày càng quan trọng và trở thành động
lực cho sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia và cả thế giới.
Trong đợt khủng hoảng kinh tế toàn cầu vừa qua, mọi người đều nhận
thấy vai trò quan trọng của DNVVN trong việc tạo ra việc làm, duy trì
tính năng động của thị trường lao động, hay thu hẹp khoảng cách phát
triển giữa các địa phương và các quốc gia. Hơn nữa, với sự phát triển
nhanh chóng của CNTT-VT (công nghệ thông tin – viễn thông), thương
mại điện tử và trào lưu toàn cầu hóa, DNVVN càng đóng một vai trò
quan trọng trong việc gắn kết chuỗi cung ứng toàn cầu.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Nhu cầu quản lý tri
thức trong doanh
nghiệp vừa và nhỏ
Khi đề cập đến doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN), mọi người
thường nghĩ đến những khó khăn mà họ gặp phải, như: thiếu vốn,
thiếu nhân lực, công nghệ lạc hậu, quản lý yếu kém, bị đối xử bất
bình đẳng…
Tuy nhiên, trong thời đại tri thức và toàn cầu hóa ngày nay, DNVVN
cũng có những thế mạnh riêng và cũng cần áp dụng mô hình quản
lý hiện đại như quản lý tri thức (QLTT) để có thể tồn tại và cạnh tranh
hiệu quả với các doanh nghiệp lớn hơn.
1. Tầm quan trọng của tri thức trong thời đại ngày nay
DNVVN cũng có những thế mạnh riêng và cũng cần áp dụng mô
hình quản lý hiện đại như quản lý tri thức (QLTT) để có thể tồn tại và
cạnh tranh hiệu quả với các doanh nghiệp lớn hơn.
Trong thế kỷ 21, tri thức ngày càng trở nên quan trọng cho việc phát
triển bền vững của một doanh nghiệp cũng như của một quốc gia. Trong
các tổ chức hiện đại, tri thức được xem là một trong những yếu tố thành
công chủ yếu và quản lý tri thức trở thành một chiến lược cạnh tranh
hiệu quả nhất.
Ngày nay, cả thế giới đang bước vào kỷ nguyên thông tin và tri thức, ở
đó, tổ chức hay quốc gia nào quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn tài
nguyên tri thức của mình sẽ có được những lợi thế cạnh tranh nhằm đảm
bảo sự phát triển bền vững của tổ chức hay quốc gia của mình. Ngoài ra,
theo Stiglitz, một nhà kinh tế lớn của World Bank, tri thức đóng một vai
trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế và đảm bảo phúc lợi xã hội.
Ông ta còn đề nghị cần xem xét các vấn đề phát triển dưới góc nhìn
tri thức, ở đó, giáo dục đóng một vai trò dẫn dắt cho sự phát triển.
Trong nền kinh tế tri thức đó, sáng tạo là cực kỳ quan trọng, vì vậy các
doanh nghiệp nhỏ có thể cung cấp những nền tảng cho sự đổi mới của xã
hội tốt hơn nhiều so với các doanh nghiệp to lớn cồng kềnh.
2. Vai trò ngày càng quan trọng của DNVVN
Ngày nay, DNVVN (DN có dưới 300 nhân viên) chiếm tỷ lệ rất lớn
trong tổng số các doanh nghiệp trên thế giới (#95% tổng số doanh
nghiệp). Ở Việt Nam, số lượng DNVVN là 98% và đóng góp hơn 50%
vào tổng GDP. Vì vậy, DNVVN ngày càng quan trọng và trở thành động
lực cho sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia và cả thế giới.
Trong đợt khủng hoảng kinh tế toàn cầu vừa qua, mọi người đều nhận
thấy vai trò quan trọng của DNVVN trong việc tạo ra việc làm, duy trì
chức năng động của thị trường lao động, hay thu hẹp khoảng cách phát
triển giữa các địa phương và các quốc gia. Hơn nữa, với sự phát triển
nhanh chóng của CNTT-VT (công nghệ thông tin – viễn thông), thương
mại điện tử và trào lưu toàn cầu hóa, DNVVN càng đóng một vai trò
quan trọng trong việc gắn kết chuỗi cung ứng toàn cầu.
Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ còn hỗ trợ các DNVVN trở
thành yếu tố chính cho sự đổi mới kinh tế. Khác với các doanh nghiệp
lớn, DNVVN dễ dàng thay đổi và thích nghi nhanh chóng hơn với
những nhu cầu của thị trường và áp lực của nền kinh tế. Trên thực tế, có
một số DNVVN đã có thể cạnh tranh một cách hiệu quả với các doanh
nghiệp lớn trong thế giới số ngày nay dựa trên chính tri thức và năng lực
đổi mới của mình.
3. Quản lý tri thức trong DNVVN – một nhu cầu bắt buộc
Trong xã hội tri thức, trước sau gì, các DNVVN cũng phải cạnh tranh
với các doanh nghiệp khác dựa trên tri thức của mình và khả năng biến
các tri thức đó thành giá trị thông qua sản phẩm hay dịch vụ. Trong kỷ
nguyên tri thức và nền kinh tế toàn cầu hóa, DNVVN sẽ phải tự thích
nghi với điều kiện mới để có thể tồn tại và phát triển. Bởi vì làn sóng của
kỷ nguyên tri thức đang đến và sẽ ảnh hưởng đồng đều đến mọi tổ chức
và mọi quốc gia, DNVVN cũng không tránh khỏi ảnh hưởng đó. Chính
vì vậy, QLTT sẽ trở nên quan trọng đối với DNVVN cũng như đối với
doanh nghiệp lớn.
Điều này đòi hỏi DNVVN phải chủ động áp dụng QLTT để có thể đối
phó hiệu quả với những thay đổi đó. Mặt khác, toàn cầu hóa cũng khiến
cho thế giới trở nên phẳng hơn và xu thế cạnh tranh dựa trên tri thức sẽ
nhanh chóng lan rộng trên toàn thế giới.
Ở Nhật Bản, một nước công nghiệp phát triển, DNVVN cũng được xem
là nguồn lực của đổi mới và đảm bảo sự phát triển bền vững. Chính phủ
Nhật cũng ban hành nhiều chính sách nhằm hỗ trợ cho việc đổi mới
công nghệ, sản phẩm và dịch vụ ở các DNVVN, từ đó giúp các doanh
nghiệp này có thể cạnh tranh một cách hiệu quả trong nền kinh tế tri
thức. Vì vậy, để có thể tồn tại và phát triển, các DNVVN ở một nước
đang phát triển như Việt Nam buộc phải áp dụng QLTT mới có thể cạnh
tranh với các doanh nghiệp của các nước phát triển dựa trên sức mạnh tri
thức và khả năng đổi mới của mình.
Tuy nhiên, so với các doanh nghiệp lớn, hầu hết các DNVVN đều không
có đủ nguồn lực cho việc đầu tư vào nghiên cứu-phát triển, áp dụng
công nghệ mới, hay triển khai hệ QLTT. Do đó, đòi hỏi một nổ lực rất
lớn từ phía các DNVVN cũng như sự hỗ trợ từ chính phủ để biến các
DNVVN thành những doanh nghiệp hướng tri thức.
Điều quan trọng trước mắt là các DNVVN cần biết rõ hiện trạng
của mình, cải thiện mức độ trưởng thành về CNTT-VT, và áp dụng một
cách tiếp cận QLTT phù hợp. Có như vậy, DNVVN mới có thể cải thiện
năng lực cạnh tranh và khả năng đổi mới của mình. Từ đó, sử dụng hiệu
quả nguồn lực tri thức và con người của mình, đảm bảo khả năng cạnh
tranh và phát triển bền vững trong một xã hội tri thức.
4. Thực trạng quản lý tri thức trong DNVVN của Việt Nam
Cùng với sự đổi mới và phát triển kinh tế của đất nước, DNVVN ở Việt
Nam cũng có sự phát triển nhanh chóng, đặc biệt là từ sau khi có luật
Doanh Nghiệp vào năm 2000. Tuy nhiên, theo những nghiên cứu gần
đây, mặc dù có sự phát triển ấn tượng, nhưng DNVVN vẫn còn rất yếu
về nhiều mặt, như: thiếu sự gắn kết với các doanh nghiệp trong và ngoài
nước, năng lực cạnh tranh yếu, ít đổi mới, nhân sự không ổn định, và
chưa sẳn sàng cho việc hội nhập.
Theo Vũ Hồng Dân, Trung Tâm Năng Suất Chất Lượng Việt Nam,
DNVVN của Việt Nam dần nhận được sự quan tâm và hỗ trợ từ chính
phủ nhưng chưa nhiều, như là: có văn phòng hỗ trợ DNVVN, một số
chính sách hỗ trợ phát triển DNVVN… Với sự hỗ trợ đó, việc ứng dụng
QLTT trong DNVVN sẽ dần được thúc đẩy và triển khai nhiều hơn.
Tuy nhiên hiệu quả đạt được còn thấp, đến nay, việc áp dụng QLTT
trong DNVVN ở nước ta còn rất ít và số trường hợp triển khai thành
công hệ QLTT trong thực tế chưa thấy được ghi nhận. Dựa trên một
nghiên cứu trước đây của chúng tui (2009), mức độ ứng dụng QLTT
trong các DN Việt Nam nói chung là ở mức trung bình (3.5/ 5). Mức độ
này cho thấy môi trường kinh doanh ở Việt Nam đã sẳn sàng cho các
giải pháp QLTT.
Ngoài ra, với đà phát triển nhanh chóng của ứng dụng CNTT-VT trong
các doanh nghiệp, như: SCM, CRM, ERP, mạng xã hội…, thì việc triển
khai hệ QLTT vào thời điểm hiện nay là thíc...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Quản trị sản xuất Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu tai công ty sản xuất sữa thanh trùng Vinamilk Luận văn Kinh tế 0
D Bài giảng Quản trị năng lực và nhu cầu Luận văn Kinh tế 0
T Khảo sát nhu cầu đào tạo dược sĩ đại học định hướng chuyên ngành Quản lý và Kinh tế dược Y dược 0
P Nghiên cứu nhu cầu tin của cán bộ quản lý tại Bộ Nội Vụ và các cơ quan trực thuộc Bộ Văn hóa, Xã hội 0
D Nghiên cứu tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nước sạch đô thị ở thành phố Huế theo hướng quản lý nhu cầu Khoa học Tự nhiên 0
N Quản lý đào tạo nhân lực kỹ thuật đáp ứng nhu cầu phát triển các khu công nghiệp vùng kinh tế trọng Luận văn Sư phạm 0
S Quản lý đào tạo nghề ở các trường dạy nghề theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội Luận văn Sư phạm 4
V Các biện pháp quản lý Trung tâm Hướng nghiệp và Dạy nghề huyện Từ Liêm Hà Nội đáp ứng nhu cầu chuyển Luận văn Sư phạm 0
A Quản lý đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu lao động cho việc làm xanh : Luận văn ThS. Giáo dục học: 60 14 Luận văn Sư phạm 0
S Quản lý hoạt động đào tạo của trường Cao đẳng nghề Dịch vụ Hàng không đáp ứng nhu cầu xã hội : Luận Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top