duongvq2003

New Member

Download miễn phí Tiểu luận Sự khủng khoảng của tiểu thuyết đánh giá tiểu thuyết Việt Nam Đương Đại





Trong những cuộc tranh luận về tiểu thuyết và số phận của nó, có hai cách nhìn đối lập nhau. Một bộ phận cho rằng: “tiểu thuyết với tư cách một thể loại văn học đã kiệt quệ, trong sự phát triển của nó, nó đang đi vào ngõ cụt, đang tiêu vong”7. Một số khác có quan niệm lạc quan: “với tư cách là hình thức giàu sức chứa đựng nhất cả về tư tưởng lẫn về nghệ thuật, tiểu thuyết, trong những mẫu mực ưu tú của nó đã và sẽ không mất chỗ đứng xứng đáng của nó, sức tác động của nó đến ý thức và tình cảm con người”8.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VĂN HỌC
TIỂU LUẬN
SỰ KHỦNG KHOẢNG CỦA TIỂU THUYẾT
ĐÁNH GIÁ TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI
Sự khủng khoảng của tiểu thuyết đánh giá tiểu thuyết Việt Nam Đương Đại
Giảng viên : PGS.TS Nguyễn Trường Lịch
Học viên thực hiện : Vũ Thị Vân
Lớp : Cao học K51 Văn
Hà Nội -2007
Cuộc sống vẫn đêm ngày “đánh” vào văn chương “trăm nghìn lớp sóng”(chữ dùng của Chế Lan Viên) và những đợt sóng ấy đã tạo nên những bước thăng trầm của văn học mọi thời đại. Trong sự thai nghén và sinh nở của các thể loại văn học, cho đến nay, tiểu thuyết được coi là đứa con sinh sau đẻ muộn. Nhưng có lẽ vì thế mà nó nhận được sự “chăm chút đầy kinh nghiệm” từ các đấng sinh thành.
Song hành cùng các thể loại khác vượt con đường “băng hoại của thời gian” (Sêđrin), liệu tiểu thuyết có đủ sinh lực và “sức đề kháng” để trường tồn? Bước sang thế kỷ XX, trên văn đàn thế giới diễn ra hàng loạt các cuộc tranh luận về “Số phận của tiểu thuyết” và gần đây tại Việt Nam, câu hỏi “tiểu thuyết đang ở đâu?” đã trở thành nỗi niềm khắc khoải của các nhà phê bình nói chung và các nhà tiểu thuyết nói riêng. Đi tìm câu trả lời cho câu hỏi đó là mục đích thôi thúc người viết cầm bút…
Tiểu thuyết là gì? nó có phải là sự kéo dài của truyện ngắn như một số người quan niệm? Cuộc du hành của tiểu thuyết trên mọi nẻo đường bắt đầu từ “đôi chân”. Trên hành trình ấy, tiểu thuyết cũng giống như các bộ môn nghệ thuật khác, nó phản ánh hiện thực, nói như nhà triết học cổ đại Arixtốt thì “nghệ thuật là sự bắt chước hiện thực”. Tiểu thuyết ra đời “khi những đường nét cuộc sống tư bản bộc lộ rõ rệt” và được đánh dấu từ “Đôn-ki-hô-tê” - “tất cả có từ Cesvantes”. Tiểu thuyết được coi là sử thi của xã hội Tư bản. Tiểu thuyết đích thực cũng giống như sử thi, đòi hỏi một cảm giác toàn vẹn, một quan điểm toàn vẹn đối với cuộc sống, đối với chất liệu nhiều mặt mà nội dung biểu hiện trong các tình huống cá nhân vốn là cái tạo thành tiêu điểm của toàn bộ chỉnh thể. Stendhal cho rằng: “Tiểu thuyết là tấm gương đi rong trên đường cái, phản chiếu cả sắc thanh thiên của bầu trời lẫn rác rưởi trên đường. Vậy xin đừng kết tội tấm gương nếu nó phản ánh bùn lầy” (Đỏ và đen), Gôgôn cũng đồng tình với quan niệm trên khi ông lên tiếng: “chớ nên chê cái gương nếu thấy miệng anh méo mó”.
Bàn về tiểu thuyết, Bêlinxki viết: “tiểu thuyết là sự phân tích nên thơ đời sống xã hội”, Balzăc nói: “tiểu thuyết là những tấn kịch tư sản, tiểu thuyết sẽ không là gì cả nếu trong lời nói tôn nghiêm ấy nó không chính xác trong những chi tiết”. Alfred de Vigny thì cho rằng: “Lịch sử là tiểu thuyết mà nhân dân là tác giả. Nhân vật được tạo ra bằng cách tập hợp những nét rảI rác trong cả ngàn cá nhân được khảo sát một cách toàn diện”. Theo G.de Maupassant: “Nếu nhà tiểu thuyết hôm qua chọn và kể về những khủng hoảng của cuộc sống, những trạng thái gay gắt của tâm hồn, của trái tim thì nhà tiểu thuyết ngày nay viết lịch sử của trái tim, của tâm hồn, của trí tuệ ” và “tiểu thuyết là nhà văn tạo ra cho người đọc một ảo tưởng về hiện thực”. Georges Sand lại tâm sự: “chúng tui tin rằng sứ mệnh của nghệ thuật là sứ mệnh của tình cảm và tình yêu, rằng tiểu thuyết hôm nay cần thay thế cho những truyện ngụ ngôn thời kỳ ấu trĩ”. “Tiểu thuyết là công trình tưởng tượng một câu chuyện văn xuôi hay những chuyện tưởng tượng xảy ra, sáng tác và sắp đặt để người đọc ham thích” (Từ điển Larouse) hay “tiểu thuyết là nơi lưu giữ hình dáng cuộc đời” (Từ điển Compton’s). Mục đích của tiểu thuyết “là tả lại cái có thật một cách nên thơ” theo Francois Mauriac. Milan Kundera thì khẳng định: “tiểu thuyết khảo sát không phải hiện thực mà khảo sát cuộc sống, cuộc sống không phải là những gì diễn ra, mà cuộc sống là vùng các khả năng của con người, tất cả những gì con người có thể trở nên, tất cả những gì con người có thể”. Robert lại nói: “tiểu thuyết là những chuyện về những nhân vật có khát vọng. Viết trong vô thức.”* Theo những tư liệu từ PGS.TS Nguyễn Trường Lịch.
… Còn rất nhiều những quan niệm khác nhau về tiểu thuyết, nhưng với phạm vi hạn chế, bài viết chỉ xin trích dẫn một số ý kiến tiêu biểu và gẫn gũi.
Tiểu thuyết ra đời cùng với những biến động của xã hội, chính sự phức tạp của xã hội đã tạo nên những phức tạp trong tiểu thuyết. Vì thế, bước sang những năm cuối thế kỷ XX, hàng loạt các cuộc tranh luận về “số phận của tiểu thuyết” đã diễn ra trên khắp các địa hạt của tiểu thuyết. Tạp chí Anh Books and Bookmen (năm 1963) đã đăng tải cuộc tranh luận đó mà chúng ta có thể tổng luận ngắn gọn như dưới đây.
Tiểu thuyết “khủng hoảng”? Tiểu thuyết đã chết? Hay tiểu thuyết đang phát triển? Engux Uylxơn nói: “Nếu chỉ nói đến sản phẩm sách thì tui chưa thấy một hình thức nghệ thuật nào phổ cập hơn tiểu thuyết. Còn nếu đề cập đến những hình thức tác động nghệ thuật khác thì rõ ràng gần đây tiểu thuyết đã phải nhường bước cho điện ảnh và truyền hình, xét về tính phổ cập. Là một hình thức nghệ thuật nghiêm túc, tiểu thuyết đã lớn lên từ chủ nghĩa cá nhân Tin Lành sau đó tiến tới chủ nghĩa nhân đạo. Cá nhân là trung tâm của toàn bộ siêu hình học; đén bây giờ một sức mạnh chưa từng thấy đang lấn át nó, song tui vẫn cảm giác quá sớm để buồn rầu vì sức mạnh đó đang ngự trị - mà ngược lại, rõ ràng tiểu thuyết giữ được vị trí của nó và, còn gì tốt đẹp hơn là nó vẫn toả sáng rực rỡ ánh vinh quang như ở thế kỷ thứ 19 và vẫn còn làm sống lại chủ nghĩa cá nhân”1 Các tác giả nước ngoài, Số phận của tiểu thuyết, Nxb Tác phẩm mới, 1983, tr.11-12.
. Giôn Brâyn thì hơi lưỡng lự: “văn học - đó là một thứ mà những đoán hơi xác định một chút thôi, cũng khó lòng làm được. Có thể tiên đoán những biến đổi xã hội hay kinh tế nhưng bao giờ cũng sẽ còn mở ngỏ một câu hỏi: những biến đổi đó ảnh hưởng ở mức độ nào đến sự phát triển của tiểu thuyết.”2 Sđd, tr.13
Nhưng cuối cùng ông cũng khẳng định: “Dù sao chăng nữa tui cũng không thấy dấu hiệu gì chứng tỏ tiểu thuyết đang mất ý nghĩa là một thể loại văn học chủ chốt”3 Sđd, tr.13
. Kingxly Emix cũng cho rằng tiểu thuyết không khủng hoảng: “Không, tui không cảm giác tiểu thuyết đang lâm vào tình trạng bị đe doạ; vô luận thế nào đi nữa, giữa các thể loại văn học khác, tui không thấy thể loại nào là địch thủ của nó, dù ta chưa rõ những biến đổi xã hội trong tương lai sẽ ảnh hưởng đến nó ra sao. Ắt hẳn những biến đổi ấy phải lớn lao lắm mới tước đoạt được vị trí hàng đầu của tiểu thuyết.”4 Sđd tr.15
Philip Toinby còn e dè: “tui không dám nói tiểu thuyết đang hấp hối nhưng tui tin rằng trong tương lai nó sẽ tách ra ít nhất cũng là hai biến thức về mặt thể loại”5 Sđd tr.17
, nhưng ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
E Sự ứng phó của Trung Quốc trước cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á (1997-1998) - Những tác độ Lịch sử Thế giới 0
H Pháp luật quốc tế về chống khủng bố và việc hoàn thiện bộ luật hình sự Việt Nam : Luận văn ThS. Luật Luận văn Luật 1
L Tội khủng bố trong luật hình sự Việt Nam Luận văn Luật 2
B [Free] Nguyên nhân, diễn biến của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á năm 1997 và sự ảnh hưởng Luận văn Kinh tế 0
B Sự cấp thiết của vai trò lãnh đạo sau khủng hoảng Tài liệu chưa phân loại 0
T Tìm hiểu nguyên nhân sự khủng hoảng kinh tế tài chính ở Đông Nam Á Tài liệu chưa phân loại 0
H Sự phát triển lý luận tái sản xuất xã hội do mác thực hiện trong lịch sử các học thuyết kinh tế với việc nhận thức vấn đề khủng hoảng kinh tế hiện nay Tài liệu chưa phân loại 2
G Khủng hoảng tài chính Mỹ - Nguyên nhân và sự ảnh hưởng đến Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 2
B Thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam về chống khủng bố Tài liệu chưa phân loại 0
R Sự khủng hoảng và triển vọng phát triển của chủ nghĩa xã hội trong thời đại ngày nay Tài liệu chưa phân loại 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top