Download miễn phí Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình- Tập 1





Hôn nhân có giá trịvà chưa chấm dứt. Hôn nhân chấm dứt bằng con đường ly
hôn phải là hôn nhân có giá trị, nghĩa là được xác lập phù hợp với các quy định của
pháp luật vềkết hôn và đăng ký kết hôn. Ta đã nói rằng trừnhững trường hợp ngoại lệ,
những người chung sống nhưvợchồng mà không đăng ký kết hôn khi xin ly hôn chỉ
nhận được một quyết định của Toà án tuyên bốkhông thừa nhận quan hệvợchồng.
Nếu hôn nhân đã chấm dứt do vợhay chồng chết, thì việc xin ly hôn cũng không còn
ý nghĩa: trong trường hợp vụán ly hôn đang diễn tiến mà một trong hai bên chết, thì
Toà án xếp hồsơvà người còn sống được trảvềtình trạng độc thân với tưcách vợ
(chồng) goá chứkhông phải là vợ(chồng) ly hôn. Nếu hôn nhân bịhuỷtheo một bản
án có hiệu lực pháp luật thì việc ly hôn cũng không thể được xem xét, vì không có đối
tượng.
Năng lực hành vi của người xin ly hôn. Người yêu cầu Toà án quyết định cho
ly hôn phải có năng lực hành vi. Người mất năng lực hành vi không thểnộp đơn xin ly
hôn và người giám hộcủa người mất năng lực hành vi cũng không thểlàm việc đó
thay cho người được giám hộ: ta nói rằng người mất năng lực hành vi không có năng
lực pháp luật ly hôn



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

a đình- Tập 1
Khoa Luật- Đại học Cần Thơ
55
người học nghề có lỗi, thì người chủ, người dạy nghề có quyền yêu cầu người này
hoàn trả khoản tiền bồi thường đó (cùng điều luật); nếu người làm công, người học
nghề là người chưa thành niên, thì cha mẹ có trách nhiệm bồi thường theo các quy
định được phân tích ở trên.
b. Quyền và nghĩa vụ giáo dục
Định hướng phát triển và giám sát. Giáo dục được hiểu theo nghĩa rộng nhất,
tức là tập hợp các biện pháp mà cha mẹ có quyền và có nghĩa vụ thực hiện nhằm mục
đích thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của con về trí tuệ, tài năng và nhân cách. Theo
Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Điều 37 khoản 1, cha mẹ có nghĩa vụ và quyềìn
giáo dục con, chăm lo và tạo điều kiện cho con học tập. Việc chăm lo và tạo điều kiện
vật chất cho việc giáo dục con nằm trong nội dung của nghĩa vụ và quyền nuôi dưỡng,
sẽ được phân tích sau.
- Lựa chọn trường học. Cha mẹ có quyền và có nghĩa vụ lựa chọn trường nơi con
theo học phù hợp với điều kiện đi lại, sinh hoạt của các thành viên trong gia đình cũng
như với năng khiếu của con. Cha mẹ theo dõi, kiểm tra việc học tập của con, một cách
độc lập tại gia đình hay có hợp tác với nhà trường thông qua tổ chức hội phụ huynh
học sinh. Tất nhiên, khi đã có khả năng nhận thức nhất định, con có quyền có ý kiến về
việc lựa chọn nơi học tập; cha mẹ, về phần mình, chỉ tham gia ý kiến với tư cách cố
vấn.
- Giáo dục đạo đức. “Cha mẹ tạo điều kiện cho con được sống trong một môi
trường gia đình đầm ấm, hòa thuận; làm gương tốt về mọi mặt” (Luật hôn nhân và gia
đình năm 2000 Điều 37 khoản 1).
- Hướng nghiệp. “Cha mẹ hướng dẫn cho con chọn nghề” (Luật hôn nhân và gia
đình năm 2000 Điều 37 khoản 2). Song, cha mẹ phải tôn trọng quyền chọn nghề của
con (cùng điều luật). Cần lưu ý rằng trong khung cảnh của pháp luật lao động hiện
hành, con đủ tuổi để giao kết hợp đồng lao động, thì có thể tự mình giao kết và không
cần sự đồng ý của cha mẹ.
Quyền và nghĩa vụ giáo dục, trong chừng mực nào đó, thể hiện dưới hình thức
quyền và nghĩa vụ giám sát. Cha mẹ, theo tục lệ, có quyền cho phép hay không cho
phép con chưa thành niên lui tới những nơi nào đó, giao tiếp với người nào đó, kiểm
soát thư từ của con cái,... Các quyền này không được ghi nhận trong luật viết, có lẽ do
chúng không phù hợp với tinh thần của nguyên tắc tôn trọng quyền trẻ em; nhưng nếu
cha mẹ có thực hiện, thì pháp luật cũng chỉ can thiệp có chừng mực40, ví dụ, trong
trường hợp có sự lạm dụng quyền của cha mẹ và sự lạm dụng đó ảnh hưởng tiêu cực
đối với sự phát triển lành mạnh của con, nhất là một khi con chưa thành niên đã đủ 15
tuổi.
40 Đúng hơn là pháp luật can thiệp trong chừng mực của các quy định về quyền của công dân trong sinh hoạt
hàng ngày, nhất là trong đời tư. Trong quan hệ gia đình, các quyền này của công dân bị chi phối khá sâu rộng
bằng các quy tắc của tục lệ hơn là của luật viết.
Giáo trình Luật Hôn nhân & gia đình- Tập 1
Khoa Luật- Đại học Cần Thơ
56
B. Thực hiện quyền của cha mẹ
1. Mô hình mẫu
Mô hình mẫu, còn có thể gọi là mô hình gia đình bình thường, đặc trưng bằng
các yếu tố sau đây: con có đủ cha và mẹ, cha mẹ có đăng ký kết hôn và đang chung
sống với nhau, con cùng sống với cha mẹ dưới một mái nhà.
Nguyên tắc thực hiện chung và trực tiếp. “Thực hiện trực tiếp”, cha mẹ phải là
chủ thể năng động, tích cực trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình đối
với con và phải là những người trực tiếp thực hiện quyền đó. Không thể hình dung
được việc thực hiện quyền cha mẹ thông qua vai trò của người được ủy quyền. Trong
trường hợp cha mẹ không còn, thì quyền cha mẹ được chuyển giao cho anh, chị, em
hay ông bà. Trong trường hợp không có cả anh, chị, em hay ông bà, thì quyền cha
mẹ được thay thế bằng quyền của người giám hộ.
“Thực hiện chung”, cha mẹ không thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với con một
cách phân tán, độc lập, cát cứ. Mỗi người thực hiện quyền của cha mẹ theo thiên chức
riêng của người cha và của người mẹ, nhưng trên cơ sở mối quan hệ hợp tác, cũng
mang tính thiên chức, của cha và mẹ. Dẫu sao, “chung” không thể được hiểu một cách
máy móc. Thông thường, một người sẽ đưa ra sáng kiến hay sẽ thực hiện một mình
và người còn lại đồng ý (rành mạch, rõ ràng hay mặc nhiên). Cha và mẹ không cần
cùng ký tên vào sổ liên lạc gia đình-học đường, không cần cùng nhau ra trước Toà án
để bảo vệ quyền và lợi ích của con trong một vụ án về bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng, về quyền thừa kế,...
2. Đơn phương thực hiện quyền của cha mẹ
Các trường hợp thực hiện đơn phương quyền của cha mẹ. Luật chỉ ghi nhận
một trường hợp duy nhất mà trong đó cha hay mẹ đơn phương thực hiện quyền của
cha mẹ đối với con: khi mẹ hay cha ở trong tình trạng bị hạn chế quyền của cha mẹ
đối với con chưa thành niên (Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Điều 41 và 42).
Thực ra, có những trường hợp khác trong đó cha hay mẹ đơn phương thực hiện quyền
của cha mẹ đối với con:
- Do mẹ hay cha đã chết;
- Do mẹ hay cha vắng mặt, mất tích hay ở trong tình trạng mất năng lực hành
vi.
Ngoài ra, việc thực hiện chung quyền cha mẹ cũng tỏ ra chỉ có giá trị lý thuyết
trong trường hợp cha mẹ không có quan hệ chung sống thực tế mà chỉ có quan hệ qua
đường.
C. Quyền cha mẹ trong mối quan hệ với quyền lực công cộng
Nhà nước có thể can thiệp vào việc thực hiện quyền cha mẹ với một trong hai
mục đích: giám sát việc thực hiện quyền đó nhằm ngăn chặn việc lạm dụng quyền đó
và bảo vệ con; hay kiểm tra sự tôn trọng của con đối với quyền cha mẹ nhằm kịp thời
hỗ trợ cha mẹ trong việc thực hiện quyền này.
Giáo trình Luật Hôn nhân & gia đình- Tập 1
Khoa Luật- Đại học Cần Thơ
57
1. Hỗ trợ thực hiện quyền cha mẹ
Trường hợp cha mẹ cần được hỗ trợ. Theo Luật hôn nhân và gia đình năm
2000 Điều 37 khoản 3, khi gặp khó khăn không thể tự giải quyết được, cha mẹ có thể
đề nghị cơ quan, tổ chức hữu quan giúp đỡ để thực hiện việc giáo dục con. “Khó khăn
không thể tự giải quyết được” không hẳn là các khó khăn vật chất: cha mẹ cùng kiệt vẫn
tự mình giáo dục được con. Có lẽ người soạn thảo điều luật liên tưởng đến các trường
hợp con ngỗ nghịch, hư hỏng, nghiện ngập mà cha mẹ không có khả năng giáo dục.
Tính chất của sự hỗ trợ. Sự hỗ trợ của cơ quan, tổ chức đối với cha mẹ trong
việc giáo dục con có thể được coi như một cách Nhà nước thực hiện việc giáo dục
công dân, nhưng cũng có thể là một hình thức giáo dục con gián tiếp mà cha mẹ, trong
những hoàn cảnh đặc thù, thực hiện thông qua vai trò của Nhà nước. Được hiểu theo
cách thứ hai, sự hỗ trợ của Nhà nước trong việc giáo dục con cái thực sự là việc uỷ
thác một phần quyền cha mẹ cho Nhà nước.
Thủ tục và thể thức. Luậ...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top