bautroicuasao

New Member

Download miễn phí Tiểu luận Tư tưởng của Ngô Thì Nhậm về con người và giáo dục con người





Xây dựng đất nước văn hiến là đặc điểm lịch sử của dân tộc ta. Văn
hiến - sự phát triển của văn hóa, giáo dục và sự phong phú về nhân
tài -là niềm tự hào, đích phấn đấu, cội nguồn sức mạnh của dân tộc
Việt Nam. Nguyễn Trãi đã từng khẳng định điều đó trong Đại cáo
bình Ngô: “Xét như nước Đại Việt ta, thật là một nước văn hiến”.
Sau Nguyễn Trãi gần bốn trăm năm, Ngô Thì Nhậm đã tự hào tuyên
bố về nền văn hiến Đại Việt. Ông đã kế thừa và phát huy được cách
đúc kết lịch sử hay nhất dựa vào “văn hiến” của tiền nhân khi cho
rằng: “Nước Việt ta lấy văn hiến dựng nước”



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Đặc biệt, ông chỉ ra vai trò to lớn của điều
kiện kinh tế và giáo dục đối với sự hình thành và thay đổi bản tính
con người. Nhận thức được tính quy luật của sự phát triển xã hội,
Ngô Thì Nhậm có những tư tưởng mang tính chất chiến lược về giáo
dục và trọng dụng hiền tài. Với những đóng góp của mình, ông “mãi
mãi là ngôi sao sáng trên bầu trời Việt Nam, làm vẻ vang cho giống
nòi”.
Ngô Thì Nhậm (1746 - 1803) là một trong những nhà tư tưởng tiêu
biểu trong lịch sử dân tộc. Sống trong thời kỳ của những chuyển
biến xã hội hết sức lớn lao và nhanh chóng vào cuối thế kỷ XVIII -
đầu thế kỷ XIX, ông đã có những cống hiến quan trọng đối với sự
phát triển đất nước và của lịch sử tư tưởng Việt Nam. Cuộc đời và sự
nghiệp của Ngô Thì Nhậm đã được nhiều học giả quan tâm nghiên
cứu trên những phương diện khác nhau. Tuy nhiên, trên bình diện
lịch sử triết học và tư tưởng giáo dục thì cần thiết phải làm sáng tỏ
hơn nữa những đóng góp quý báu của ông về vấn đề con người, giáo
dục con người và trọng dụng nhân tài trong sự nghiệp chấn hưng đất
nước.
1. Về vấn đề con người
Trong toàn bộ tư tưởng của mình, vấn đề con người được Ngô Thì
Nhậm quan tâm trước hết. Tiếp thu truyền thống tư tưởng phương
Đông nhưng ông đã có những kiến giải mới mẻ, độc đáo về vấn đề con
người, thể hiện trí tuệ của một nhà triết học. Bàn về vấn đề con người,
Ngô Thì Nhậm chú trọng tới sự sinh thành và bản tính con người.
1.1.Về sự sinh thành con người
Ngô Thì Nhậm lý giải sự sinh thành con người dựa trên những tư
tưởng triết học của Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo. Trong Trúc
Lâm tông chỉ nguyên thanh, sự hình thành con người được ông đề
cập tương đối rõ nét. Xuất phát từ quan điểm trong Kinh Dịch: “Trời
và người cùng chung một lý”- (“Lý” ở đây được hiểu như là quy luật
vận hành tự nhiên của trời đất và muôn vật – N.B.C), ông coi sự xuất
hiện của con người là do trời sinh ra. Nhưng khi nhìn nhận về sự
sinh, diệt theo lẽ tự nhiên của con người thì ông lại chịu ảnh hưởng
của Phật giáo. Ông cho rằng, sự nhận thức về lẽ sinh - diệt của con
người tất thảy “đều từ cái Tâm của con người tạo ra”. Mặc dù luận
điểm này thể hiện rõ tính duy tâm, thần bí, nhưng khi kiến giải về
mối quan hệ giữa ý (thuộc ý thức, tinh thần) với xúc (thuộc về cơ
thể, vật chất) trong con người, Ngô Thì Nhậm đã có những kiến giải
tinh tế. Theo ông, “người nào không có ý, không có xúc thì không
thấy cái đó”, tức là không thể nhận thức được Tâm - cái tạo ra sự
sinh, diệt trong con người. Mặt khác, ông thừa nhận hình thể của con
người là do hình và khí tạo nên; do đó, không thể không bị quy luật
sinh diệt chi phối. Ông nói: “Người thì có hình, có khí (chất), đã bị
hạn chế ở trong hình và khí thì ai mà vô sinh được và ai mà vô diệt
được?”(1). Ngoài việc xem hình, khí tạo nên con người, ông còn chú ý
tới ảnh hưởng của điều kiện sinh hoạt thường ngày, đặc biệt là yếu tố
dinh dưỡng đối với cơ thể con người. Ông viết: “cái thân của mình ta là
do tinh khí tụ hợp, còn cái bộ dạng là do sự nhiễm tập ở nơi ăn ở, hay
do sự thay đổi trong cách bồi dưỡng tẩm bổ”(2). Ở đây, tuy quan điểm
còn thô sơ, song cũng cho thấy đó là một cách nhìn thực tế.
Không chỉ lý giải về sự sinh thành con người, Ngô Thì Nhậm còn
quan tâm giải thích mối quan hệ giữa tinh thần và thân thể trong con
người. Từ quan điểm của Nho giáo: “Tinh khí cấu tạo ra vật”, ông
cho rằng: “Tinh thần cất giấu ở trong thân thể, thân thể là đồng một
chất với trời đất”. Theo ông, thân thể là cái có giới hạn, còn “tinh
thần thì không tiêu tan”; có như thế, con người “mới giữ được cái
chân tướng của mình”. Do quan niệm tinh thần là yếu tố đầu tiên có
trước thân thể, tinh thần mới là cái tồn tại lâu dài nên Ngô Thì Nhậm
khuyên con người hãy giữ gìn và coi trọng tinh thần: “Sống thì giữ
trang trọng, chết thì giữ rất nghiêm túc”. Ông nói tiếp: “Thân thể
người ta đồng chất với trời đất, có tinh thần mới có cái thân thể này.
Nếu biết giữ gìn trang nghiêm thì được cùng trời đất lâu dài vậy”(3).
Lý luận trên cho thấy, ông đã bước sang lĩnh vực lẽ sống của con
người, một lĩnh vực mà con người cần rèn luyện.
Như vậy, trong quan niệm về sự sinh thành con người, Ngô Thì
Nhậm đã thể hiện như một nhà triết học. Mặc dù vẫn chưa thể vượt
ra khỏi khuôn mẫu truyền thống cũ, nhưng ông đã có những kiến
giải sâu sắc, mới mẻ, đặc biệt là nhận định về ảnh hưởng của cách
thức sinh sống và điều kiện dinh dưỡng đối với cơ thể con người.
1.2. Về bản tính con người
Bàn về bản tính con người, hầu hết các nhà tư tưởng Việt Nam ít
nhiều đều chịu ảnh hưởng của các học thuyết triết học phương Đông
truyền thống. Ngô Thì Nhậm cũng không phải là ngoại lệ. Xuất phát
từ quan điểm Nho giáo về “thiên tính”, “nhân tính”, ông quan niệm
“mệnh” - “thiên tính” là cái toàn thể, rộng lớn như biển cả, bao quát
như đất trời còn “tính người” thì rất nhỏ. Tính người “chỉ là một vốc
nước con trong biển”, được chứa đựng trong cái toàn thể - mệnh.
Điều đáng chú ý là, trong tư tưởng của mình, ông đã nhấn mạnh sự
tác động của các yếu tố xã hội đến việc thay đổi bản tính con người.
Khi bàn về bản tính con người, trước hết, Ngô Thì Nhậm tiếp cận
trên cơ sở tự nhiên của nó. Ông gọi đó là “Thiên tính tự nhiên”.
Từ quan điểm triết học “vạn vật đồng nhất thể”, ông cho rằng, con
người cũng như vạn vật “đều có thiên tính tự nhiên của nó”(4). Vậy
thiên tính tự nhiên là gì? Ông trích dẫn Kinh Thư: “Trời sinh con
người có Dục” và lý giải: với con người, “Dục là tính [tự nhiên], nó
ở trong nhật dụng thường hành, như đói thì muốn ăn, khát thì muốn
uống, không có không được”(5). Theo đó, ngay từ khi sinh ra, con
người được đã có tính tự nhiên - dục, mà dục được hiểu theo nghĩa là
những nhu cầu tự nhiên của con người, do vậy việc đáp ứng những
nhu cầu ấy là tất yếu trong quá trình tồn tại và phát triển của họ. Ở
đây, khi nhìn nhận con người trong chính bản tính tự nhiên vốn có của
nó, ông đã tuyệt đối hóa cái thiên tính tự nhiên đó. Ông cho rằng,
“lòng người chẳng qua là lòng dục mà thôi”.
Chịu ảnh hưởng sâu sắc của Tống Nho, Ngô Thì Nhậm đã chỉ rõ mối
quan hệ giữa “tính trời” và “tình người”. Ông nói: “Trời cho người cái
tâm có tính thường. Có cái tính của trời thì có cái tình của người”.
Cũng như Tống Nho chủ trương “Tồn thiên lý, diệt nhân dục”, Ngô Thì
Nhậm chủ trương xóa tất cả mọi dục vọng để “Tâm” được tuyệt đối
trong sáng. Khi đề cao tuyệt đối cái thiên tính, ông còn yêu cầu con
người phải diệt bỏ mọi dục vọng ngay cả trong ý nghĩ của mình. Theo
ông, khi nhận thức, nếu “trong lòng chỉ một khối thiên lý, không hề có
một mảy nhân dục riêng tâ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và chiến lược trồng người Văn hóa, Xã hội 0
D Slide Nội dung cơ bản của tư tưởng lão tử, rút ra ý nghĩa Văn hóa, Xã hội 0
D Nét tương đồng về tư tưởng của thach lam và nam cao trong truyện ngắn trước cách mạng tháng tám Luận văn Sư phạm 0
D Tìm hiểu sự vận dụng của Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản trong việc chỉnh đốn và đổi mới Đảng hiện nay Môn đại cương 0
D tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và sự vận dụng của đảng ta, liên hệ bản thân Y dược 0
D Tư tưởng Hồ Chí Minh về những chuẩn mực đạo đức cách mạng và sự vận dụng tư tưởng đó và xây dựng đạo đức lối sống của sinh viên hiện nay Môn đại cương 1
D Tư tưởng triết học của phơrăngxít bêcơn và sự ảnh hưởng của nó đến nền văn minh phương tây hiện đại Môn đại cương 0
C Sự ảnh hưởng của tư tưởng giới hạn đến sự phát triển của kinh tế học hiện đại Luận văn Kinh tế 0
D Những tư tưởng cơ bản trong học thuyết "Kiêm Át" của Mặc Tử và ý nghĩa của chúng trong xây dựng đạo Văn hóa, Xã hội 0
D Sự chuyển biến tư tưởng trong quá trình sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu Văn học 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top