Maximo

New Member

Download miễn phí Trống trận Tây Sơn





Võ nhạc Tây Sơn nổi tiếng với bốn bài Luyện Quân, Xuất Quân, Công
Thành và Khải Hoàn. Bài luyện Quân đánh trong lúc tập luyện, giữnhịp chuyển
bộcho đều. Bài Xuất Quân đánh với tiếng thôi thúc dồn dập đểtăng khí thế
chiến đấu. Bài Công Thành được trổi lên trong biết bao đợt Tây Sơn lâm trận,
công phá thành lũy đối phương. Bài Khải Hoàn với những tiếng vui tươi làm
phấn khởi quân binh sau khi chiến thắng.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Trống trận Tây Sơn - Dư Hồng Phương
Trong nhạc cụ của loài người, có lẽ trống và sáo là những nhạc cụ xuất
hiện đầu tiên. Thời nguyên thủy, con người sống trong thiên nhiên hoang sơ và
tiếp xúc với ngoại cảnh của thiên nhiên bằng sự hiểu biết hạn hẹp của mình.
Gặp những hiện tượng không giải thích được, người ta nghĩ đến thần linh. Sợ
oai trời, người ta sợ những biểu hiện của quyền uy đó, thần Sấm, Thần Sét,
Thần Lôi v.v... là những bậc thần linh, có khả năng siêu nhiên, vượt khỏi sự
hiểu biết và ảnh hưởng của con người thời đó.
Trong những âm thanh ngẫu nhiên bắt gặp, hay phát minh ra sau này qua
những theo dõi tìm hiểu, tiếng trống là loại âm thanh gần gũi nhất với những
biểu hiện của quyền uy sấm sét. Có thể, loài người đã hiểu và khi gõ vào một
vật rỗng, ta có nhiều loại âm thanh khác nhau. Cũng như sáo có thể xuất hiện từ
tiếng gió vi vu qua bọng cây, cành lá và dạy con người tìm ra những âm thanh
gần gũi với lời chim chóc, suối reo, nước chảy. Trống và sáo đã được phát minh
từ đó chăng?
Mình cứ suy nghĩ như vậy để tìm lên cái gốc, cái nguồn của cái trống.
Một thân cây rỗng, một thùng gỗ, một mảnh da khô căng cứng v.v... có thể đã là
nguồn cảm hứng đầu tiên đưa người nghệ sĩ tiền sử đến loại nhạc cụ này. Như
vừa đoán, tiếng trống là âm thanh gần gũi nhất với tiếng sấm. Trống là một vật
thờ vì tạo ra âm thanh gây được sự cảm thông của thần linh trên cõi không ai
biết. Chỉ nghe mà sợ hãi, kính nể.
Dân tộc ta, vào thời kỳ đồ đồng, đã nổi danh về kỹ thuật làm trống đồng
rất tinh vi. Người ta còn biết là thời thượng cổ, dân tộc còn chôn trống dưới
chân thác để gây âm thanh hùng vĩ như tiếng gầm thét của thượng đế.
Những hình vẽ trên mặt trống đồng cho phép ta nghĩ đến cảnh tế lễ thời
thượng cổ, và giả thuyết trống là một nhạc cụ dùng cho việc tế lễ là một giả
thuyết hợp lý.
Khi tâm lý bị khích động, con người ta có thể diễn tả hay biểu lộ bằng tay
chân, thân thể. Những điệu vũ, điệu múa đầu tiên xuất phát từ những cảm xúc
này, diễn tả bằng thân hình. Âm thanh và điệu bộ kết hợp cho ta vũ và nhạc.
Nhạc và vũ thường đi cùng với nhau...
Tiếng trống trầm hùng, hay buồn bã chậm rãi, theo nhịp đập nhặt khoan,
cũng có thể là những thúc giục tâm lý, khiến người nghe muốn vùng lên, đứng
dậy, bước tới. Và nhảy múa, hát mừng hay than khóc, hay ca ngợi... trong các
âm thanh, tiếng trống nhịp nhàng đều đặn có lẽ cũng gần với nhịp đập của con
tim, khi ta còn thơ dại áp đầu bên ngực mẹ, hay sớm hơn, khi còn là bào thai
mà tiềm thức đã tiếp nhận nhịp tim đều đặn của người mẹ cưu mang, khiến ta
bồi hồi xúc động, hay muốn vươn mình nhảy múa. Trống được đưa từ nơi tế tự
vào nghệ thuật âm nhạc từ đó.
Trước khi khoa học hiện đại ra đời, người ta mới chỉ có thể truyền tin
bằng tai bằng mắt. Bằng mắt còn có giới hạn, hay vì cách trở không gian quá
xa, hay vì bị che khuất giữa nguồn phát tin và nơi tiếp nhận. Bằng tai, người ta
thấy xa hơn, và không bị che khuất. Trống được sử dụng làm vật truyền tin
bằng âm thanh. Trống trận được dùng cho nhu cầu thông tin trong chiến trận.
Trống trận vì vậy vừa là phương tiện truyền tin, vừa là vật gây tác động tâm lý,
cổ võ tinh thần của người ra trận.
Nghệ thuật dùng trống của chúng ta trong việc tế lễ, ca vũ, hay thông tin
và khích động tinh thần trong chiến đấu đã phát triển như thế nào trong quá khứ,
chúng ta chỉ còn biết một cách khá lờ mờ. Nếu có, ta nhớ nhiều về trống chầu
hơn trống trận.
Mà có phải là vì chúng ta đã không có "nước thanh bình ba trăm năm cũ" đâu?
Cái gì chứ chiến tranh thì ta không thiếu. Có lẽ vì những đổi khác, những tiến
bộ của kỹ thuật truyền tin trong trận mạc, ta đã quên mất nhiều điều về trống
trận tổ tiên đã từng sử dụng trong mấy ngàn năm qua.
Ðã vậy, về trống trận Tây Sơn, ta biết, hay nhớ, còn ít hơn nữa. Thời Tây
Sơn, có Phan Huy Ích nổi danh văn học, và đứng bên Ngô Thì Nhậm, ông còn
nổi danh là một nhà ngoại giao nữa. Nhưng, ít người để ý là Phan Huy Ích cũng
đã từng cầm quân. Trước khi Quang Trung ra Thăng Long đại phá quân Mãn
Thanh, Phan Huy Ích đã từng cầm quân đi bắt Nguyễn Hữu Chỉnh. Ngày chuẩn
bị, ông đem theo một trống trận, đục thủng một đầu. Ðịnh để nhốt Chỉnh vào
trống giải về Kinh đô.
Hoàng Lê Nhất thống chí có chép sự kiện này, nhưng không cho biết chi
tiết là cái trống đó lớn chừng nào. Ta lại đành phải đoán là lớn lắm. Ðủ to để
giam Chỉnh vào đó. Và sự kiện trên cũng cho ta biết trống trận không phải do
Tây Sơn phát minh ra.
Nhưng trống trận Tây Sơn thì rõ là một nét văn hóa độc đáo của vùng
Bình định, điểm xuất phát nghĩa quân, vào năm 1771. Theo lời kể của dân
chúng Bình định, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ đều là những người giỏi võ.
Không chỉ giỏi về công phu và nghệ thuật, mà còn đặc biệt quan tâm đến việc
hệ thống hóa kiến thức về võ thuật tại địa phương. Nguyễn Lữ từng tổng kết
kinh nghiệm võ thuật cùng việc theo dõi từng thế đá của gà chọi (Hùng Kê
quyền), khẩu quyết được phổ thành một bài thơ cho dễ nhớ dễ tập. Cũng tại
vùng Tây Sơn, binh lính Tây Sơn còn sử dụng trống trận trình bày nhạc võ
(nhạc của võ nghệ, không phải nhạc dùng trong vũ múa) để khích động tinh
thần ba quân.
Võ nhạc Tây Sơn nổi tiếng với bốn bài Luyện Quân, Xuất Quân, Công
Thành và Khải Hoàn. Bài luyện Quân đánh trong lúc tập luyện, giữ nhịp chuyển
bộ cho đều. Bài Xuất Quân đánh với tiếng thôi thúc dồn dập để tăng khí thế
chiến đấu. Bài Công Thành được trổi lên trong biết bao đợt Tây Sơn lâm trận,
công phá thành lũy đối phương. Bài Khải Hoàn với những tiếng vui tươi làm
phấn khởi quân binh sau khi chiến thắng.
Võ nhạc Tây Sơn sử dụng trống là nhạc cụ chính. Ngoài ra còn kèn, đàn
nhị và thanh la não bạt. Trống trận Tây Sơn gồm một bộ 12 cái, phải chăng để
tượng trưng cho 12 giáp hay 12 tháng trong năm? Bộ trống được dựng thành
dàn, theo thứ tự ba hàng từ lớn đến nhỏ. Bốn trống lớn, đường kính khoảng 40
phân tây đứng hàng đầu. Sau đó là 4 trống nhỡ, quãng 30 phân, sau cùng là bộ
trống nhỏ,cỡ 20 phân, cũng bốn cái. Người cử trống đánh cả hai tay, và cùi chỏ,
cùng hai dùi trống (gọi là roi), dài khoảng 30 phân, đánh cả hai đầu. Ðưa hai tay
lên múa là có thể đánh cả bốn mặt trống hay tang trống một lúc.
Vào một bài trống, người thiện nghệ có thể gây cảnh mưa rào thác đổ, khi
nhặt khi khoan, khi dồn dập bức tim, khi hào hùng phấn chấn. Xem người múa
trống đã là một cái thú. Múa là chữ đúng nhất vì người đánh trống vừa đánh
vừa di chuyển chứ không ngồi một chỗ như nhạc công tấu nhạc.
Trước 1975, tại Sài gòn, mình còn được thấy Trịnh Toàn múa trống, nên
còn mường tượng ra được ít nhiều thế nào là một bài múa trống và thế nào là
một dàn trống của thời xưa. Nay thì chỉ còn là kỷ niệm... Từ trống Ðông sơn
đến trống trận Tây Sơn...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D THIẾT KẾ, CHẾ TẠO VÀ KHẢO NGHIỆM MÁY GIEO HẠT KHÍ ĐỘNG KIỂU TRỐNG HÀNG HẸP Nông Lâm Thủy sản 1
D CÓ HAY KHÔNG KHOẢNG TRỐNG QUYỀN LỰC TRONG CÁCH MẠNG THÁNG 8/1945 Lịch sử Việt Nam 0
M Đánh giá sinh học các vùng đất trống đồi trọc thông qua đất và thảm thực vật theo các cấp độ sử dụng Luận văn Sư phạm 0
D Điều tra tập đoàn cây có khả năng phủ xanh đất trống trên núi đá vôi nhằm bảo vệ môi trường và phát Luận văn Sư phạm 0
C nghề làm trống ở đồng bằng sông Hồng (nghiên cứu trường hợp làng trống Đọi Tam, xã Đọi Sơn, huyện Du Văn hóa, Xã hội 2
D Xung đột môi trường giữa các nhóm xã hội ở làng trống Đọi Tam, Đọi Sơn, Duy Tiên, Hà Nam Văn hóa, Xã hội 0
Y Nghiên cứu về việc sử dụng các hoạt động khoảng trống thông tin trong việc cải thiện kỹ năng nói cho Ngoại ngữ 0
A Sử dụng hoạt động khoảng trống thông tin để thúc đẩy động lực học và sự tham gia của sinh viên trong Ngoại ngữ 0
P Chỉ có một con trống thôi Vui Cười Chém Gió 1
T Hãy chép mẫu đơn dưới đây vào vở và điền các nội dung cần thiết vào chỗ trống. Văn học thiếu nhi 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top