b0y_b4n0_o

New Member

Download miễn phí Năng lực phẩm chất người lãnh đạo trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa





Trong vô vàn các mối quan hệ, người lãnh đạo phải biết
phát hiện nhanh, chính xác các mối quan hệ chính yếu, biết nhận
rõ mối quan hệ nào là chủ đạo chi phối các mối quan hệ khác,
mà chỉ cần tác động vào đó sẽ tạo “điểm nhấn”, “khâu đột phá”
làm thay đổi các mối quan hệ khác. Biết sử dụng từng mối quan
hệ riêng lẻ, cũng như kết hợp nhuần nhuyễn nhiều mối quan hệ,
sử dụng chúng như một sức mạnh có thể thúc đẩy và chế ước lẫn
nhau, kết hợp phát huy ưu điểm, hạn chế nhược điểm, tạo ra
những quan hệ mới thuận lợi cho việc hoàn thành các nhiệm vụ đã đề ra.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Năng lực phẩm chất người lãnh đạo trong sự
nghiệp CNH, HĐH
Trong quá trình lãnh đạo, quản lý, người lãnh đạo là người
tổ chức, dẫn dắt mọi thành viên trong tập thể hướng vào mục
đích hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ. Việc có hoàn thành tốt hay
không tốt nhiệm vụ ở từng cơ quan, đơn vị phụ thuộc rất nhiều
vào phẩm chất, năng lực, phong cách của người lãnh đạo. Nghị
quyết Trung ương III (khoá VIII) xem việc bồi dưỡng, nâng cao
phẩm chất, năng lực cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo là một vấn đề
đặc biệt quan trọng trong chiến lược cán bộ của Đảng. Vấn đề
nhận diện những phẩm chất, năng lực cơ bản của người lãnh đạo
là hết sức cần thiết, góp phần làm cho công tác quy hoạch, bồi
dưỡng, bổ nhiệm, điều động, sắp xếp, bố trí cán bộ khoa học,
hợp lý, đúng đắn hơn, nhất là trong giai đoạn CNH, HĐH hiện
nay. Phẩm chất, năng lực người lãnh đạo được thể hiện qua các
tiêu chí cơ bản:
1. Có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành với lý
tưởng cách mạng, với Chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ
Chí Minh.
Bản lĩnh chính trị được thể hiện qua sự kiên định lập
trường giai cấp công nhân, kiên trì, vững bước trong công cuộc
đổi mới, có ý thức và khả năng đấu tranh bảo vệ quan điểm
đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Không dao động
và dám đối mặt với mọi khó khăn, thách thức do cuộc sống đặt
ra, theo đuổi đến cùng mục tiêu, lý tưởng của Đảng, Bác Hồ và
nhân dân ta: Độc lập dân tộc gắn với CNXH. Có tinh thần độc
lập tự chủ, sáng tạo, thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí công
vô tư, có ý thức tổ chức kỷ luật cao, có quan hệ mật thiết với
nhân dân. Bản lĩnh đó không chỉ là ý chí của riêng người lãnh
đạo mà nó phải được lan toả, thấm vào từng thành viên trong tổ
chức, từ đó tạo ra một tập thể đoàn kết, thống nhất, trên dưới
một lòng, đạp bằng khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ đề ra.
2. Có tư duy lãnh đạo.
Tư duy lãnh đạo được thể hiện ở ba khía cạnh cơ bản: Có
thế giới quan duy vật biện chứng và phương pháp luận khoa học
vững chắc để làm giàu tri thức của mình bằng kho tàng tri thức
mà nhân loại đã sáng tạo, đúc kết. Hiểu rõ và phân định được
các tri thức tự nhiên, xã hội, chính trị, kinh tế, văn hoá... đồng
thời biết liên kết các tri thức tạo ra sức mạnh tổng hợp để giải
quyết thoả đáng một vấn đề nào đó, đem lại hiệu quả cao. Khả
năng đem các tri thức mà mình thu lượm, góp nhặt lại vào giải
quyết tốt các vấn đề mà thực tiễn cuộc sống, tập thể, cơ quan,
đơn vị đang phải quan tâm giải quyết.
3. Có năng lực định hướng hoạt động cho cả tập thể đáp
ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Người lãnh đạo phải vạch ra được mục tiêu hoạt động cho
tổ chức, bộ máy của mình một cách rõ ràng, cụ thể trong từng
thời kỳ, đồng thời đoán định được tình hình, dự báo được những
gì sẽ và sắp xảy ra trong tương lai. Để làm được điều này, người
lãnh đạo phải hiểu sâu lĩnh vực mình phụ trách, từ đó biết khơi
gợi, lôi cuốn cộng sự cùng suy nghĩ, cùng sáng tạo trong quá
trình thực hiện mục tiêu đã định. Khi quyết định một việc nào
đó phải thể hiện rõ bản lĩnh, chính kiến của mình. Người lãnh
đạo không chỉ giỏi chuyên môn mà còn phải có kiến thức tổng
hợp, kiến thức thực tiễn phong phú.
4. Có năng lực tổ chức.
Đó là khả năng hình thành một tổ chức có cơ cấu hợp lý,
trong đó các thành viên biết làm việc khoa học, sáng tạo, có khả
năng nắm bắt nhanh nhạy các vấn đề mới nảy sinh, đủ sức tham
mưu cho lãnh đạo ra các quyết định nhanh chóng, kịp thời,
chính xác. Trên cơ sở hiểu rõ năng lực, sở trường của từng
người, từ đó bố trí đúng người đúng việc, làm cho mọi cá nhân
phát huy tối đa năng lực, sở trường của họ tránh được tình trạng
“trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”, hay bố trí cán bộ theo kiểu
“thợ mộc thì bảo đi xây nhà, thợ nề thì bảo đi đóng tủ”. Người
lãnh đạo phải có khả năng thu thập, phân tích, tổng hợp và xử lý
thông tin một cách nhanh chóng, ra quyết định lãnh đạo đúng
đắn, kịp thời, phù hợp với hoàn cảnh và các tình huống khác
nhau.
5. Có năng lực xử lý đúng đắn các mối quan hệ.
Trong vô vàn các mối quan hệ, người lãnh đạo phải biết
phát hiện nhanh, chính xác các mối quan hệ chính yếu, biết nhận
rõ mối quan hệ nào là chủ đạo chi phối các mối quan hệ khác,
mà chỉ cần tác động vào đó sẽ tạo “điểm nhấn”, “khâu đột phá”
làm thay đổi các mối quan hệ khác. Biết sử dụng từng mối quan
hệ riêng lẻ, cũng như kết hợp nhuần nhuyễn nhiều mối quan hệ,
sử dụng chúng như một sức mạnh có thể thúc đẩy và chế ước lẫn
nhau, kết hợp phát huy ưu điểm, hạn chế nhược điểm, tạo ra
những quan hệ mới thuận lợi cho việc hoàn thành các nhiệm vụ
đã đề ra.
6. Có nghệ thuật giao tiếp, ứng xử linh hoạt, khoa học.
Lãnh đạo là sự tác động đến con người bằng nhiều cách và
cách khác nhau, trong đó khả năng giao tiếp, ứng xử
không chỉ là thành tố của năng lực lãnh đạo mà còn là một nghệ
thuật để nâng cao hiệu quả của hoạt động lãnh đạo. Đó là khả
năng tiếp xúc với các loại đối tượng bằng các cách khác nhau,
trong những điều kiện và những phương tiện khác nhau. Đó là
khả năng hiểu được tư tưởng của đối tượng tiếp xúc, “đọc” được
tâm trạng, diễn biến tư tưởng, tình cảm của họ. Với những biện
pháp và hình thức khác nhau, người lãnh đạo phải làm cho ý
định, tư tưởng, ý chí đúng đắn của mình được người khác tiếp
nhận và biến thành hành vi của họ trong thực hiện chủ đích
mình đã vạch ra. Trong giao tiếp, ứng xử, người lãnh đạo phải
biết kiềm chế sự nóng nảy, những hành động vội vàng, tạo được
sự thông cảm và lòng mến yêu của mọi người đối với mình.
Trong mọi trường hợp, người lãnh đạo bao giờ cũng phải làm
chủ được mình, làm chủ được tình hình. V.I.Lênin từng nhắc
nhở: Vô luận trong trường hợp nào những người cộng sản cũng
phải giữ trái tim của mình luôn luôn nóng, còn bộ óc luôn luôn
lạnh. Khi bộ óc đã bình tĩnh, thận trọng, có trí tuệ cao thì các
quyết định đưa ra hoàn toàn chính xác, khả năng thành công rất
lớn.
7. Độ lượng, nhân hậu, yêu thương cấp dưới.
Chỉ có tấm lòng yêu thương thật sự, hết lòng vì mọi người
với phương châm “nghiêm khắc mà khoan dung, thấu tình, đạt
lý”, nắm bắt, hiểu rõ tâm tư, nguyện vọng của cấp dưới thì
người lãnh đạo mới được sự ủng hộ của nhân viên dưới quyền,
mới tạo ra môi trường giao tiếp cởi mở, chân tình. Từ đó mới
thật sự phát huy được dân chủ, tạo ra một tập thể vững mạnh,
đoàn kết, thống nhất, có khả năng hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ.
Những phẩm chất trên, hợp thành năng lực người lãnh đạo. Nó
là tiền đề và điều kiện tối cần thiết để người lãnh đạo dẫn dắt
người dưới quyền.
THANH TOÀN
Phó Chánh Văn phòng Tỉnh uỷ Ninh Bình
...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H Nâng cao năng lực cạnh tranh tiêu thụ sản phẩm tại công ty Bia - NGK Hà Tĩnh Luận văn Kinh tế 0
M Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm đồ gỗ Việt Nam trên thị trường Nhật Bản Luận văn Kinh tế 0
R Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm điện thoại di động của công ty TNHH Samsung electronics trên t Luận văn Kinh tế 0
H Giải pháp Marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh hướng về xuất khẩu sản phẩm may mặc sang thị t Luận văn Kinh tế 0
Q Quản lý chất lượng sản phẩm trong các doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh Luận văn Kinh tế 0
F Một số giải pháp phát triển sản phẩm nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng dệt kim Đông Xuâ Luận văn Kinh tế 0
C Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex trong lĩnh vực phát triển sản phẩm Luận văn Kinh tế 0
C Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm internet băng thông rộng của công ty VDC Luận văn Kinh tế 0
B Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm ô tô chở khách của Tổng công ty công nghiệp ô tô Việ Luận văn Kinh tế 0
A Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm của Công ty Cổ phần May 40 Hà Nội Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top