tangbangtroi476

New Member
Download miễn phí Đề tài Nghệ thuật lãnh đạo

Đề tài: Nghệ thuật lãnh đạo.
Đề cương chi tiết
Lời mở đầu
Phần 1: Một số lí luận cơ bản.
1.1 Lãnh đạo là gì?
1.2 Nhà lãnh đạo và vai trò của nhà lãnh đạo?
1.3 Nghệ thuật lãnh đạo.
1.3.1 Uy tín nhà lãnh đạo.
- Uy tín chức vụ
- Uy tín cá nhân
- Năng lực nhà lãnh đạo
- Năng lực tổ chức
- Năng lực sư phạm
 Hoàn thiên và phát triển năng lực lãnh đạo
1.3.2 Phẩm chất lãnh đạo
- Phẩm chất về chính trị, tư tưởng, đạo đức…
- Tính nguyên tắc
- Tính nhạy cảm, trực giác, tầm nhìn xa…
- Đúng mực, tự chủ, có văn hóa…
1.3.3 Kỹ năng lãnh đạo
- Kỹ năng giao tiếp
- Kỹ năng ra quyết định
- Kỹ năng thuyết phục…
- Kỹ năng lập kế hoạch…
1.3.4 Phong cách lãnh đạo
- Phong cách độc đoán chuyên quyền
- Phong cách dân chủ
- Phong cách tự do
Phần 2: Thực trạng và liên hệ thực tế về một nhà lãnh đạo nổi tiếng: Billgate
2.1 Thực trạng lãnh đạo tại Việt Nam.
2.2 Liên hệ thực tế: Billgate
Phần 3: Đề xuất giải pháp nâng cao tính “nghệ thuật lãnh đạo”.
Kết luận














Phần bài thuyết trình
Lời mở đầu
Lãnh đạo là một nghệ thuật kích thích con tim và khối óc của những con người bình thường để đạt được những kết quả phi thường. Nói như vậy cho thấy, để trở thành một nhà lãnh đạo không hề dễ dàng mà đó là cả một nghệ thuật.
Phần 1: Một số lí luận cơ bản.
1.1 Lãnh đạo là gì?
Lãnh đạo là một trong những khái niệm quan trọng nhất trong khoa học về tổ chức - nhân sự .Lãnh đạo được xác định như một nghệ thuật, một quá trình tác động đến con người sạo cho họ có ý thức tự nguyện và nhiệt tình phấn đấu để đạt được các mục tiêu của tổ chức
1.2 Nhà lãnh đạo và vai trò của nhà lãnh đạo?
Nhà quản trị là người làm việc trong tổ chức, được giao nhiệm vụ điều khiển công việc của người khác và chịu trách nhiệm trước kết quả hoạt động của những người đó. Nhà quản trị là người lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra con người, tài chính, vật chất và thông tin trong tổ chức sao cho có hiệu quả để giúp tổ chức đạt mục tiêu.
Theo kết quả nghiên cứu của Henry Mintzberg vào những năm 1960, nhà quản trị phải đảm đương 10 vai trò khác nhau. Các vai trò này được chia thành ba nhóm:
Vai trò quan hệ với con người: Tổ chức mạnh khi nhiều người trong tổ chức đó đều hoạt động hướng đến mục tiêu của tổ chức. Để đạt được điều đó, nhà quản trị có vai trò hướng các thành viên của tổ chức đến mục tiêu chung vì lợi ích của doanh nghiệp.
* Vai trò đại diện: Đại diện cho công ty và những người dưới quyền trong tổ chức.
* Vai trò lãnh đạo: Phối hợp và kiểm tra công việc của nhân viên cấp dưới; Tuyển dụng, đào tạo, hướng dẫn, khích lệ nhân viên.
* Vai trò liên lạc: Quan hệ với người khác để hoàn thành công việc được giao cho đơn vị của họ.
Vai trò thông tin: Thông tin là tài sản của doanh nghiệp, do vậy quản lý thông tin cũng là một vai trò quan trọng của nhà quản trị.
* Vai trò thu thập và tiếp nhận các thông tin: Nhà quản trị có nhiệm vụ thường xuyên xem xét, phân tích bối cảnh xung quanh tổ chức để thu thập những tin tức, sự kiện có ảnh hướng tới hoạt động của tổ chức.
* Vai trò phổ biến thông tin: Phổ biến cho mọi người có liên quan tiếp xúc các thông tin cần thiết đối với công việc của họ.
* Vai trò cung cấp thông tin: Thay mặt tổ chức để đưa tin tức ra bên ngoài với mục đích cụ thể có lợi cho doanh nghiệp.
Vai trò quyết định:
* Vai trò doanh nhân: Vai trò này được thể hiện khi nhà quản trị tìm cách cải tiến hoạt động của tổ chức như việc áp dụng công nghệ mới hay điều chỉnh một kỹ thuật đang áp dụng.
* Vai trò giải quyết xáo trộn: Ứng phó với những bất ngờ làm xáo trộn hoạt động bình thường của tổ chức nhằm đưa tổ chức sớm trở lại ổn định.
* Vai trò người phân phối tài nguyên: Phân phối tài nguyên hợp lý giúp đạt hiệu quả cao. Các tài nguyên bao gồm con người, tiền bạc, thời gian, quyền hạn, trang bị hay vật liệu.
* Vai trò đàm phán: Thay mặt tổ chức để thương thuyết với những đơn vị khác cũng như với bên ngoài.
1.3 Nghệ thuật lãnh đạo.
1.3.1 Uy tín nhà lãnh đạo.
Nhà lãnh đạo là người đứng đầu của một nhóm hay một tổ chức nào đó. Vì vậy mà các nhà lãnh đạo đều phải có quyền lực và địa vị trong tay mình. Mỗi người lãnh đạo sẽ có một sự tín nhiệm của mình đối với nhân viên, cấp dưới. Sự tín nhiệm đó ta có thể hiểu là uy tín của nhà lãnh đạo. Uy tín lãnh đạo là khả năng tác động của người lãnh đạo đến những người khác( cá nhân, hay tập thể nhằm làm cho họ tin tưởng phục tùng mệnh lệnh chỉ huy một cách tự giác. Uy tín lãnh đạo gồm uy tín chức vụ và uy tín cá nhân.
- Uy tín chức vụ là cái có sẵn được tạo ra bởi chính chức vụ lãnh đạo trong cơ cấu tổ chức. Uy tín chức vụ bắt buộc mọi người phải chấp hành mệnh lệnh của người lãnh đạo, gọi là uy quyền xuất phát từ chức danh hay “ uy danh”.
- Uy tín cá nhân được tạo nên bởi sự tổng hòa các phẩm chất tâm lý của bản thân người lãnh đạo, được tập thể, xã hội thừa nhận. Uy tín cá nhân biểu hiện sự tôn trọng, tin tưởng, sự ngưỡng mộ của cấp dưới đối với lời nói, việc làm mệnh lệnh… của người lãnh đạo và từ đó họ hoàn thành nhiệm vụ một cách tự giác, xuất phát từ lòng kính phục chứ không phải vì sợ hãi.
Trong thực tiễn một nhà lãnh đạo tài ba cần kết hợp cả hai uy tín này với nhau tùy vào từng trường hợp cụ thể để giải quyết vấn đề một cách thông minh nhất.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:





xem thêm
NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO - VƯƠNG VĨNH HIỆP CHỦ TỊCH TỔNG GIÁM ĐỐC CÔNG TY TNHH LONG SINH
 

tctuvan

New Member
Re: [Free] Nghệ thuật lãnh đạo - nghệ thuật trình diễn vấn đề

Link download đã có, mời bạn xem lại ở trên nhé
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top