nga_tran70

New Member

Download miễn phí Phẩm chất cần có của người lãnh đạo





Sự tự tin
Một người lãnh đạo thật sự phải luôn có lòng tin vào chính mình.
Thông thường, sự tự tin này hình thành từ sự thật là bất cứ một
người lãnh đạo nào cũng đã từng trải qua thời gian dài rèn luyện
những kỹ năng trong công việc, tích lũy vốn kiến thức rộng cùng
với sự thông minh sẵn có của anh ta. Bên cạnh đó, cho dù không
có những kỹ năng, kinh nghiệm kia thì anh ta cũng là người biết
nhận thức, học hỏi điều đó từ những người khác.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Phẩm chất cần có của
người lãnh đạo
Để trở thành người lãnh đạo, bạn cần trải qua một thời gian
dài được rèn luyện những phẩm chất cần có và học tập kinh
nghiệm từ những người đi trước. Thế nhưng, nhiều người trong
chúng ta thường xem nhẹ điều đó và cứ giữ mãi quan niệm chủ
quan khi cho rằng họ sinh ra là để làm người đứng đầu. Một
người lãnh đạo thật sự cần có tư thế đĩnh đạc, sự tự tin, khả
năng thuyết phục người khác… Câu hỏi lớn được đặt ra là làm
thế nào bạn có thể hội tụ đủ những phẩm chất đó?
Tầm nhìn xa
Một người lãnh đạo có vai trò quan trọng hơn một cá nhân rất
nhiều. Anh ta dường như luôn biết cách hoạch định tốt mọi công
việc và là người cung cấp những lời khuyên hữu ích nhất cho
những cộng sự hay thuộc cấp của mình.
Không chỉ có một tầm nhìn xa, anh ta còn biết cách truyền đạt
những ý tưởng của mình cho người khác hiểu để cùng với mình
thực hiện tốt những ý tưởng đó. Những thông điệp được truyền đi
phải luôn sinh động, rõ ràng và có sức thuyết phục cao. Do đó,
sự thành thạo trong khả năng giao tiếp bằng lời nói luôn là phẩm
chất cần có của một người lãnh đạo giỏi.
Trong khi mọi người đều bị thuyết phục bởi tài năng của người
lãnh đạo, họ thường không nhận ra rằng tài năng đó chỉ đóng vai
trò bổ trợ cho những kinh nghiệm mà anh ta có thể tiếp thu từ
thực tiễn công việc: khả năng lên kế hoạch và thiết lập mục tiêu
cần đạt được. Anh ta là người luôn có những giải pháp để giải
quyết mọi khó khăn trong những tình huống nan giải nhất bởi vì,
anh ta đã nhìn rõ bản chất của sự việc ngay cả trước khi khi bạn
chỉ mới bắt đầu nghĩ về nó.
Sự tự tin
Một người lãnh đạo thật sự phải luôn có lòng tin vào chính mình.
Thông thường, sự tự tin này hình thành từ sự thật là bất cứ một
người lãnh đạo nào cũng đã từng trải qua thời gian dài rèn luyện
những kỹ năng trong công việc, tích lũy vốn kiến thức rộng cùng
với sự thông minh sẵn có của anh ta. Bên cạnh đó, cho dù không
có những kỹ năng, kinh nghiệm kia thì anh ta cũng là người biết
nhận thức, học hỏi điều đó từ những người khác.
Tính kiên định
Một người lãnh đạo mạnh mẽ cần có lập trường vững vàng
trong các quyết định của mình. Tuy nhiên, điều này không bao
gồm những tư tưởng bảo thủ, ngoan cố không biết sửa chữa
những sai lầm. Hơn nữa, anh ta phải biết nghiêng về lẽ phải trong
việc phân xử các xung đột trong nội bộ của mình.
Biết chấp nhận mạo hiểm
Nhiều người không dám mạo hiểm bởi vì họ sợ phải nhận lấy thất
bại. Tuy nhiên, nếu bạn là một người lãnh đạo có tham vọng, bạn
cần tự hỏi chính mình rằng liệu sự mạo hiểm đó có đáng giá
hay không?
Nếu cảm giác sự liều lĩnh của mình là đáng bõ công, bạn cần biết
vượt qua rào cản tâm lý lo sợ, e ngại và dũng cảm đương đầu
với thử thách. Nếu thử thách là quá khó, hãy dành thời gian cho
việc lên kế hoạch “tác chiến”, càng có nhiều sự chuẩn bị, mức độ
mạo hiểm trong tình huống của bạn càng được giảm bớt.
Sự kiên trì
Người lãnh đạo không bao giờ đầu hàng khó khăn khi chưa thật
sự đối đầu với nó. Mọi thứ không phải luôn luôn dễ dàng đối với
bạn và bởi vì bạn là người đứng đầu nên bạn cần biết thử trải
nghiệm thật nhiều cho đến khi nào thành công thì thôi.
Sự quả quyết
Là người đứng đầu, bạn được trông chờ trong việc đưa ra những
quyết định quan trọng trong khi những người khác thường cố
gắng tránh xa nó. Cho dù những quyết định này đôi khi sẽ tạo ra
những tác động lớn ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa bạn và
những người xung quanh mình thì bạn cũng phải chấp nhận điều
đó.
Sự cả nể, nhân nhượng trong cách đưa ra quyết định có thể dẫn
bạn đến những sai lầm khi tạo tiền lệ xấu dẫn đến việc làm mất đi
cái “uy” trong vị thế là người lãnh đạo của bạn. Đôi khi bạn cũng
cần nhẫn tâm một chút trong việc sa thải một nhân viên nào đó vì
hành động của anh ta gây tổn hại lớn đến lợi ích của công ty.
Sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân
Bạn có sẵn sàng để làm điều đó để công việc của mình tiến triển
tốt hay không? Là một người đứng đầu một tập thể, bạn phải tốn
rất nhiều thời gian và công sức để quản lý tốt những người dưới
quyền và công việc của mình. Thậm chí, sự bận rộn đó còn
chiếm cả những khoảng thời gian riêng tư dành cho bản thân và
gia đình bạn.
Khả năng thích nghi
cách kinh doanh có thể hiệu quả trong hôm nay nhưng
ngày mai thì nó lại khác. Một người lãnh đạo có tài cần nhận
thức được điều đó và phải biết thức thời trong việc thích nghi và
chấp nhận thay đổi. Anh ta phải luôn cập nhật những kỹ năng,
công nghệ và phương pháp mới để thúc đẩy sự phát triển trong
công việc của mình.
Để trở thành một nhà lãnh đạo tài năng thật không dễ dàng chút
nào. Nó đòi hỏi bạn phải thật sự yêu thích công việc của mình
cùng với những công sức và sự nỗ lực không ngơi nghỉ để có thể
hội tụ được những phẩm chất cần có của người lãnh đạo. Hãy tự
hỏi mình vì sao những người khác cần lắng nghe, tôn trọng
và thực hiện theo sự điều động, hướng dẫn của bạn. Chắc chắn,
bạn sẽ tìm thấy động lực để hoàn thành tốt vai trò của một người
lãnh đạo. Xin chúc bạn thành công!
...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top