Download miễn phí Tiểu luận Gia đình là gốc tạo nên nhân cách con người





Sự biến đổi hoàn cảnh lịch sử, điều kiện kinh tế- xã hội của đất nước đã và đang tác động không nhỏ đến cấu trúc và đặc trưng của gia đình Việt Nam qua các giai đoạn. Có thể mô tả sự chuyển vận của gia đình Việt Nam bằng quá trình từ gia đình truyền thống đến gia đình hiện đại. Những biến động trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá.v.v.của đất nước khiến cho mô hình gia đình truyền thống dù không bị giải thể triệt để nhưng cũng có những thay đổi để thích nghi với hoàn cảnh mới. Cho đến nay, dù có không ít những lo ngại, băn khoăn về sự đứt gẫy, đổ vỡ của gia đình truyền thống và ảnh hưởng của nó đến đời sống kinh tế - xã hội, đặc biệt là đến sự hình thành nhân cách con người Việt Nam thế nhưng cuộc sống hiện hữu vẫn cho chúng ta một niềm tin về sự bền vững của gia đình Việt Nam trước những cơn lốc của cuộc sống. Bằng chứng sinh động nhất là nhân cách của con người Việt Nam về cơ bản vẫn được khẳng định tuy ở đâu đó tồn tại những cá nhân đơn lẻ đã và đang quay lưng, phủ nhận những giá trị truyền thống của gia đình và dân tộc.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Tham luận : Gia đình là gốc tạo nên nhân cách con người
……….., tháng … năm …….
Tham luận "Gia đình là gốc tạo nên nhân cách con người"
Gia đình là khái niệm có nhiều cách tiếp cận khác nhau, vì vậy, cách hiểu về gia đình cũng rất đa dạng. Năm 1994 - Năm Quốc tế Gia đình, Liên Hợp Quốc có bàn đến khái niệm "gia đình" trong cuốn tài liệu "Sự tiến triển của cấu trúc gia đình" như sau: "Gia đình là một thể chế có tính chất toàn cầu". Tuy không đưa ra một khái niệm cụ thể về gia đình nhưng kết luận của Liên Hợp quốc đã khẳng định tính toàn cầu, phổ biến và đa dạng của gia đình. Khi đã coi gia đình là một thể chế có nghĩa là ở mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ, gia đình lại có những "biến thể" khác nhau tuỳ từng trường hợp vào lối sống, nền văn hoá cụ thể. ở Việt Nam, hiện vẫn chưa có một khái niệm gia đình mang tính "chuẩn mực" nào được thừa nhận. Tuy nhiên, theo cách hiểu thông thường vẫn được chấp nhận trong các nghiên cứu cũng như trong các văn bản, tài liệu.v.v. thì gia đình là "tế bào của xã hội", "một thiết chế xã hội", "một đơn vị kinh tế - xã hội cơ sở", đồng thời là "một nhóm tâm lý - xã hội đặc thù".
Từ những cách hiểu và định nghĩa như trên cho thấy gia đình có vai trò to lớn đối với mỗi cá nhân và toàn xã hội thông qua các vài trò và chức năng của nó. Gia đình có rất nhiều chức năng khác nhau, nhưng có bốn chức năng được chú ý và thừa nhận rộng rãi nhất là: chức năng tái sản xuất con người nhằm duy trì nòi giống, chức năng kinh tế để nuôi sống và đảm bảo các nhu cầu vật chất của các thành viên, chức năng nuôi dưỡng và giáo dục con cái và chức năng làm cân bằng tâm lý, thoả mãn các nhu cầu tình cảm của các thành viên trong gia đình.
Trong các chức năng nêu trên, chức năng nuôi dưỡng và giáo dục con cái có tầm quan trọng đặc biệt đối với mỗi cá nhân từ khi sinh ra đến khi từ giã cuộc đời mà các thiết chế khác như giáo dục, pháp luật, tôn giáo.v.v. không thể thay thế được. Đây là chức năng xã hội hoá và giáo dục nhân cách con người của gia đình. Nhân cách con người là tổng hoà tất cả những gì hình thành con người bao gồm đặc điểm về thể chất, tinh thần, tài năng, phong cách, y chí, nghị lực, đạo đức, vai trò xã hội.v.v. Đó là sự thống nhất biện chứng giữa mặt cá nhân và mặt xã hội, thể hiện thái độ ứng xử trước hiện thực tự nhiên và xã hội. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách như yếu tố bẩm sinh di truyền, hoàn cảnh và mối trường sống, giáo dục và hoạt động cá nhân. Trong các yếu tố đó, yếu tố giáo dục, đặc biệt là giáo dục gia đình có vai trò rất lớn đối với sự hình thành và phát triển nhân cách con người. Đối tượng của giáo dục gia đình không chỉ là trẻ em mà là tất cả các thành viên khác. Việc hoàn thiện và củng cố nhân cách con người ở tuổi trưởng thành và khi về già cũng do tác động của lối sống, sinh hoạt và văn hoá của gia đình.
Sự biến đổi hoàn cảnh lịch sử, điều kiện kinh tế- xã hội của đất nước đã và đang tác động không nhỏ đến cấu trúc và đặc trưng của gia đình Việt Nam qua các giai đoạn. Có thể mô tả sự chuyển vận của gia đình Việt Nam bằng quá trình từ gia đình truyền thống đến gia đình hiện đại. Những biến động trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá.v.v.của đất nước khiến cho mô hình gia đình truyền thống dù không bị giải thể triệt để nhưng cũng có những thay đổi để thích nghi với hoàn cảnh mới. Cho đến nay, dù có không ít những lo ngại, băn khoăn về sự đứt gẫy, đổ vỡ của gia đình truyền thống và ảnh hưởng của nó đến đời sống kinh tế - xã hội, đặc biệt là đến sự hình thành nhân cách con người Việt Nam thế nhưng cuộc sống hiện hữu vẫn cho chúng ta một niềm tin về sự bền vững của gia đình Việt Nam trước những cơn lốc của cuộc sống. Bằng chứng sinh động nhất là nhân cách của con người Việt Nam về cơ bản vẫn được khẳng định tuy ở đâu đó tồn tại những cá nhân đơn lẻ đã và đang quay lưng, phủ nhận những giá trị truyền thống của gia đình và dân tộc.
Một cá nhân được xã hội hoá về mặt nhân cách thường trải qua ba giai đoạn trong đường đời tương ứng với ba thiết chế chính, đó là Gia đình - Nhà trường - Xã hội. Đây là các phân chia có tính chất tương đối, bởi bên cạnh các thiết chế đó, con người còn tham gia các thiết chế khác như pháp luật, khoa học, tôn giáo.v.v. Trong ba thiết chế trên, gia đình là môi trường đầu tiên giúp con người hình thành nhân cách, cải biến phần "con" thành phần "người", biến con người cá nhân thành con người xã hội qua việc học hỏi, tiếp thu những tri thức ban đầu từ gia đình. Không chỉ trong giai đoạn thơ ấu, con người mới được gia đình xã hội hoá- giáo dục về nhân cách, kinh nghiệm sống mà khi lớn lên, trở thành con người xã hội, con người vẫn không bước ra khỏi mối quan hệ với gia đình. Chức năng xã hội hoá - giáo dục con người của gia đình mang tính thường xuyên, liên tục. Mác nói: "Bản chất con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội". Trong phạm vi hẹp của một gia đình, bản chất hay nhân cách của mỗi thành viên là sự "tổng hoà" của các mối quan hệ với các thành viên khác. Trẻ em học tập, tiếp nhận những kiến thức của người lớn, ngược lại, người lớn cũng phải học hỏi, chịu ảnh hưởng từ những đứa trẻ. Để có thể sống gắn bó với nhau trong một gia đình, các thành viên phải học tập cách chung sống, phải hiểu nhau, chia sẻ với nhau. Sự học hỏi ở đây theo nghĩa rộng chứ không hiểu theo nghĩa đơn thuần. Gia đình là môi trường đầu tiên xây dựng nhân nhân cách và chuẩn bị cho trẻ em có những điều kiện đầy đủ để tiếp tục hoàn thiện nhân cách ở các giai đoạn sau.
Cùng với gia đình, xã hội là môi trường quan trọng kế tục song hành đảm nhiệm vai trò xã hội hoá - giáo dục và hoàn thiện nhân cách con người. Khi con người gia nhập vào xã hội là con người một mặt là chủ thể tương tác vào xã hội đó, mặt khác, lại bị động tiếp nhận sự tác động trở lại của xã hội. Quan hệ giữa con người và xã hội là quan hệ phức tạp, đa chiều. Xã hội là muôn hình, muôn vẻ bao gồm cả cái tốt và cái xấu, cái thiện và cái ác đều ảnh hưởng đến con người. Sự thích nghi, học hỏi của con người nhiều hay ít đối với xã hội đều ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách của con người đó. Chỉ có hoạt động trong môi trường xã hội, con người mới thể hiện được nhân cách, bản chất của mình qua các mối quan hệ và ứng xử.
Như vậy, xã hội tham gia vào quá trình xã hội hoá nhân cách ở giai đoạn tiếp theo khi con người hoàn toàn được gia đình xã hội hoá - giáo dục ở giai đoạn trước đó. Sự chuyển giao quá trình xã hội hoá từ gia đình cho xã hội chỉ khi con người có nhu cầu giao tiếp và trở thành con người xã hội. Đây không phải là sự chuyển giao chức năng hoàn toàn của gia đình đối với xã hội mà nó vẫn tiếp tục có trách nhiệm hoàn thiện nhân cách con người đó. Bởi lẽ lượng thời gian tuyệt đối của con người trong cuộc đời đều gắn với gia đình nga...
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top